Chiêm ngưỡng vẻ đẹp trang phục truyền thống của người Dao Thanh Y

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp trang phục truyền thống của người Dao Thanh Y

Người Dao Thanh Y sinh sống trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nhiều năm qua vẫn luôn giữ được bản sắc văn hóa riêng thông qua phong tục, tập quán hay nếp sinh hoạt hằng ngày và đặc sắc trong đó có bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Dao Thanh Y là một di sản văn hóa độc đáo, mang đậm nét đặc trưng.

Nét đẹp văn hóa trong trang phục của phụ nữ Hà Nhì

Nét đẹp văn hóa trong trang phục của phụ nữ Hà Nhì

Với sự tài hoa trong nghệ thuật thêu, can, ghép vải trên trang phục, người Hà Nhì đã tạo ra nét độc đáo riêng cho trang phục truyền thống của dân tộc mình, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú trong bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên.

Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình

Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình

Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024. Chương trình có nhiều tiết mục trình diễn của các dân tộc Hòa Bình gồm: Mường, Thái, Dao, Mông, Tày, Kinh..., thu hút được hàng nghìn người dân cùng du khách trong và ngoài tỉnh tham gia.

Đặc sắc trang phục truyền thống của phụ nữ Pà Thẻn

Đặc sắc trang phục truyền thống của phụ nữ Pà Thẻn

Là dân tộc sống lâu đời trên vùng núi cao, người Pà Thẻn vẫn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống, đặc biệt là trang phục của phụ nữ với màu sắc, họa tiết hoa văn đặc trưng, tạo nên nét độc đáo riêng.

Nét đẹp trong trang phục truyền thống phụ nữ dân tộc Cống ở Điện Biên

Nét đẹp trong trang phục truyền thống phụ nữ dân tộc Cống ở Điện Biên

Trang phục truyền thống của người Cống ở Điện Biên được xuất phát từ nhu cầu của đời sống thường ngày, thể hiện sự sáng tạo của con người. Không những vậy, bộ trang phục còn ẩn chứa những giá trị văn hóa tinh thần và xã hội, gắn bó với sinh hoạt, nếp sống văn hóa của gia đình, cộng đồng. Cách trang trí, chắp ghép vải tinh tế, độc đáo, đường thêu hoa văn tinh tế, khéo léo đã thể hiện tính thẩm mỹ dân gian, phản ánh giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc Cống.

Trang phục của người Xê Đăng trong các hoạt động lễ hội và múa cồng chiêng. Ảnh: Đoàn Hữu Trung - TTXVN

Khôi phục trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số

Sau hơn một năm sưu tầm, phục hồi, phục dựng trang phục, trang sức, dựa trên cơ sở đóng góp ý kiến của các nhà chuyên môn, nghệ nhân, già làng, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) đã ra mắt bộ trang phục truyền thống của đồng bào 3 dân tộc chính trên địa bàn gồm: Ca Dong, Xê Đăng và M’nông. Đây là một trong những nỗ lực của địa phương trong công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc, góp phần phát triển du lịch cộng đồng.

Vẻ đẹp trang phục riêng có của phụ nữ Mường Hòa Bình

Vẻ đẹp trang phục riêng có của phụ nữ Mường Hòa Bình

Nếu đã từng đến Hòa Bình, ghé thăm bốn vùng Mường nổi danh: Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động, du khách sẽ không khỏi xao xuyến trước vẻ đẹp của cảnh quan, sự giao thoa đa dạng về văn hóa, sự nồng hậu thân thiện của người dân nơi đây và đặc biệt là vẻ đẹp đằm thắm dịu dàng của những người con gái Mường trong trang phục dân tộc áo Pắn.

Đặc sắc trang phục người Dao Lù Gang trên đỉnh Mẫu Sơn

Đặc sắc trang phục người Dao Lù Gang trên đỉnh Mẫu Sơn

Nằm trên đỉnh núi cao, từ xa xưa, đồng bào dân tộc Dao ở xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn vẫn luôn giữ được những nét bản sắc văn hóa dân tộc rất riêng và độc đáo. Trong đó, nhóm người Dao Lù Gang nơi đây giữ được sắc thái văn hóa nổi bật chính là từ những bộ trang phục với sắc màu rực rỡ.

