Nhờ làm nghề rèn truyền thống, anh Phạm Văn Tiến (28 tuổi) ở thôn Ngọ, xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã khởi nghiệp, phát triển kinh tế thành công và vươn lên làm giàu. Hiện cơ sở của anh có doanh thu 400 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho 60 lao động địa phương với mức lương từ 6 đến 25 triệu đồng/người/tháng.
Nghề rèn là một trong những nghề truyền thống lâu đời gắn liền với hoạt động sản xuất của người Mông ở Điện Biên. Đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân đã tạo ra nhiều sản phẩm chủ yếu là các công cụ lao động sản xuất hàng ngày như: dao, rìu, liềm, thuổng, cuốc, xẻng...
Mù Cang Chải là huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái với đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó người Mông chiếm 91%. Người Mông ở Mù Cang Chải có nhiều nghề truyền thống mang nét văn hóa độc đáo đặc trưng, trong đó có nghề rèn, đúc. Những năm gần đây, nghề rèn của người Mông nơi đây được nhiều du khách trong, ngoài nước biết đến khi gắn với các sản phẩm du lịch, từ đó mở ra hướng phát triển mới, góp phần nâng cao thu nhập của người dân cũng như bảo tồn nghề rèn truyền thống.
Đối với đồng bào Xơ Đăng ở xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) nghề rèn được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những vật dụng rèn ra, như cuốc, dao, liềm, bên cạnh để phục vụ lao động sản xuất, sinh hoạt cho gia đình, bà con còn bán hoặc đổi lấy cây sâm Ngọc Linh giống về trồng. Cứ thế, qua thời gian, nhờ nghề rèn, cuộc sống nhiều hộ gia đình dần trở nên khấm khá hơn…