Nét độc đáo lễ Sene Neak Ta của người Khmer ở Bình Phước

Vào khoảng giữa tháng 4 đến đầu tháng 5 hằng năm, tức vào đầu mùa mưa, đồng bào dân tộc Khmer ở Bình Phước lại tổ chức lễ Sene Neak Ta. Đây là hoạt động nhằm thể hiện niềm tin, lòng biết ơn của người dân trong ấp đối với thần linh đã che chở, phù hộ bà con trong sản xuất , có cuộc sống ấm no và hạnh phúc.

Theo quan niệm của đồng bào Khmer, Sene Neak Ta “thường gọi là ông Tà”, là vị thần trông coi từng khu vực lớn, nhỏ, từ thửa ruộng đến địa phận phum, sóc (hay còn gọi là ấp) bảo hộ cuộc sống và sức khỏe cho con người.

Già làng Lâm Uông ở xã Nha Bích (huyện Chơn Thành) cho biết, Lễ hội Sene Neak Ta có nhiều loại, tùy theo phạm vi ảnh hưởng mà người Khmer chia thành Sene Neak Ta của phum, sóc. Mỗi Neak Ta thường có miếu thờ riêng, bên trong miếu, thờ hình tượng Neak Ta. Hình tượng Neak Ta là những hòn đá to, nhỏ. Neak Ta không chỉ là thần bảo hộ mà còn là vị thần có thể chữa bệnh, xét xử, giải quyết tranh chấp. Trước kia, khi có mâu thuẫn xảy ra họ thường đến miếu Sene Neak Ta để giải quyết bằng cách thề thốt trước sự chứng giám của ông Tà.

Net doc dao le Sene Neak Ta cua nguoi Khmer o Binh Phuoc hinh anh 1Bà con đồng bào Khmer diễu hành trong lễ hội Sene Neak Ta. Nguồn:baobinhphuoc.com.vn

Tùy từng khu vực và phạm vi ảnh hưởng của Neak Ta mà việc cúng được tổ chức lớn hay nhỏ. Đơn cử như ở xã Nha Bích vừa qua, có 3 ấp tổ chức lễ hội chung. Lễ có sự tham gia của nhiều người với lễ vật như con gà, vịt, bánh trái… Ngoài ra, lễ vật cũng phong phú hơn mỗi khi đoàn diễu hành đến từng nhà thường được chủ nhà cho con gà, chai rượu, nải chuối xiêm hay trái dừa, cơm, muối, gạo, hoa quả, bánh trái…

Mỗi năm, không khí lễ hội trở nên đông hơn với cả ngàn người tham gia, trong đó thanh thiếu niên chiếm số lượng lớn. Trong lúc đoàn diễu hành đi đến từng nhà, đi qua các trục đường chính, những người được hóa trang thành nhân vật rất riêng, đeo mặt nạ... luôn tạo ra các trò vui cười cùng tiếng trống, kèn, kèm theo đó là nước được hắt liên tục vào đám đông đang diễu hành tạo nên không khí vui nhộn.

Sau khi đi qua các nhà, những con đường trong ấp, đoàn diễu hành đến một nhà đã được chọn trước khi lễ diễn ra. Các già làng cùng những người lớn tuổi thực hiện theo nghi thức truyền thống. Người đại diện cho bà con báo cáo với Neak Ta tình hình sản xuất trong năm vừa qua, đồng thời dâng vật phẩm cúng trả lễ Sene Neak Ta và cầu xin ông tiếp tục che chở, bảo vệ dân làng khỏe mạnh, phù hộ cho bà con sản xuất vụ mùa sau đạt hiệu quả cao hơn.

Tiếp theo, đoàn diễu hành cùng người đại diện mang các lễ vật, tiến đến miếu thờ Neak Ta. Tất cả người tập trung tại miếu Neak Ta, những người đại diện bày các vật phẩm và thực hiện các nghi lễ truyền thống và cùng chúc người dân tốt lành, bình an, may mắn...

Người đại diện cho người dân trong làng sẽ đem vật phẩm chia nhau cho mọi người thưởng thức, hưởng lộc để làm lễ cầu an. Trong đó, cầu những người đã khuất phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa vụ bội thu, xua tan đi những điều không may, những ưu phiền, bệnh tật và ước muốn vạn sự như ý, nhà nhà có cuộc sống vui khỏe, ấm no hơn.

Sau khi cầu an xong, đoàn diễu hành tiếp tục đi 3 vòng miếu với mong muốn thần linh tiếp tục che chở, phù hộ cho sản xuất được mùa để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Lúc đó mọi người cùng nhau múa, hát những điệu truyền thống của đồng bào Khmer.

