Người Cơ tu

Người Cơ tu
Tên tự gọi: Cơ Tu.

Tên gọi khác: Ca Tu, Ka Tu.

Dân số: 61.588 người (Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009).

Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc ngôn ngữ Môn - Khơ Me (ngữ hệ Nam Á), gần gũi với tiếng Tà Ôi, Bru - Vân Kiều. Chữ viết ra đời từ thời kỳ trước năm 1975, trên cơ sở dùng chữ La-tinh để phiên âm, nhưng nay ít người sử dụng.

Lịch sử: Người Cơ Tu cư trú lâu đời ở miền núi tây bắc tỉnh Quảng Nam, tây nam tỉnh Thừa Thiên Huế, liền khoảnh với địa bàn phân bố tộc Cơ Tu bên Lào. Họ thuộc số cư dân cư trú lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên.

Hoạt động sản xuất: Làm rẫy là chính, canh tác theo lối phát cây bằng rìu và dao quắm, rồi đốt, sau đó dùng gậy chọc lỗ để tra hạt giống, làm cỏ bằng cái nạo có lưỡi sắt uốn cong, tuốt lúa bằng tay. Rẫy đa canh, xen canh và cứ sau vài vụ lại bỏ hoá một thời gian dài trước khi canh tác tiếp. Mỗi năm chỉ gieo trồng một vụ.
Vật nuôi chủ yếu là trâu, lợn, chó, gà. Song, nguồn thực phẩm hàng ngày chủ yếu do hái lượm, săn bắn và đánh bắt cá đưa lại. Nghề thủ công chỉ có dệt vải và làm gốm (đồ đất nung) ở một số nơi phía giáp biên giới Việt - Lào; riêng đan lát phát triển rộng khắp. Kinh tế hàng hoá hạn hẹp, hình thức trao đổi vật đến nay vẫn thông dụng.

Phương tiện vận chuyển: Gùi đeo sau lưng nhờ đôi quai quàng vào hai vai. Có loại gùi đan dày, gùi đan thưa, với các cỡ thích hợp với người dùng. Ðàn ông có riêng loại gùi ba ngăn (gùi cánh dơi).
 
Nhà Gươl là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Cơ Tu
Nhà Gươl là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Cơ Tu

Ăn: Người Cơ Tu thường ngày ăn cơm tẻ, ngày lễ hội có thêm cơm nếp. ¡n bốc là tập quán cổ truyền. Họ thích các món nướng, ướp và ủ trong ống tre, uống nước lã (nay nhiều người đã dùng nước chín), rượu mía, rượu tà- vạk (chế từ một loại cây rừng, họ dừa) và rượu làm từ gạo, sắn v.v... Họ hút thuốc lá bằng tẩu.

Mặc: Người Cơ Tu ưa chuộng nhất bộ y phục bằng vải dệt nền đen có hoa văn bằng chì, thứ đến hoa văn bằng cườm trắng. Ðàn ông quấn khố, thường ở trần. Ðàn bà mặc váy ống. Nếu váy dài thì che từ ngực trở xuống, nếu váy ngắn thì thân trên mặc áo không ống tay; ngày lễ hội có thêm thắt lưng nền trắng mộc. Loại vải tấm lớn dùng để choàng, quấn và đắp.

: Người Cơ Tu sống tập trung ở các huyện Hiên, Giằng (tỉnh Quảng Nam) và các huyện Phú Lộc, A Lưới (Thừa Thiên Huế). Họ ở nhà sàn, mái uốn khum ở hai hồi tựa dáng mai rùa. Ðầu đốc nhà thường nhô lên một đoạn khau cút đơn giản. Trước kia trong nhà có nhiều cặp vợ chồng và con gái cùng sinh sống, thường là các gia đình của những anh em trai với nhau. Toàn bộ nhà ở trong làng dựng thành một vòng, quây quanh khoảng trống ở giữa. Mỗi làng có ngôi nhà chung gọi là Gươl, cao lớn và đẹp nhất. Ðó là nơi hội họp và sinh hoạt công cộng.
Vỏ cây là trang phục truyền thống của người Cơ Tu
Vỏ cây là trang phục truyền thống của người Cơ Tu

Quan hệ xã hội: Quan hệ cộng đồng dân làng khá chặt chẽ. Làng là một đơn vị dân cư trên một địa vực nhất định và riêng biệt, tự quản dựa vào tập tục, đứng đầu là ông "già làng" được nể trọng. Sự phân hoá xã hội chưa sâu sắc. Gia tài được xác định bằng chiêng ché, trâu, đồ đeo trang sức, vải.

