Quay lại
Đỏ lửa giữ nghề rèn của người Mông ở Điện Biên

Đỏ lửa giữ nghề rèn của người Mông ở Điện Biên

Nghề rèn là một trong những nghề truyền thống lâu đời, gắn với hoạt động sản xuất của người dân tộc Mông. Nghề rèn thường được người Mông thực hiện vào khoảng thời gian nông nhàn. Các sản phẩm rèn truyền thống của đồng bào dân tộc Mông rất phong phú và được nhiều người biết như: dao, rìu, liềm, thuổng, cuốc, xẻng...

vna_potal_nguoi_mong_o_dien_bien_giu_nghe_ren_truyen_thong_7476011(1).jpg
Những lò rèn đỏ lửa của người Mông ở Điện Biên. Ảnh: Xuân Tư – TTXVN

Truyền thống riêng có

Hàng trăm năm nay, nghề rèn của người Mông chủ yếu tồn tại theo hình thức cha truyền con nối. Những nghệ nhân rèn người Mông thường được sinh ra trong những gia đình có nghề rèn truyền thống. Khi sản phẩm định hình, người cha chỉ cho con biết lúc nào có thể tôi để con dao cứng mà không giòn, dẻo dai mà sắc lẹm.

Anh Thào A Lử, xã Tả Phìn, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên cho biết, anh biết đến nghề rèn từ khi còn nhỏ. Trong quá trình thực hiện, ông nội và bố đã truyền cho anh những bí quyết của nghề rèn truyền thống. Đến năm 15 tuổi, anh có thể rèn thành thạo các công cụ phục vụ nhu cầu của gia đình, sau đó làm ra các công cụ lao động để bán, mang lại thu nhập cho gia đình. Các vật dụng anh thường rèn là: cuốc, thuổng, cào cỏ, dao..., trong đó chủ yếu là dao. Theo anh Lử, sự khác biệt trong cách rèn của người Mông với các dân tộc khác và cũng là bí quyết trong nghề rèn của người Mông đó là cách tôi luyện với từng công cụ, làm sao để vừa có độ bền, vừa sắc bén.

Để làm ra được một sản phẩm tốt, những nghệ nhân nghề rèn truyền thống dân tộc Mông phải thực hiện nhiều bước, từ chuẩn bị và lấy nguyên liệu đến cắt sắt, thép, sau đó rèn công cụ, tôi, mài, tra cán, làm vỏ đựng đối với dao. Lò rèn của người Mông không cầu kỳ, chỉ cần đắp một ụ đất hoặc kê hai hàng gạch để có thể đốt than, cùng với bễ thổi gió, búa, kìm kẹp sắt, đá mài, đe sắt, chậu đựng nước, thân cây chuối tươi mới chặt, than hoa...

Nguyên liệu rèn nông cụ của người Mông chủ yếu là sắt, gang phế thải, các công cụ bằng kim loại đã cũ hoặc hỏng như nhíp ô tô, khung xe đạp... Tùy mục đích rèn nông cụ mà người Mông lựa chọn nguyên liệu. Đối với nguyên liệu sử dụng đề làm dao, liềm, dao phát, rìu... đồng bào thường sử dụng sắt (nhíp ô tô, lò xo, mảnh bom, thép xây dựng...) là loại sắt có độ dẻo, chống rỉ tốt, tạo ra những sản phẩm vừa sắc bén vừa có độ bền cao.

Ông Cứ A Khua, một nghệ nhân nghề rèn truyền thống ở xã Sính Phình, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên cho biết, để rèn được một con dao đẹp từ hình dáng cũng như sử dụng tốt, thông thường có hai cách rèn chính. Có người rèn dao từ phần chuôi trước, rồi mới đến phần lưỡi. Có người thì ngược lại, khi rèn được phần lưỡi ưng ý mới trau chuốt đến phần chuôi, đây cũng là cách rèn được áp dụng nhiều nhất. Người Mông quan niệm hình dáng của dao không quan trọng mà quan trọng là ở chất lượng. Hình dáng có thể sửa được nhưng độ sắc ngọt của dao thì chỉ rèn một lần.

