Quay lại
Nét đẹp trong trang phục truyền thống phụ nữ dân tộc Cống ở Điện Biên

Nét đẹp trong trang phục truyền thống phụ nữ dân tộc Cống ở Điện Biên

Dân tộc Cống là một trong những dân tộc ít người đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Ngày nay, cùng với xu thế phát triển và hội nhập, mặc dù có nhiều thay đổi trong đời sống vật chất, tinh thần nhưng cộng đồng người Cống vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống độc đáo, đặc trưng riêng, đặc biệt là nét đẹp trong trang phục truyền thống.

vna_potal_van_hoa_soi_duong_net_dep_trong_trang_phuc_truyen_thong_phu_nu_dan_toc_cong_o_dien_bien__7390873.jpg
Phụ nữ dân tộc Cống may trang phục truyền thống. Ảnh: Xuân Tư - TTXVN

Xã Pa Thơm (huyện Điện Biên) là nơi tập trung đông đồng bào dân tộc Cống với hai bản: Púng Bon và Huổi Moi. Toàn xã có 88 hộ dân tộc Cống với hơn 400 nhân khẩu. Theo bà Vì Thì Dung, Phó Chủ tịch UBND xã Pa Thơm, những năm qua, đồng bào Cống được thụ hưởng nhiều đề án, chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số ít người, đặc biệt là Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội vùng Cống trên địa tỉnh Điện Biên”. Từ đó đã tạo được những chuyển biến tích cực trong đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận đồng bào dân tộc Cống trên địa bàn tỉnh.

Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Cống, thời gian qua, huyện Điện Biên đã phối hợp với UBND xã Pa Thơm triển khai nhiều dự án, tổ chức các lớp tập huấn về bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Cống như: Mở lớp dệt, cắt may trang phục; tổ chức Tết Hoa mào gà; mở lớp dạy múa… Qua đó, nâng cao nhận thức của nhân dân về tầm quan trọng của việc phát huy, giữ gìn nét văn hóa đặc trưng, truyền thống của dân tộc; góp phần giáo dục, truyền dạy lại cho thế hệ sau.

vna_potal_net_dep_trong_trang_phuc_truyen_thong_phu_nu_dan_toc_cong_o_dien_bien__7390878.jpg
Chiếc áo truyền thống của phụ nữ dân tộc Cống được may bằng vải dệt thủ công, nhuộm chàm. Ảnh: Xuân Tư - TTXVN
vna_potal_van_hoa_soi_duong_net_dep_trong_trang_phuc_truyen_thong_phu_nu_dan_toc_cong_o_dien_bien__7390889.jpg
Phụ nữ dân tộc Cống thành hành may trang phục dân tộc tại lớp truyền dạy làm trang phục truyền thống dân tộc Cống do Bảo tàng tỉnh Điện Biên tổ chức. Ảnh: Xuân Tư - TTXVN

Ngoài Pa Thơm, cộng đồng dân tộc Cống còn sinh sống tại bản Lả Chà (xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ) và bản Nậm Kè (xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé). Đối với người Cống, nghề làm trang phục truyền thống ra đời từ nhu cầu cuộc sống của đồng bào. Ban đầu, trang phục có vai trò bảo vệ, che chắn cho cơ thể để đối phó với thiên nhiên như: sự xâm hại của côn trùng, cái nóng, lạnh và sự thay đổi bất thường của thời tiết. Sau này, trang phục giúp tôn lên vẻ đẹp của con người. Từ đó trong quá trình làm ra trang phục, đồng bào dân tộc Cống đã biết sáng tạo ra các họa tiết, hoa văn mới.