Cưới xin: Nhà trai phải tốn của cải nộp cho nhà gái và tổ chức cưới. Việc lấy vợ phải trải qua các bước nghi thức: Hỏi, đính hôn, lễ cưới và sau này, khi đã khá giả thường tổ chức thêm lễ cưới lần nữa. Phổ biến hình thức con trai cô lấy con gái cậu, vợ goá lấy anh hoặc em chồng quá cố. Quan hệ hôn nhân một chiều: Nếu nhà A đã gả con gái cho nhà B thì nhà B không được gả con gái cho nhà A. Trước kia những người giàu thích tổ chức "cướp vợ".

Sinh đẻ: Người phụ nữ đẻ trong chòi dựng sau nhà hoặc đẻ ngay cạnh bếp lửa trong nhà, có vài phụ nữ giúp. Cái nhau bỏ vào vỏ bầu hoặc gói bằng vải, lá chuối chôn ở phía sau nhà. Sau 3 - 4 ngày hoặc một tuần sản phụ có thể đi làm. Qua vài ba tháng mới đặt tên cho đứa bé.

Ma chay: Quan tài độc mộc bằng loại gỗ tốt được chôn kín hoặc không lấp đất. Nhà khá giả thì quàn tử thi dài ngày hơn, đám ma có mổ trâu, nhà mồ làm bằng gỗ đẹp, cầu kỳ, có nhiều hình trang trí đẽo tạc và vẽ. Người Cờ Tu có tục "dồn mồ". Sau ít năm mai táng, khi tang gia đã chuẩn bị đủ điều kiện kinh tế, phải tập trung hài cốt của tang gia trong làng cùng tiến hành một ngày.

Thờ cúng: Trong đời sống cá nhân, gia đình và của làng, có rất nhiều lễ cúng gắn với sản xuất, sức khoẻ... Lễ cúng nhỏ chỉ cần tế bằng gà, thậm chí dùng trứng gà; lớn hơn thì dùng lợn; cao hơn nữa là dùng trâu; xưa kia cao nhất dùng máu người. Theo người Cờ Tu, đối với các siêu nhiên, máu con vật hiến sinh quan trọng đặc biệt. Làng có thể có vật "thiêng" (thường là hòn đá) được cất giữ ở ngôi nhà chung, như một thứ bùa. Một số cá nhân cũng có loại bùa này.

Lễ tết: Lớn hơn cả là lễ đâm trâu (của làng cũng như của từng nhà), lễ "dồn mồ". Ăn tết theo làng, vào khoảng tháng giêng, tháng hai dương lịch, sau mùa tuốt lúa, trước hết có các nghi lễ cúng quải tại nhà và nhà công cộng. Tết cũng là dịp ăn uống và đón tiếp khách vui vẻ. Nay nhiều nơi tổ chức Tết vào dịp tết Nguyên đán.

Lịch: Người Cơ Tu tính ngày trong tháng theo chu kỳ thay đổi hình dạng của mặt trăng. Căn cứ vào đó để họ đặt tên cho từng ngày. Cho nên, có những ngày cùng một tên gọi. Theo kinh nghiệm và quan niệm dân gian, có ngày trồng sắn, khoai sẽ nhiều củ; có ngày trồng cà, ớt sẽ sai quả; có ngày nên dựng nhà, cưới hỏi...

Văn nghệ: Người Cơ Tu có nhiều truyện cổ kể về sự tích, về xã hội con người, về sự phát sinh các dòng họ... Trong lễ hội thường trình diễn múa tập thể: nữ múa Dạ dạ, nam múa Ting tung. Nhạc cụ thường thấy là bộ chiêng 3 chiếc, cồng 1 chiếc, trống, sáo, đàn, nhị. Phụ nữ tài nghệ trong việc dệt các đồ án hoa văn bằng sợi màu trang trí với các hoạ tiết hình học phân bố và kết hợp khéo léo, chì và cườm trên vải. Nam giỏi trong điêu khắc trang trí ở nhà mồ, nhà công cộng, với những hình đầu trâu, chim, rắn, thú rừng, gà... cũng như trong việc vẽ hoa văn trang trí trên cây cột buộc con trâu tế. Người Cờ Tu có những điệu hát riêng của mình.

Theo cema.gov.vn

Dân tộc Cơ Tu Dân tộc Cơ Tu

Tên tự gọi: Cơ Tu.