Với người Mông, khâu tôi công cụ là quan trọng nhất, đây là công đoạn đánh giá chất lượng dao và tay nghề của người thợ. Đây cũng được coi là bí quyết làm nên sự khác biệt về chất lượng sản phẩm nghề rèn của người Mông với các sản phẩm nghề rèn của các dân tộc khác. Người Mông thường tôi bằng nước muối, bằng dầu nhớt hoặc bằng thân cây chuối tươi. Sau khi đã tôi xong, người Mông sẽ mài hoàn thiện và tra cán cho công cụ.

Theo các nghệ nhân rèn lâu năm, trước đây, hầu như gia đình người Mông nào cũng có một lò rèn riêng để làm ra những nông cụ và đồ dùng sinh hoạt trong gia đình. Ngày nay, công nghiệp phát triển với nhiều máy móc hiện đại, nhưng nghề rèn của những thợ thủ công vùng đồng bào người Mông trên địa bàn tỉnh Điện Biên vẫn tồn tại. Các sản phẩm rèn của người Mông vẫn nổi tiếng với độ bền, độ tinh xảo bởi truyền thống riêng có.

vna_potal_nguoi_mong_o_dien_bien_giu_nghe_ren_truyen_thong_7476015.jpg
Thợ rèn người Mông ở xã Mường Phăng, huyện Tủa Chùa, vẫn lưu giữ nghề rèn truyền thống. Ảnh: Xuân Tư – TTXVN
vna_potal_nguoi_mong_o_dien_bien_giu_nghe_ren_truyen_thong_7476013.jpg
Thợ rèn người Mông dùng thân cây chuối tươi để tôi dao. Ảnh: Xuân Tư – TTXVN
vna_potal_nguoi_mong_o_dien_bien_giu_nghe_ren_truyen_thong_7476021.jpg
Công đoạn tra cán dao. Ảnh: Xuân Tư – TTXVN
vna_potal_nguoi_mong_o_dien_bien_giu_nghe_ren_truyen_thong_7476019.jpg
Công đoạn mài dao. Ảnh: Xuân Tư – TTXVN
vna_potal_nguoi_mong_o_dien_bien_giu_nghe_ren_truyen_thong_7476078.jpg
Sản phẩm dao của những thợ rèn người Mông tỉnh Điện Biên. Ảnh: Xuân Tư – TTXVN

Gìn giữ, bảo tồn nghề truyền thống

Năm 2023, nghề rèn của người Mông tỉnh Điện Biên đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là niềm vinh dự và là động lực để mỗi người con của dân tộc Mông tỉnh Điện Biên thêm yêu quý, trân trọng nghề truyền thống được các thế hệ cha ông lưu giữ. Chính quyền địa phương và những nghệ nhân nghề rèn vẫn đang nỗ lực để gìn giữ, bảo tồn nghề truyền thống này. Mới đây, Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Điện Biên Phủ đã phối hợp với UBND xã Mường Phăng tổ chức lớp tập huấn truyền dạy nghề rèn thủ công truyền thống dân tộc Mông tại bản Lọng Háy.

Ông Lò Văn Hợp, Chủ tịch UBND xã Mường Phăng cho biết, xã đã phối hợp với các cấp, ngành tổ chức lớp học rèn cho 15 học viên, do các nghệ nhân nghề rèn xã Mường Phăng truyền dạy các công đoạn để làm dao, liềm, thuổng... Kết thúc lớp tập huấn, 100% học viên đã hoàn thành và đạt yêu cầu kế hoạch lớp học đề ra.

Theo ông Nguyễn Minh Phú, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, nghề rèn truyền thống của đồng bào dân tộc Mông là di sản cần bảo tồn nhằm tránh mai một trong sự vận động của cuộc sống đương đại. Thời gian qua, việc lựa chọn di sản này để nghiên cứu, lập hồ sơ đề nghị đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia được tỉnh đặc biệt quan tâm. Đó là một trong cơ sở để phục hồi nghề rèn truyền thống của người Mông.

Sở đã triển khai việc xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú lĩnh vực Di sản Văn hóa phi vật thể đúng quy định; phát huy vai trò nòng cốt của những người am hiểu và thực hành tốt các công đoạn của di sản; động viên, khích lệ họ tiếp tục trao truyền những phong tục, tập quán tốt đẹp cho thế hệ trẻ; hỗ trợ kinh phí cho Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú truyền dạy văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số.