Cùng với xu hướng phát triển chung của đất nước, sự giao lưu, hòa nhập văn hóa, trang phục dân tộc Cống hiện nay có đôi nét giống với trang phục của người Thái, Lào…, góp phần làm phong phú, đa dạng trang phục của dân nơi đây. Trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Cống khá sinh động. Đây là sản phẩm vật chất của lao động, đồng thời cũng là sản phẩm văn hóa thể hiện kỹ thuật thủ công gắn liền với khả năng thẩm mỹ và mang nét văn hóa độc đáo riêng.

vna_potal_net_dep_trong_trang_phuc_truyen_thong_phu_nu_dan_toc_cong_o_dien_bien__7390888.jpg
Phụ nữ dân tộc Cống thường mặc trang phục truyền thống vào những ngày trọng đại của bản, gia đình. Ảnh: Xuân Tư - TTXVN
vna_potal_net_dep_trong_trang_phuc_truyen_thong_phu_nu_dan_toc_cong_o_dien_bien__7390885.jpg
Phụ nữ dân tộc Cống diện trang phục truyền thống. Ảnh: Xuân Tư - TTXVN

Trang phục của phụ nữ Cống khá đơn giản, không phân biệt theo lứa tuổi, bao gồm: áo, váy, khăn và một số đồ trang sức. Chiếc áo truyền thống của phụ nữ dân tộc Cống được may bằng vải dệt thủ công của người Thái, nhuộm chàm. Áo được may bó sát người, tà áo chéo cài sang một bên sườn, ống tay dài. Hai bên tà áo được nẹp các sọc vải dệt của dân tộc màu đỏ, đen, xanh, trắng…

Váy làm từ vải bông, thường là màu nâu đậm hay màu chàm đen; được khâu bằng tay, cạp váy to có ốp vải màu xanh hoặc đen chàm. Phần thân váy thường được trang trí các họa tiết hình tam giác, kẻ sọc ngang và dọc, hình hoa màu xanh, vàng, nâu đan xen.

Khăn của người Cống được may bằng vải đen nhuộm chàm, rộng 40 cm, dài hơn 2 m, khi đội hoặc quàng gấp miếng vải thành 2 - 3 lượt tùy người thích rộng hay hẹp. Dọc hai đầu khăn được khâu theo kiểu vặn thừng thành hai đường, một đường chỉ xanh và một đường chỉ đỏ. Chiếc khăn đội đầu không chỉ để che nắng, che mưa mà còn tạo cho khuôn mặt người phụ nữ thêm tươi tắn.

vna_potal_net_dep_trong_trang_phuc_truyen_thong_phu_nu_dan_toc_cong_o_dien_bien__7390884.jpg
Những người phụ nữ lớn tuổi vẫn còn giữ gìn nghề làm trang phục dân tộc. Ảnh: Xuân Tư - TTXVN
vna_potal_net_dep_trong_trang_phuc_truyen_thong_phu_nu_dan_toc_cong_o_dien_bien__7390881.jpg
Chiếc khăn đội đầu không chỉ để che nắng, che mưa mà còn giúp khuôn mặt người phụ nữ Cống thêm tươi tắn, sinh động. Ảnh: Xuân Tư - TTXVN

Chị Nạ Thị Ban, người dân tộc Cống ở xã Pa Thơm (huyện Điện Biên) cho biết, ngày nay với cuộc sống hiện đại và để thuận tiện cho công việc nương rẫy hằng ngày, cộng đồng người Cống không thường xuyên mặc trang phục truyền thống. Bởi vậy, trang phục truyền thống chủ yếu được mặc vào các dịp trọng đại như lễ, Tết hay sự kiện của bản, gia đình. Đây là cơ hội để chị em diện những bộ trang phục truyền thống đẹp nhất với niềm tự hào về văn hóa của người dân tộc Cống.

Trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Cống xuất phát từ nhu cầu của đời sống thường ngày, thể hiện sự sáng tạo của con người, thông qua trang phục còn ẩn chứa những giá trị văn hóa tinh thần và xã hội, gắn với sinh hoạt, nếp sống văn hóa của gia đình và cộng đồng. Với cách trang trí, chắp ghép vải tinh tế, độc đáo, đường thêu hoa văn khéo léo đã thể hiện tính thẩm mỹ, lịch sử và văn hóa của dân tộc Cống. Điều này được thể hiện qua hình dáng, màu sắc các họa tiết hoa văn trên mỗi loại trang phục để phù hợp với tâm lý, giới tính, lứa tuổi.