Tên gọi khác: Ca Tu, Ka Tu.

Dân số: 61.588 người (Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009).

Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc ngôn ngữ Môn - Khơ Me (ngữ hệ Nam Á), gần gũi với tiếng Tà Ôi, Bru - Vân Kiều. Chữ viết ra đời từ thời kỳ trước năm 1975, trên cơ sở dùng chữ La-tinh để phiên âm, nhưng nay ít người sử dụng.

Lịch sử: Người Cơ Tu cư trú lâu đời ở miền núi tây bắc tỉnh Quảng Nam, tây nam tỉnh Thừa Thiên Huế, liền khoảnh với địa bàn phân bố tộc Cơ Tu bên Lào. Họ thuộc số cư dân cư trú lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên.

Hoạt động sản xuất: Làm rẫy là chính, canh tác theo lối phát cây bằng rìu và dao quắm, rồi đốt, sau đó dùng gậy chọc lỗ để tra hạt giống, làm cỏ bằng cái nạo có lưỡi sắt uốn cong, tuốt lúa bằng tay. Rẫy đa canh, xen canh và cứ sau vài vụ lại bỏ hoá một thời gian dài trước khi canh tác tiếp. Mỗi năm chỉ gieo trồng một vụ.

Vật nuôi chủ yếu là trâu, lợn, chó, gà. Song, nguồn thực phẩm hàng ngày chủ yếu do hái lượm, săn bắn và đánh bắt cá đưa lại. Nghề thủ công chỉ có dệt vải và làm gốm (đồ đất nung) ở một số nơi phía giáp biên giới Việt - Lào; riêng đan lát phát triển rộng khắp. Kinh tế hàng hoá hạn hẹp, hình thức trao đổi vật đến nay vẫn thông dụng.

Phương tiện vận chuyển: Gùi đeo sau lưng nhờ đôi quai quàng vào hai vai. Có loại gùi đan dày, gùi đan thưa, với các cỡ thích hợp với người dùng. Ðàn ông có riêng loại gùi ba ngăn (gùi cánh dơi).

Ăn: Người Cơ Tu thường ngày ăn cơm tẻ, ngày lễ hội có thêm cơm nếp. Ăn bốc là tập quán cổ truyền. Họ thích các món nướng, ướp và ủ trong ống tre, uống nước lã (nay nhiều người đã dùng nước chín), rượu mía, rượu tà-vạk (chế từ một loại cây rừng, họ dừa) và rượu làm từ gạo, sắn v.v... Họ hút thuốc lá bằng tẩu.

Mặc: Người Cơ Tu ưa chuộng nhất bộ y phục bằng vải dệt nền đen có hoa văn bằng chì, thứ đến hoa văn bằng cườm trắng. Ðàn ông quấn khố, thường ở trần. Ðàn bà mặc váy ống. Nếu váy dài thì che từ ngực trở xuống, nếu váy ngắn thì thân trên mặc áo không ống tay; ngày lễ hội có thêm thắt lưng nền trắng mộc. Loại vải tấm lớn dùng để choàng, quấn và đắp.

: Người Cơ Tu sống tập trung ở các huyện Hiên, Giằng (tỉnh Quảng Nam) và các huyện Phú Lộc, A Lưới (Thừa Thiên Huế). Họ ở nhà sàn, mái uốn khum ở hai hồi tựa dáng mai rùa. Ðầu đốc nhà thường nhô lên một đoạn khau cút đơn giản. Trước kia trong nhà có nhiều cặp vợ chồng và con gái cùng sinh sống, thường là các gia đình của những anh em trai với nhau. Toàn bộ nhà ở trong làng dựng thành một vòng, quây quanh khoảng trống ở giữa. Mỗi làng có ngôi nhà chung gọi là Gươl, cao lớn và đẹp nhất. Ðó là nơi hội họp và sinh hoạt công cộng.

Người Cơ-tu xem Gươl như biểu tượng của tình đoàn kết cộng đồng. Ảnh Khánh Nguyên.jpg
Người Cơ-tu xem Gươl như biểu tượng của tình đoàn kết cộng đồng. Ảnh Khánh Nguyên

Quan hệ xã hội: Quan hệ cộng đồng dân làng khá chặt chẽ. Làng là một đơn vị dân cư trên một địa vực nhất định và riêng biệt, tự quản dựa vào tập tục, đứng đầu là ông "già làng" được nể trọng. Sự phân hoá xã hội chưa sâu sắc. Gia tài được xác định bằng chiêng ché, trâu, đồ đeo trang sức, vải.