Bảo tàng tỉnh Điện Biên đã sưu tầm, trưng bày hình ảnh, hiện vật liên quan tới nghề rèn truyền thống của người Mông; chiếu phim về di sản tại Bảo tàng nhằm giới thiệu, quảng bá tới du khách trong và ngoài nước đến tìm hiểu, nghiên cứu và có thể trải nghiệm thực hành di sản. Bên cạnh đó, Bảo tàng cử cán bộ nghiên cứu, phỏng vấn, ghi chép, ghi âm, ghi hình các nội dung về quy trình của nghề rèn truyền thống của người Mông để góp phần bảo tồn nét văn hóa truyền thống này trên địa bàn tỉnh.

Xuân Tư

(TTXVN)
Dân tộc Mông

Tên tự gọi: Mông, Na Miẻo.

Tên gọi khác: Mẹo, Mèo, Miếu Hạ, Mán Trắng.

Nhóm địa phương: Mông Trắng, Mông Hoa, Mông Ðỏ, Mông Ðen, Mông Xanh, Na Miẻo.

Dân số: 1.068.189 người (Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009).

Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc ngôn ngữ hệ Mông - Dao.

Hoạt động sản xuất: Nguồn sống chính là làm nương định canh hoặc nương du canh trồng ngô, lúa, lúa mạch. Nông dân có truyền thống trồng xen canh trên nương cùng với cây trồng chính là các cây ý dĩ, khoai, rau, lạc, vừng, đậu...

Chiếc cày của người Mông rất nổi tiếng về độ bền cũng như tính hiệu quả. Trồng lanh, thuốc phiện (trước đây), các cây ăn quả như táo, lê, đào, mận, dệt vải lanh là những hoạt động sản xuất đặc sắc của người Mông.

Người Mông chăn nuôi chủ yếu trâu, bò, lợn, gà, ngựa. Ngựa thồ là phương tiện vận chuyển rất có hiệu quả trên vùng cao núi đá. Con ngựa rất gần gũi và thân thiết với từng gia đình Mông.

Họ phát triển đa dạng các nghề thủ công như đan lát, rèn, làm yên cương ngựa, đồ gỗ, nhất là các đồ đựng, làm giấy bản, đồ trang sức bằng bạc phục vụ nhu cầu và thị hiếu của người dân. Các thợ thủ công Mông phần lớn là thợ bán chuyên nghiệp làm ra những sản phẩm nổi tiếng như lưỡi cày, nòng súng, các đồ đựng bằng gỗ ghép. Chợ ở vùng Mông thoả mãn vừa nhu cầu trao đổi hàng hoá vừa nhu cầu giao lưu tình cảm, sinh hoạt.

Ăn: Người Mông thường ăn ngày hai bữa, ngày mùa ăn ba bữa. Bữa ăn với các thực phẩm truyền thống có mèn mén (bột ngô đồ) hay cơm, rau xào mỡ và canh. Bột ngô được xúc ăn bằng thìa gỗ. Phụ nữ khéo léo làm các loại bánh bằng bột ngô, gạo vào những ngày tết, ngày lễ.

Người Mông quen uống rượu ngô, rượu gạo, hút thuốc bằng điếu cày. Ðưa mời khách chiếc điếu do tự tay mình nạp thuốc là biểu hiện tình cảm quý trọng. Trước kia, tục hút thuốc phiện tương đối phổ biến với họ.

Mặc: Trang phục của người Mông rất sặc sỡ, đa dạng giữa các nhóm.

Phụ nữ Mông Trắng trồng lanh, dệt vải lanh, váy màu trắng, áo xẻ ngực, thêu hoa văn ở cánh tay, yếm sau. Cạo tóc, để chỏm, đội khăn rộng vành.

Phụ nữ Mông Hoa mặc váy màu chàm có thêu hoặc in hoa văn bằng sáp ong, áo xẻ nách, trên vai và ngực đắp vải màu và thêu. Ðể tóc dài, vấn tóc cùng tóc giả.

Phụ nữ Mông Ðen mặc váy bằng vải chàm, in hoa văn bằng sáp ong, áo xẻ ngực.