Net doc dao le Sene Neak Ta cua nguoi Khmer o Binh Phuoc hinh anh 2Trẻ em được những người lớn tuổi cột chỉ tay cầu an trong ngày lễ hội. Nguồn:baobinhphuoc.com.vn

Trong ngày lễ, nơi đây không chỉ có riêng đồng bào Khmer mà còn có sự giao lưu, chung vui của các dân tộc khác đang sinh sống trên địa bàn. Anh Lâm Đại ở xã Nha Bích cho biết, hằng năm anh cùng chung vui trong lễ hội Sene Neak Ta. Lễ hội giúp mọi người sau một năm lao động vất vả gặp gỡ vui chơi, gắn kết nhau trong cộng đồng hơn.

Bà Lâm Thị Tây xã Nha Bích phấn khởi vì văn hóa đặc sắc của dân tộc mình vẫn đang được lưu giữ. “Năm nào, tôi cũng tham gia cùng mọi người nên rất vui. Khi có dịch bệnh, bà con tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch, không tập trung đông người. Lễ thường diễn ra tại phum, sóc nên rất tiết kiệm, đảm bảo an ninh trật tự. Hầu hết mọi người tham gia với ý nghĩa cầu an, cầu mưa thuận gió hòa, thời tiết thuận lợi, bình an cho gia đình, họ hàng”, bà Lâm Thị Tây chia sẻ.

Sene Neak Ta là một lễ hội, một sinh hoạt văn hoá dân gian truyền thống của người Khmer mang đậm bản sắc văn hóa riêng. Đồng thời, lễ hội thể hiện niềm tin của con người vào thiên nhiên, thể hiện sự đoàn kết trong cộng đồng không chỉ riêng dân tộc Khmer mà tất cả dân tộc khác trên địa bàn sinh sống.

K GỬIH

Tin liên quan

Lễ Vào năm mới - nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Khmer

Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hiện có khoảng trên 1,3 triệu người Khmer sinh sống. Trong quá trình lao động sản xuất, hội nhập và phát triển, đồng bào Khmer vẫn lưu giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc, góp phần xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc. Lễ Chol Chnam Thmay còn gọi là lễ Vào năm mới là một trong những di sản văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer đã và đang được gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị.


Gia huấn ca nữ của người Khmer Nam Bộ

Gia huấn ca nữ là loại hình văn hóa độc đáo có giá trị giáo dục sâu sắc, được đúc kết từ những lời dạy của Phật dành cho phụ nữ và trở thành chuẩn mực đạo đức trong đời sống tinh thần của người Khmer Nam Bộ.


Sắc màu Lễ Kathina của người Khmer Nam Bộ

Trong khoảng thời gian từ giữa tháng 11 đến ngày 15 tháng 12 theo lịch Khmer, người Khmer Nam Bộ thường tổ chức lễ Kathina (dâng y) nhằm cầu sức khỏe, bình an và những điều tốt lành.


Nghệ thuật Dù kê của người Khmer Nam Bộ

Sân khấu Dù kê có vai trò và giá trị to lớn, là di sản văn hóa độc đáo phục vụ nhu cầu giải trí, hưởng thụ văn hóa của người Khmer, là nơi để người Khmer gửi gắm tâm tư, tình cảm đến với cộng đồng các dân tộc anh em khác trên dải đất Nam Bộ.


Dân tộc Khmer

Người Khmer sống ở đồng bằng sông Cửu Long, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Tây Nam bộ và tụ cư trên 3 vùng môi sinh lớn: vùng đồng bằng nội địa, vùng phèn mặn ven biển, vùng đồi núi Tây nam giáp biên giới Campuchia. Người Khmer trước đây ở nhà sàn, nay sống trong các ngôi nhà đất.


Nghi thức rước đại lịch của người Khmer Nam Bộ

Chôl Chnăm Thmây là một trong ba lễ hội lớn nhất trong năm của người Khmer Nam Bộ, thường diễn ra trong ba ngày. Để đánh đấu thời khắc năm cũ bước sang năm mới, người Khmer tổ chức rước đại lịch Maha Songkran (Mô-ha Soong-ko-ran) vào ngày đầu tiên của lễ hội Vào năm mới.


Thủ thỉ cùng Plung

Mới hôm nào, cứ chỗ nào còn nhìn thấy Plung-con thuyền độc mộc-là chỗ đấy êm ả. Chỗ nào còn nhìn thấy Plung là nơi đó còn có màu xanh nguyên bản, rừng chung sống với người và ngược lại. Trên thế gian này, trong mối quan hệ với thiên nhiên hẳn khó có hình ảnh nào đầy sức sống, gần gũi, sâu nặng và diễm lệ hơn hình ảnh con người với thuyền độc mộc.



Đề xuất