Cưới xin: Nhà trai phải tốn của cải nộp cho nhà gái và tổ chức cưới. Việc lấy vợ phải trải qua các bước nghi thức: Hỏi, đính hôn, lễ cưới và sau này, khi đã khá giả thường tổ chức thêm lễ cưới lần nữa. Phổ biến hình thức con trai cô lấy con gái cậu, vợ goá lấy anh hoặc em chồng quá cố. Quan hệ hôn nhân một chiều: Nếu nhà A đã gả con gái cho nhà B thì nhà B không được gả con gái cho nhà A. Trước kia những người giàu thích tổ chức "cướp vợ".

Sinh đẻ: Người phụ nữ đẻ trong chòi dựng sau nhà hoặc đẻ ngay cạnh bếp lửa trong nhà, có vài phụ nữ giúp. Cái nhau bỏ vào vỏ bầu hoặc gói bằng vải, lá chuối chôn ở phía sau nhà. Sau 3 - 4 ngày hoặc một tuần sản phụ có thể đi làm. Qua vài ba tháng mới đặt tên cho đứa bé.

Ma chay: Quan tài độc mộc bằng loại gỗ tốt được chôn kín hoặc không lấp đất. Nhà khá giả thì quàn tử thi dài ngày hơn, đám ma có mổ trâu, nhà mồ làm bằng gỗ đẹp, cầu kỳ, có nhiều hình trang trí đẽo tạc và vẽ. Người Cờ Tu có tục "dồn mồ". Sau ít năm mai táng, khi tang gia đã chuẩn bị đủ điều kiện kinh tế, phải tập trung hài cốt của tang gia trong làng cùng tiến hành một ngày.

Thờ cúng: Trong đời sống cá nhân, gia đình và của làng, có rất nhiều lễ cúng gắn với sản xuất, sức khoẻ... Lễ cúng nhỏ chỉ cần tế bằng gà, thậm chí dùng trứng gà; lớn hơn thì dùng lợn; cao hơn nữa là dùng trâu; xưa kia cao nhất dùng máu người. Theo người Cờ Tu, đối với các siêu nhiên, máu con vật hiến sinh quan trọng đặc biệt. Làng có thể có vật "thiêng" (thường là hòn đá) được cất giữ ở ngôi nhà chung, như một thứ bùa. Một số cá nhân cũng có loại bùa này.

Lễ tết: Lớn hơn cả là lễ đâm trâu (của làng cũng như của từng nhà), lễ "dồn mồ". Ăn tết theo làng, vào khoảng Tháng Giêng, Tháng Hai dương lịch, sau mùa tuốt lúa, trước hết có các nghi lễ cúng quải tại nhà và nhà công cộng. Tết cũng là dịp ăn uống và đón tiếp khách vui vẻ. Nay nhiều nơi tổ chức Tết vào dịp tết Nguyên đán.

COTU2.jpg
Đồng bào Cơ Tu trong ngày hội. Ảnh: Khánh Nguyên

Lịch: Người Cơ Tu tính ngày trong tháng theo chu kỳ thay đổi hình dạng của mặt trăng. Căn cứ vào đó để họ đặt tên cho từng ngày. Cho nên, có những ngày cùng một tên gọi. Theo kinh nghiệm và quan niệm dân gian, có ngày trồng sắn, khoai sẽ nhiều củ; có ngày trồng cà, ớt sẽ sai quả; có ngày nên dựng nhà, cưới hỏi...

Văn nghệ: Người Cơ Tu có nhiều truyện cổ kể về sự tích, về xã hội con người, về sự phát sinh các dòng họ... Trong lễ hội thường trình diễn múa tập thể: nữ múa Dạ dạ, nam múa Ting tung. Nhạc cụ thường thấy là bộ chiêng 3 chiếc, cồng 1 chiếc, trống, sáo, đàn, nhị. Phụ nữ tài nghệ trong việc dệt các đồ án hoa văn bằng sợi màu trang trí với các hoạ tiết hình học phân bố và kết hợp khéo léo, chì và cườm trên vải. Nam giỏi trong điêu khắc trang trí ở nhà mồ, nhà công cộng, với những hình đầu trâu, chim, rắn, thú rừng, gà... cũng như trong việc vẽ hoa văn trang trí trên cây cột buộc con trâu tế. Người Cờ Tu có những điệu hát riêng của mình.

Theo cema.gov.vn

Có thể bạn quan tâm