Phụ nữ Mông Xanh mặc váy ống. Phụ nữ Mông Xanh đã có chồng cuốn tóc lên đỉnh đầu, cài bằng lược móng ngựa, đội khăn ra ngoài tạo thành hình như hai cái sừng.Trang trí trên y phục chủ yếu bằng đắp ghép vải màu, hoa văn thêu chủ yếu hình con ốc, hình vuông, hình quả trám, hình chữ thập.

Tuổi thơ hồn nhiên của trẻ em dân tộc Mông ở xã Vân Hồ, huyện Mộc Châu (Sơn La). Ảnh Lưu Trọng Đạt.jpg
Tuổi thơ hồn nhiên của trẻ em dân tộc Mông ở xã Vân Hồ, huyện Mộc Châu (Sơn La). Ảnh Lưu Trọng Đạt

: Người Mông quần tụ trong từng bản vài chục nóc nhà. Nhà trệt, ba gian hai chái, có từ hai đến ba cửa. Gian giữa đặt bàn thờ.

Nhà giàu thì tường trình, cột gỗ kê trên đá tảng hình đèn lồng hay quả bí, mái lợp ngói, sàn gác lát ván. Phổ biến nhà bưng ván hay vách nứa, mái tranh.

Lương thực được cất trữ trên sàn gác. Một số nơi có nhà kho chứa lương thực ở ngay cạnh nhà.

Chuồng gia súc được lát ván cao ráo, sạch sẽ.

Ở vùng cao núi đá, mỗi nhà có một khuôn viên riêng cách nhau bằng bức tường xếp đá cao khoảng gần 2 mét.

Phương tiện vận chuyển: Người Mông quen dùng ngựa thồ, gùi có hai quai đeo vai.

Quan hệ xã hội: Bản thường có nhiều họ, trong đó một hoặc hai họ giữ vị trí chủ đạo, có ảnh hưởng chính tới các quan hệ trong bản. Người đứng đầu bản điều chỉnh các quan hệ trong bản, trước kia, cả bằng hình thức phạt vạ lẫn dư luận xã hội. Dân mỗi bản tự nguyện cam kết và tuân thủ quy ước chung của bản về sản xuất, chăn nuôi, bảo vệ rừng và việc giúp đỡ lẫn nhau. Quan hệ trong bản càng gắn bó chặt chẽ hơn thông qua việc thờ cúng chung thổ thần của bản.

Người Mông rất coi trọng dòng họ bao gồm những người có chung tổ tiên. Các đặc trưng riêng với mỗi họ thể hiện ở những nghi lễ cúng tổ tiên, ma cửa, ma mụ... như số lượng và cách bày bát cúng, bài cúng, nơi cúng, ở các nghi lễ ma chay như cách quàn người chết trong nhà, cách để xác ngoài trời trước khi chôn, cách bố trí mộ...

Người cùng họ dù không biết nhau, dù cách xa bao đời nhưng qua cách trao đổi các đặc trưng trên có thể nhận ra họ của mình. Phong tục cấm ngặt những người cùng họ lấy nhau. Tình cảm gắn bó giữa những người trong họ sâu sắc. Trưởng họ là người có uy tín, được dòng họ tôn trọng, tin nghe.

Gia đình nhỏ, phụ hệ. Cô dâu đã qua lễ nhập môn, bước qua cửa nhà trai, coi như đã thuộc vào dòng họ của chồng. Vợ chồng rất gắn bó, luôn ở bên nhau khi đi chợ, đi nương, thăm hỏi họ hàng. Phổ biến tục cướp vợ.

Thờ cúng: Trong nhà có nhiều nơi linh thiêng dành riêng cho việc thờ cúng như nơi thờ tổ tiên, ma nhà, ma cửa, ma bếp. Những người biết nghề thuốc, biết làm thầy còn lập bàn thờ cúng những vị tổ sư nghề của mình. Nhiều lễ cúng kiêng cấm người lạ vào nhà, vào bản. Sau khi cúng ma cầu xin ai thường đeo bùa để lấy khước.

Học: Chữ Mông tuy được soạn thảo theo bộ vần chữ quốc ngữ từ những năm sáu mươi nhưng cho đến nay vẫn chưa thực sự phổ biến.