5.000 phụ nữ sẽ tham gia Lễ hội áo bà ba, áo dài tại Cần Thơ

5.000 phụ nữ sẽ tham gia Lễ hội áo bà ba, áo dài tại Cần Thơ

Sáng 4/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Cần Thơ đã giới thiệu về chuỗi hoạt động Lễ hội trang phục áo bà ba, áo dài với chủ đề “Duyên dáng Phương Nam”. Đây là hoạt động kỷ niệm 20 năm thành lập thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương (1/1/2004 - 1/1/2024) và kỷ niệm 93 năm thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2023).
Trang phục của người Dao Đỏ tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Quang Đán - TTXVN

Nét độc đáo trong trang phục truyền thống của người Dao đỏ

Với sự tinh tế trong cách ăn mặc, phụ nữ Dao đỏ đã tạo ra những nét riêng trong cách bài trí trang phục, không thể lẫn với bất cứ dân tộc nào. Nghệ thuật trang trí hoa văn trên trang phục của người Dao đỏ ở các tỉnh như Bắc Kạn, Tuyên Quang, Cao Bằng đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Điện Biên: Nghề thêu may trang phục dân tộc Mông ở biên giới Nậm Pồ

Điện Biên: Nghề thêu may trang phục dân tộc Mông ở biên giới Nậm Pồ

Nà Bủng là xã biên giới thuộc huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) với gần 100% đồng bào Mông sinh sống. Tại đây, nhiều chị em phụ nữ trong xã đã thành lập mô hình thêu may trang phục dân tộc Mông nhằm thu nạp, tập hợp những chị em biết thêu thùa, may vá trong xã. Mục tiêu vừa tạo ra sản phẩm, giúp phụ nữ có thêm nguồn thu nhập cho gia đình, vừa duy trì, bảo tồn nghề truyền thống với những nét hoa văn chủ đạo của dân tộc mình.
Từ xa xưa, khăn piêu đã trở thành cầu nối tình yêu giữa chàng trai và cô gái Thái, là vật đính ước, thề nguyền của những đôi lứa yêu nhau.

Trang phục nền nã của cô gái Thái đen miền ban trắng

Người Thái đen cư trú chủ yếu ở tỉnh Sơn La, dãy Hoàng Liên Sơn và các huyện Điện Biên, Tuần Giáo tỉnh Lai Châu. Ngoài ra, họ còn sinh sống ở các tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh... Bộ trang phục phụ nữ Thái đen mang sắc thái riêng.
Những bộ quần áo truyền thống của người Xạ Phang. Ảnh: Xuân Tiến

Trang phục độc đáo của người Xạ Phang

Người Xạ Phang - một nhóm nhỏ của dân tộc Hoa, có dân số hơn 2.000 người, sinh sống chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa tại các huyện Mường Chà, Nậm Pồ, Mường Nhé, Tủa Chùa (Điện Biên). Người Xạ Phang hiện còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, trong đó phải kể đến nét độc đáo của trang phục truyền thống.
Đặc sắc trang phục của người Dao Đỏ ở Tuyên Quang

Đặc sắc trang phục của người Dao Đỏ ở Tuyên Quang

Trong sinh hoạt và lao động sản xuất, đồng bào Dao Đỏ ở Tuyên Quang đã gìn giữ, sáng tạo và phát triển các giá trị văn hóa riêng biệt, trong đó có trang phục truyền thống. Nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Dao Đỏ, Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch đã chứng nhận “Nghệ thuật trang trí trên trang phục truyền thống của người Dao Đỏ các huyện Sơn Dương, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Na Hang, Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang” là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống trang phục của đồng bào Mông

Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống trang phục của đồng bào Mông