Hiện nay, việc tạo ra những bộ trang phục truyền thống của người dân tộc Cống đã bị mai một, chỉ còn một số người cao tuổi nhớ được cách thức, quy trình làm ra những bộ trang phục của nữ giới và nam giới. Một số ít hộ dân còn giữ được những bộ trang phục mang tính truyền thống về kiểu dáng, hoa văn nhưng có sự thay đổi về chất liệu vải. Họ sử dụng chủ yếu là chất liệu vải công nghiệp được bán sẵn trên thị trường. Một số họa tiết trang trí, thêu, ghép... cũng đang dần mai một và được thay thế bởi hoa văn dệt sẵn không đúng với hoa văn truyền thống.

vna_potal_net_dep_trong_trang_phuc_truyen_thong_phu_nu_dan_toc_cong_o_dien_bien__7390880.jpg
Phụ nữ dân tộc Cống may trang phục truyền thống. Ảnh: Xuân Tư - TTXVN
vna_potal_van_hoa_soi_duong_net_dep_trong_trang_phuc_truyen_thong_phu_nu_dan_toc_cong_o_dien_bien___7391183.jpg
Phụ nữ dân tộc Cống cùng nhau may trang phục truyền thống. Ảnh: Xuân Tư - TTXVN

Theo Giám đốc Bảo tàng tỉnh Điện Biên Đặng Trọng Hà, để bảo tồn trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Cống, năm 2022, đơn vị đã mở lớp truyền dạy nghề cho các học viên từ 15 - 50 tuổi có khả năng thực hành và truyền dạy cho những người khác trong cộng đồng. Dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân am hiểu về trang phục truyền thống của dân tộc Cống, các học viên được truyền dạy thực hành cách thức hoàn thiện hai bộ trang phục của nam và nữ; bao gồm các quy trình: chuẩn bị nguyên liệu; kỹ thuật đo, cắt, khâu, chắp, ghép, can vải màu; thêu hoa văn; làm cúc và khuy áo... Đây là hoạt động thiết thực giúp cộng đồng người Cống nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc gìn giữ, phát huy bộ trang phục truyền thống nói riêng, giá trị văn hóa dân tộc nói chung.

Xuân Tư

(TTXVN)
Dân tộc Cống

Tên tự gọi: Xắm khống, Phuy A.

Dân số: 2.029 người (Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009).

Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến (ngữ hệ Hán - Tạng) gần hơn với tiếng Miến, cùng nhóm với các tiếng La Hủ, Phù Lá, Si La... Họ quen sử dụng tiếng Thái trong giao dịch hàng ngày.

Lịch sử: Người Cống có nguồn gốc di cư trực tiếp từ Lào sang.

Hoạt động sản xuất: Nguồn sống chính là làm nương, đang chuyển sang làm nương cuốc, ruộng. Hái lượm còn giữ vai trò quan trọng. Người Cống không quen dệt vải, chỉ trồng bông để đổi lấy vải của các dân tộc khác. Họ giỏi đan chiếu mây nhuộm đỏ, các đồ đựng bằng tre nứa như gùi đeo, giỏ đựng cơm, rương hòm... Chuyển xuống định cư ven sông Ðà, nên người Cống quen dần với việc sử dụng thuyền trên sông.

Ăn: Người Cống ăn cơm nếp và cơm tẻ.

Mặc: Y phục của người Cống giống người Thái. Một ít gia đình còn giữ lại vài bộ y phục truyền thống bằng vải dệt của người Lào.

: Nhà sàn ba hay bốn gian, chỉ có một cửa ra vào, một cửa sổ ở gian giữa, chạy dọc theo vách mặt chính của nhà có thêm một chiếc sàn nhỏ ít có giá trị sử dụng nhưng nhà nào cũng có là đặc trưng trong nhà người Cống.

Phương tiện vận chuyển: Người Cống quen sử dụng thuyền đi lại trên sông Ðà và gùi đeo qua trán khi đi nương, đi rẫy.

Quan hệ xã hội: Người Cống ở khá tập trung trong các làng bản có quy mô vừa và lớn. Tính cộng đồng làng bản cao. Phụ nữ có vai trò quan trọng trong gia đình cũng như xã hội.