Lễ tết: Trong khi người Việt đang hối hả kết thúc tháng cuối cùng trong năm thì người Mông đã bước vào Tết năm mới truyền thống từ đầu tháng 12 âm lịch, sớm hơn tết Nguyên đán một tháng theo cách tính lịch cổ truyền của người Mông, phù hợp với nông lịch truyền thống.

Ngày Tết, dân làng thường chơi còn, đu, thổi khèn, ca hát ở những bãi rộng quanh làng. Tết lớn thứ hai là Tết 5 tháng năm (âm lịch). Ngoài hai tết chính, tuỳ từng nơi còn có các Tết vào các ngày 3 tháng 3, 13 tháng 6, 7 tháng 7 (âm lịch).

Các vận động viên dân tộc Mông thi đấu môn bắn nỏ tại Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc huyện Than Uyên (Lai Châu). Ảnh Quý Trung.jpg
Các vận động viên dân tộc Mông thi đấu môn bắn nỏ tại Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc huyện Than Uyên (Lai Châu). Ảnh Quý Trung

Văn nghệ: Thanh niên thích chơi khèn, vừa thổi vừa múa. Khèn, trống còn được sử dụng trong đám ma, lúc viếng, trong các lễ cúng cơm. Kèn lá, đàn môi là phương tiện để thanh niên trao đổi tâm tình.

Theo cema.gov.vn

Dân tộc Mông

Có thể bạn quan tâm

 Akŏ Dhông, "Buôn trong lòng phố"

Akŏ Dhông, "Buôn trong lòng phố"

Nằm trong lòng thành phố Buôn Ma Thuột náo nhiệt, Buôn Akŏ Dhông có diện tích 62,3 ha với 247 hộ, được xem là buôn làng đẹp nhất ở Đắk Lắk hiện nay.

Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên trong trường học

Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên trong trường học

Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk đã tích cực phối hợp cùng ngành Văn hóa triển khai nhiều chương trình, giải pháp với các hoạt động đa dạng, phong phú, mang đến cho học sinh nhiều kiến thức về nét đẹp truyền thống, giúp các em biết trân trọng, giữ gìn và lan tỏa.

Đỏ rực trời mùa hoa gạo tháng Ba

Đỏ rực trời mùa hoa gạo tháng Ba

Hoa gạo là loài hoa nở trong dịp cuối Xuân, vào tháng Ba, thời khắc báo hiệu những ngày rét chuẩn bị đi qua, nhường chỗ cho những tia nắng hạ. Cây gạo đỏ rực một vùng trời gắn liền với khung cảnh êm đềm, từ lâu trở thành linh hồn của mỗi làng quê Bắc bộ, gắn với ký ức của những người con xa quê nhớ về nguồn cội.

Nậm Nghiệp, mùa hoa sơn tra nở rộ

Nậm Nghiệp, mùa hoa sơn tra nở rộ

Từ khoảng giữa tháng 3, hoa sơn tra (táo mèo) lại nở rộ nhuộm trắng tinh khôi những đồi núi, bản làng ở xã Ngọc Chiến (huyện Mường La, Sơn La), mời gọi bước chân du khách gần xa.

Nhà trình tường, di sản văn hóa người Mông ở Hà Giang

Nhà trình tường, di sản văn hóa người Mông ở Hà Giang

Những ngôi nhà trình tường với kiến trúc cổ truyền được coi là một nét văn hoá của người Mông ở vùng Cao nguyên đá ở Hà Giang. Theo quan niệm của họ, ngôi nhà trình tường truyền thống chính là thước đo đánh giá sự giàu có của mỗi gia đình, mỗi dòng họ, đây cũng là căn cứ để xác định đâu là người Mông cư trú lâu nhất vùng.