Trong xã hội cổ truyền, chưa có sự phân hoá giai cấp, chịu sự chi phối chặt chẽ của hệ thống chức dịch người Thái.

Dân số ít song người Cống có tới 13 dòng họ khác nhau. Ða số các dòng họ mang tên Thái như: Lò, Quang, Kha... dấu vết tô tem giáo còn rõ nét với tục kiêng và thờ các loại chim muông, thú vật. Mỗi dòng họ thường có người đứng đầu với chức năng chủ trì các công việc liên quan tới đời sống tinh thần.

Cưới xin: Hôn nhân một vợ một chồng chặt chẽ. Không có đa thê, ly dị trong xã hội truyền thống.

Tục ở rể được thực hiện nghiêm ngặt, trước kia khoảng 8 - 12 năm. Lễ vật truyền thống trong lễ xin con trai tới ở rể thường vào buổi tối là gói muối, gói chè, cuộn dây gai đan chài, hay một ống rượu cần... Ngay sáng hôm sau, người con trai mang chăn, gối, con dao tới nhà gái ở rể, cũng từ đó người con gái búi tóc ngược đỉnh đầu, dấu hiệu của người đã có chồng.

Lễ đón dâu về nhà trai khi hạn ở rể đã hết, lúc đó đôi vợ chồng đã con cái đầy nhà. Của hồi môn bố mẹ cho con cái mang về nhà chồng. Nếu nhà trai người cùng bản phải cõng cô dâu về tận nhà. Trong ngày cưới, người ta không mặc quần áo mới vì có tục vẩy nước tro lên đoàn đón dâu trước khi ra về để cầu may.

Sinh đẻ: Sản phụ đẻ ngồi. Trước và sau khi đẻ phải kiêng kỵ nhiều thứ. Người Cống rất giỏi trong việc tìm kiếm lá thuốc để chăm sóc phụ nữ khi sinh nở.

Ma chay: Khi nhà có người chết, phải mời thầy mo tới làm lễ cúng đưa hồn về với tổ tiên. Việc chọn ngày chôn được coi trọng. Trong những ngày trước hôm chôn, thường phải cúng cơm cho người chết, buổi tối có các nghi thức nhảy múa truyền thống. Sau khi táng có làm nhà mồ đơn giản. Mười hai ngày sau khi chôn người chết, con cháu mới lập bàn thờ trong nhà. Con cái để tang cha mẹ bằng cách cạo trọc đầu (con trai), cắt tóc mai (con gái) và đội khăn tang cho tới khi cúng cơm mới, mới được bỏ.

Thờ cúng: Cùng với việc cúng tổ tiên 2, 3 đời theo phụ hệ là việc cúng ma bố mẹ vợ vào dịp tết. Bố chủ trì việc cúng. Nếu bố chết, mẹ thay thế. Khi anh em chia nhà ra ở riêng, mỗi người con trai lập bàn thờ cúng riêng tại nhà mình. Lễ vật cúng tổ tiên chỉ có bát gạo, ống nước và con gà. Người cúng ôm gà ngồi trước bàn thờ khấn, xong giết gà ngay tại chỗ, bôi máu vào lá dong, gói lại cài lên vách nơi thờ cúng vài ba chiếc lông gà.

Hàng năm cứ đến tháng ba âm lịch, các bản đều tổ chức lễ cúng bản trước vụ gieo hạt, các ngả đường vào bản làm cổng, cắm dấu hiệu kiêng kỵ một ngày không ai được vào bản.

Các gia đình đều làm lễ cúng trên nương trước khi kết thúc công việc tra hạt. Ðêm đó chủ nhà làm lễ cúng ở phía trên lều nương; lễ vật chỉ có cá, cua, cầu mong chim thú không phá hại; trồng vài khóm kiệu cầu xin lúa tốt, xanh tươi như khóm cây này.

Học: Việc giáo dục truyền thống thông qua kinh nghiệm truyền từ đời này sang đời khác kết hợp với thực hành.