Kỷ lục gia sưu tập kỷ vật người Hoa ở Việt Nam

Kỷ lục gia sưu tập kỷ vật người Hoa ở Việt Nam

Anh Dương Rạch Sanh, ngụ ở quận 5 đang giữ hơn 2.500 kỷ vật của người Hoa ở TP. HCM là người đang xác lập kỷ lục Việt Nam: "Người sở hữu bộ sưu tập kỷ vật của người Hoa ở Việt Nam trước năm 1975 có số lượng nhiều nhất". Đây là bộ sưu tập lưu giữ những giá trị văn hóa đặc sắc và mang dấu ấn quá trình hội nhập của cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn - Chợ Lớn

Đảng viên Quàng Văn Khóa - "người thầy” của đồng bào dân tộc Thái xã Mường Khoa

Đảng viên Quàng Văn Khóa - "người thầy” của đồng bào dân tộc Thái xã Mường Khoa

Với 75 năm tuổi đời, 46 năm tuổi Đảng, ông Quàng Văn Khóa, dân tộc Thái ở bản Khoa, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La nhiều năm qua đã dành hết tâm huyết để dạy chữ và tiếng Thái cho bà con dân bản nhằm bảo tồn và giữ gìn tiếng nói và chữ viết riêng mà nhiều dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam không có.

Hà Giang, điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách quốc tế

Hà Giang, điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách quốc tế

Hà Giang, địa danh nổi tiếng với những cung đường đèo uốn lượn, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, những bản làng mộc mạc nép mình bên triền đá ẩn giấu bao điều thú vị về văn hóa, cuộc sống chân thực của đồng bào dân tộc thiểu số đang ngày càng nổi tiếng trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới (theo dữ liệu tìm kiếm từ nền tảng du lịch số Agoda).

Triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa - Tổ quốc nơi đầu sóng"

Triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa - Tổ quốc nơi đầu sóng"

Tại quân cảng Cam Ranh, Bộ tư lệnh Vùng 4 Hải quân phối hợp với Cục Chính trị Hải quân, CLB phóng viên ảnh Hà Nội, Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa – Tổ quốc nơi đầu sóng” và “Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng – 70 năm hành trình giữ biển”. Đây là hoạt động nhân dịp 50 năm giải phóng Quần đảo Trường sa (29/4/1975) và 70 năm thành lập Hải quân Nhân dân Việt Nam (7/5/1955).

Tây Nguyên đại ngàn “mùa con ong đi lấy mật”

Tây Nguyên đại ngàn “mùa con ong đi lấy mật”

Tây Nguyên, xứ sở của những thiên sử thi đậm chất huyền thoại, vùng đất của đại ngàn xanh thẳm, nơi có những con đường uốn lượn qua những cánh rừng già, nơi những bản làng mộc mạc ẩn hiện giữa mây trời, nơi văn hóa cồng chiêng đậm đà bản sắc dân tộc hòa quyện cùng nhịp sống hiện đại luôn có sức mê hoặc lạ kỳ.

Hoa sưa Hà Nội - Nét họa tinh khôi giữa trời

Hoa sưa Hà Nội - Nét họa tinh khôi giữa trời

Khúc giao mùa của phố thường được bắt đầu từ những sắc hoa màu lá. Hoa sưa là sắc hoa của Hà Thành, hoa của tháng 3 trong tiết xuân đang dần qua êm đềm mà có lẽ chỉ có Hà Thành mới có và đậm đà như thế.

Bác sĩ Nguyễn Văn Hiệp, tấm gương sáng về y đức nơi vùng cao của Lào Cai

Bác sĩ Nguyễn Văn Hiệp, tấm gương sáng về y đức nơi vùng cao của Lào Cai

Mặc dù địa bàn là xã nghèo, khó khăn của huyện Bát Xát, đường xá đi lại vô cùng vất vả, nhất là vào mùa mưa nhưng bằng lòng yêu nghề, thương dân, bác sĩ Nguyễn Văn Hiệp đã không quản khó khăn, vất vả trở thành chỗ dựa tin cậy của đồng bào dân tộc địa phương mỗi khi đau ốm. bệnh tật.

Đặc sắc Hội voi Buôn Đôn

Đặc sắc Hội voi Buôn Đôn

Ngày 12/3/2025, tại xã biên giới Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk diễn ra Hội voi Buôn Đôn năm 2025. Đây là chuỗi hoạt động trong khuôn khổ chào mừng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975 - 10/3/2025) và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025.