Văn nghệ: Người Cống thường hát múa vào dịp lễ tết, nhất là trong đám cưới. Hát đối đáp giữa nhà trai và nhà gái hôm đón dâu ở chân cầu thang trước khi lên nhà thực sự là một cuộc thi hát dân gian. Trai gái, già trẻ đều vui múa trong ngày cưới. Ðặc biệt là điệu múa đầu tiên do các em gái của chàng rể trình diễn để bắt đầu cuộc vui. Họ vừa múa, vừa giơ cao các tặng vật truyền thống như con gà, con sóc, cá khô mà người anh trai tặng mình.

vna_potal_tet_hoa_mao_ga_cua_dong_bao_dan_toc_cong_o_xa_bien_gioi_pa_thom_dien_bien_7100996.jpg
Thầy cúng của bản thực hiện nghi lễ cúng trong ngày Tết hoa mào gà. Ảnh: Xuân Tư – TTXVN

Chơi: Các trò chơi tập thể như đuổi bắt, đánh khăng... được trẻ em ưa thích. Ngoài ra, chúng còn chơi các loại đồ chơi bằng tre gỗ tự chế.

Theo cema.gov.vn

Dân tộc Cống

Có thể bạn quan tâm

 Akŏ Dhông, "Buôn trong lòng phố"

Akŏ Dhông, "Buôn trong lòng phố"

Nằm trong lòng thành phố Buôn Ma Thuột náo nhiệt, Buôn Akŏ Dhông có diện tích 62,3 ha với 247 hộ, được xem là buôn làng đẹp nhất ở Đắk Lắk hiện nay.

Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên trong trường học

Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên trong trường học

Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk đã tích cực phối hợp cùng ngành Văn hóa triển khai nhiều chương trình, giải pháp với các hoạt động đa dạng, phong phú, mang đến cho học sinh nhiều kiến thức về nét đẹp truyền thống, giúp các em biết trân trọng, giữ gìn và lan tỏa.

Đỏ rực trời mùa hoa gạo tháng Ba

Đỏ rực trời mùa hoa gạo tháng Ba

Hoa gạo là loài hoa nở trong dịp cuối Xuân, vào tháng Ba, thời khắc báo hiệu những ngày rét chuẩn bị đi qua, nhường chỗ cho những tia nắng hạ. Cây gạo đỏ rực một vùng trời gắn liền với khung cảnh êm đềm, từ lâu trở thành linh hồn của mỗi làng quê Bắc bộ, gắn với ký ức của những người con xa quê nhớ về nguồn cội.

Nậm Nghiệp, mùa hoa sơn tra nở rộ

Nậm Nghiệp, mùa hoa sơn tra nở rộ

Từ khoảng giữa tháng 3, hoa sơn tra (táo mèo) lại nở rộ nhuộm trắng tinh khôi những đồi núi, bản làng ở xã Ngọc Chiến (huyện Mường La, Sơn La), mời gọi bước chân du khách gần xa.

Nhà trình tường, di sản văn hóa người Mông ở Hà Giang

Nhà trình tường, di sản văn hóa người Mông ở Hà Giang

Những ngôi nhà trình tường với kiến trúc cổ truyền được coi là một nét văn hoá của người Mông ở vùng Cao nguyên đá ở Hà Giang. Theo quan niệm của họ, ngôi nhà trình tường truyền thống chính là thước đo đánh giá sự giàu có của mỗi gia đình, mỗi dòng họ, đây cũng là căn cứ để xác định đâu là người Mông cư trú lâu nhất vùng.

Kỷ lục gia sưu tập kỷ vật người Hoa ở Việt Nam

Kỷ lục gia sưu tập kỷ vật người Hoa ở Việt Nam

Anh Dương Rạch Sanh, ngụ ở quận 5 đang giữ hơn 2.500 kỷ vật của người Hoa ở TP. HCM là người đang xác lập kỷ lục Việt Nam: "Người sở hữu bộ sưu tập kỷ vật của người Hoa ở Việt Nam trước năm 1975 có số lượng nhiều nhất". Đây là bộ sưu tập lưu giữ những giá trị văn hóa đặc sắc và mang dấu ấn quá trình hội nhập của cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn - Chợ Lớn

Đảng viên Quàng Văn Khóa - "người thầy” của đồng bào dân tộc Thái xã Mường Khoa

Đảng viên Quàng Văn Khóa - "người thầy” của đồng bào dân tộc Thái xã Mường Khoa

Với 75 năm tuổi đời, 46 năm tuổi Đảng, ông Quàng Văn Khóa, dân tộc Thái ở bản Khoa, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La nhiều năm qua đã dành hết tâm huyết để dạy chữ và tiếng Thái cho bà con dân bản nhằm bảo tồn và giữ gìn tiếng nói và chữ viết riêng mà nhiều dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam không có.

Hà Giang, điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách quốc tế

Hà Giang, điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách quốc tế

Hà Giang, địa danh nổi tiếng với những cung đường đèo uốn lượn, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, những bản làng mộc mạc nép mình bên triền đá ẩn giấu bao điều thú vị về văn hóa, cuộc sống chân thực của đồng bào dân tộc thiểu số đang ngày càng nổi tiếng trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới (theo dữ liệu tìm kiếm từ nền tảng du lịch số Agoda).

Triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa - Tổ quốc nơi đầu sóng"

Triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa - Tổ quốc nơi đầu sóng"

Tại quân cảng Cam Ranh, Bộ tư lệnh Vùng 4 Hải quân phối hợp với Cục Chính trị Hải quân, CLB phóng viên ảnh Hà Nội, Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa – Tổ quốc nơi đầu sóng” và “Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng – 70 năm hành trình giữ biển”. Đây là hoạt động nhân dịp 50 năm giải phóng Quần đảo Trường sa (29/4/1975) và 70 năm thành lập Hải quân Nhân dân Việt Nam (7/5/1955).

Tây Nguyên đại ngàn “mùa con ong đi lấy mật”

Tây Nguyên đại ngàn “mùa con ong đi lấy mật”

Tây Nguyên, xứ sở của những thiên sử thi đậm chất huyền thoại, vùng đất của đại ngàn xanh thẳm, nơi có những con đường uốn lượn qua những cánh rừng già, nơi những bản làng mộc mạc ẩn hiện giữa mây trời, nơi văn hóa cồng chiêng đậm đà bản sắc dân tộc hòa quyện cùng nhịp sống hiện đại luôn có sức mê hoặc lạ kỳ.

Hoa sưa Hà Nội - Nét họa tinh khôi giữa trời

Hoa sưa Hà Nội - Nét họa tinh khôi giữa trời

Khúc giao mùa của phố thường được bắt đầu từ những sắc hoa màu lá. Hoa sưa là sắc hoa của Hà Thành, hoa của tháng 3 trong tiết xuân đang dần qua êm đềm mà có lẽ chỉ có Hà Thành mới có và đậm đà như thế.

Bác sĩ Nguyễn Văn Hiệp, tấm gương sáng về y đức nơi vùng cao của Lào Cai

Bác sĩ Nguyễn Văn Hiệp, tấm gương sáng về y đức nơi vùng cao của Lào Cai

Mặc dù địa bàn là xã nghèo, khó khăn của huyện Bát Xát, đường xá đi lại vô cùng vất vả, nhất là vào mùa mưa nhưng bằng lòng yêu nghề, thương dân, bác sĩ Nguyễn Văn Hiệp đã không quản khó khăn, vất vả trở thành chỗ dựa tin cậy của đồng bào dân tộc địa phương mỗi khi đau ốm. bệnh tật.

Đặc sắc Hội voi Buôn Đôn

Đặc sắc Hội voi Buôn Đôn

Ngày 12/3/2025, tại xã biên giới Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk diễn ra Hội voi Buôn Đôn năm 2025. Đây là chuỗi hoạt động trong khuôn khổ chào mừng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975 - 10/3/2025) và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025.

Rừng hoa ban cổ thụ đẹp như cổ tích ở Nặm Cứm

Rừng hoa ban cổ thụ đẹp như cổ tích ở Nặm Cứm

Cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) chừng 50 km, bản Nặm Cứm, xã Ngối Cáy, huyện Mường Ảng có khoảng 1.200 cây hoa ban cổ thụ. Vào tháng 3 hàng năm, rừng ban cổ thụ ở Nặm Cứm bung nở trắng muốt khiến bản làng bừng sáng, đẹp như xứ sở mộng mơ.