Rừng hoa ban cổ thụ đẹp như cổ tích ở Nặm Cứm

Rừng hoa ban cổ thụ đẹp như cổ tích ở Nặm Cứm

Cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) chừng 50 km, bản Nặm Cứm, xã Ngối Cáy, huyện Mường Ảng có khoảng 1.200 cây hoa ban cổ thụ. Vào tháng 3 hàng năm, rừng ban cổ thụ ở Nặm Cứm bung nở trắng muốt khiến bản làng bừng sáng, đẹp như xứ sở mộng mơ.

Công an xã, điểm tựa vững chắc của người dân nơi biên cương Tổ quốc

Công an xã, điểm tựa vững chắc của người dân nơi biên cương Tổ quốc

Dìn Chin là xã vùng cao biên giới, đồng thời là một trong 10 xã nghèo và đặc biệt khó khăn của tỉnh Lào Cai với đường biên giới giáp Trung Quốc, dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc Nùng, Mông. Được sự quan tâm chính quyền và lực lượng Công an xã cùng sự đồng lòng ủng hộ nhân dân trên địa bàn, phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ đã có những bước phát triển mới.

Mãn nhãn với màn biểu diễn võ thuật, khí công của lực lượng công an nhân dân

Mãn nhãn với màn biểu diễn võ thuật, khí công của lực lượng công an nhân dân

Chiều 9/3/2025, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm, cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Cảnh vệ và Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động tổ chức nhiều màn trình diễn võ thuật, khí công cùng những tình huống giả định mô phỏng kỹ năng trấn áp tội phạm đặc sắc, mang đến cho người dân và du khách sự hứng khởi, thích thú với các màn trình diễn kỹ thuật ấn tượng, thể hiện bản lĩnh và sự tinh nhuệ điêu luyện mang đậm dấu ấn của lực lượng Công an nhân dân.

Những bóng hồng đội nắng thắng mưa luyện tập cho lễ duyệt binh

Những bóng hồng đội nắng thắng mưa luyện tập cho lễ duyệt binh

Gần 3 tháng qua, tại Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương, các thành viên đội hình Nữ Chiến sĩ Biệt động Sài Gòn, Nữ Du kích miền Nam, Nữ Dân quân tự vệ tham gia lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Vẻ đẹp cánh đồng rong biển ở Ninh Thuận

Vẻ đẹp cánh đồng rong biển ở Ninh Thuận

Cánh đồng rong biển ở thôn Từ Thiện, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) đang vào thời điểm đẹp nhất trong năm. Khi thủy triều rút, rong biển xanh mướt hiện lên trên nền bãi rạn rộng hơn 500 m và kéo dài khoảng 4km, tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.

Hợp luyện chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Hợp luyện chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 4/3/2025, tại Trung tâm huấn luyện Quân sự 4 Miếu Môn (Hà Nội), Bộ Quốc phòng tổ chức hợp luyện diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và chỉ đạo.

Chiến dịch Tây Nguyên mở ra thời cơ tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam

Chiến dịch Tây Nguyên mở ra thời cơ tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam

Chiến dịch Tây Nguyên diễn ra từ ngày 4/3 đến 3/4/1975, mở đầu cho Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 của quân và dân ta, tạo nên bước ngoặt làm thay đổi cục diện chiến tranh. Thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên đã tiêu diệt và làm tan rã một lực lượng lớn quân địch phòng ngự, tạo bước ngoặt quyết định, phát triển cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Rực rỡ sắc hoa đào ở Lùng Cúng

Rực rỡ sắc hoa đào ở Lùng Cúng

Những ngày này, đến với bản vùng cao Lùng Cúng (huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái), người dân và du khách không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của các loài hoa, nhất là sắc hồng của hoa đào mang đậm chất núi rừng Tây Bắc vào mỗi dịp đầu Xuân năm mới.

Y tế cơ sở, “xương sống” của hệ thống y tế Việt Nam

Y tế cơ sở, “xương sống” của hệ thống y tế Việt Nam

Y tế cơ sở ở Việt Nam được coi là nền tảng, xương sống của hệ thống y tế; đồng thời là tuyến đầu, "người gác cổng" của hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu, trực tiếp gần dân nhất; góp phần tăng khả năng tiếp cận của người dân đối với dịch vụ y tế ngay tại cơ sở, bảo đảm công bằng trong chăm sóc sức khỏe và giảm thấp nhất chi phí khám chữa bệnh cho người dân.