Công an xã, điểm tựa vững chắc của người dân nơi biên cương Tổ quốc

Công an xã, điểm tựa vững chắc của người dân nơi biên cương Tổ quốc

Dìn Chin là xã vùng cao biên giới, đồng thời là một trong 10 xã nghèo và đặc biệt khó khăn của tỉnh Lào Cai với đường biên giới giáp Trung Quốc, dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc Nùng, Mông. Được sự quan tâm chính quyền và lực lượng Công an xã cùng sự đồng lòng ủng hộ nhân dân trên địa bàn, phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ đã có những bước phát triển mới.

Mãn nhãn với màn biểu diễn võ thuật, khí công của lực lượng công an nhân dân

Mãn nhãn với màn biểu diễn võ thuật, khí công của lực lượng công an nhân dân

Chiều 9/3/2025, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm, cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Cảnh vệ và Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động tổ chức nhiều màn trình diễn võ thuật, khí công cùng những tình huống giả định mô phỏng kỹ năng trấn áp tội phạm đặc sắc, mang đến cho người dân và du khách sự hứng khởi, thích thú với các màn trình diễn kỹ thuật ấn tượng, thể hiện bản lĩnh và sự tinh nhuệ điêu luyện mang đậm dấu ấn của lực lượng Công an nhân dân.

Những bóng hồng đội nắng thắng mưa luyện tập cho lễ duyệt binh

Những bóng hồng đội nắng thắng mưa luyện tập cho lễ duyệt binh

Gần 3 tháng qua, tại Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương, các thành viên đội hình Nữ Chiến sĩ Biệt động Sài Gòn, Nữ Du kích miền Nam, Nữ Dân quân tự vệ tham gia lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Vẻ đẹp cánh đồng rong biển ở Ninh Thuận

Vẻ đẹp cánh đồng rong biển ở Ninh Thuận

Cánh đồng rong biển ở thôn Từ Thiện, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) đang vào thời điểm đẹp nhất trong năm. Khi thủy triều rút, rong biển xanh mướt hiện lên trên nền bãi rạn rộng hơn 500 m và kéo dài khoảng 4km, tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.

Hợp luyện chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Hợp luyện chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 4/3/2025, tại Trung tâm huấn luyện Quân sự 4 Miếu Môn (Hà Nội), Bộ Quốc phòng tổ chức hợp luyện diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và chỉ đạo.

Chiến dịch Tây Nguyên mở ra thời cơ tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam

Chiến dịch Tây Nguyên mở ra thời cơ tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam

Chiến dịch Tây Nguyên diễn ra từ ngày 4/3 đến 3/4/1975, mở đầu cho Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 của quân và dân ta, tạo nên bước ngoặt làm thay đổi cục diện chiến tranh. Thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên đã tiêu diệt và làm tan rã một lực lượng lớn quân địch phòng ngự, tạo bước ngoặt quyết định, phát triển cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Rực rỡ sắc hoa đào ở Lùng Cúng

Rực rỡ sắc hoa đào ở Lùng Cúng

Những ngày này, đến với bản vùng cao Lùng Cúng (huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái), người dân và du khách không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của các loài hoa, nhất là sắc hồng của hoa đào mang đậm chất núi rừng Tây Bắc vào mỗi dịp đầu Xuân năm mới.

Y tế cơ sở, “xương sống” của hệ thống y tế Việt Nam

Y tế cơ sở, “xương sống” của hệ thống y tế Việt Nam

Y tế cơ sở ở Việt Nam được coi là nền tảng, xương sống của hệ thống y tế; đồng thời là tuyến đầu, "người gác cổng" của hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu, trực tiếp gần dân nhất; góp phần tăng khả năng tiếp cận của người dân đối với dịch vụ y tế ngay tại cơ sở, bảo đảm công bằng trong chăm sóc sức khỏe và giảm thấp nhất chi phí khám chữa bệnh cho người dân.