Nhằm góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong trang phục của đồng bào Mông, góp phần tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng của bản du lịch Sin Suối Hồ, từ ngày 21/11 - 5/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lai Châu tổ chức lớp truyền dạy vẽ hoa văn trên vải bằng sáp ong tại bản Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ (Lai Châu). Lớp học nhận được sự ủng hộ của đông đảo đồng bào Mông trên địa bàn.
Nét văn hóa đậm bản sắc non nước Cao Bằng

Nét văn hóa đậm bản sắc non nước Cao Bằng

Cao Bằng là xứ sở của những cọn nước, các suối nguồn trong vắt và những chàng trai, cô gái tươi tắn trong sắc áo chàm. Những bộ trang phục của đồng bào dân tộc Cao Bằng phần lớn đều được làm bằng thổ cẩm. Vì vậy, nghề dệt thổ cẩm đã trở thành một nghề truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Cao Bằng.
Trình diễn trang phục các dân tộc và nghi lễ nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn

Trình diễn trang phục các dân tộc và nghi lễ nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn

Tối 2/3, tại sân vận động Bản Kẻ B, xã Lăng Can, huyện Lâm Bình (tỉnh Tuyên Quang) tổ chức trình diễn trang phục các dân tộc và nghi lễ nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn. Buổi trình diễn trang phục các dân tộc và nghi lễ nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn đã để lại ấn tượng cho nhân dân và du khách gần xa, góp phần quảng, giới thiệu những nét văn hóa độc đáo của các dân tộc vùng cao huyện Lâm Bình.
Cách chọn mua thổ cẩm

Cách chọn mua thổ cẩm

Thổ cẩm ngày nay không chỉ là những tấm vải được cắt may nhằm phục vụ đời sống hàng ngày của những người dân tộc thiểu số, mà thổ cẩm đã trở thành xu hướng của thời đại.
Trang phục của người Tày Cao Bằng

Trang phục của người Tày Cao Bằng

Dân tộc Tày ở Cao Bằng vốn có bề dày truyền thống văn hóa lâu đời. Trong văn hóa vật thể, không thể không nói tới trang phục của người Tày. Cũng như nhiều dân tộc khác trong cộng đồng dân tộc thiểu số ít người, người Tày tự làm ra trang phục đặc trưng, mang bản sắc văn hóa cho riêng mình.
Giản dị trang phục của người Nùng An

Giản dị trang phục của người Nùng An

Có thể nói trang phục các dân tộc thiểu số Việt Nam là một bức tranh đa dạng về màu sắc. Nếu như những chàng trai cô gái người Mông, Dao nổi bật trong các trang phục rực rỡ về màu sắc, cầu kì về chi tiết thì trang phục của người Nùng An lại hết sức giản dị và chân phương.
Văn hóa ứng xử qua trang phục phụ nữ Tây Nam Bộ

Văn hóa ứng xử qua trang phục phụ nữ Tây Nam Bộ

Nếu so với các trang phục truyền thống, có lẽ áo bà ba là bộ trang phục giản dị, nền nã nhất. Bên cạnh yếu tố dễ thích nghi, thuận tiện trong lao động sản xuất, chiếc áo bà ba, khăn rằn và nón lá kết hợp với nhau trở thành nét biểu trưng đặc sắc cho vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp văn hoá của người phụ nữ Nam Bộ.
Trang phục của người Si La

Trang phục của người Si La

Người Si La, dân tộc có nguồn gốc từ vùng Trung Á, dù không còn biết dệt vải, nhưng vẫn giữ được bộ trang phục truyền thống của mình. Thậm chí, trang phục của phụ nữ Si La còn được phân chia theo độ tuổi, tình trạng hôn nhân, con cái.
Sắc chàm thơm nắng xuân sang

Sắc chàm thơm nắng xuân sang

Trong thênh thang của đất trời mùa xuân, cùng với những sắc màu tươi thắm của cỏ cây đồng nội, thì trang phục của phụ nữ các dân tộc Cao Bằng là một phần không thể thiếu để tôn thêm vẻ đẹp miền non nước. Với sắc chàm truyền thống mang bản sắc rất riêng của dân tộc Nùng, mùa xuân như thức dậy cùng bản làng, thiên nhiên giao hòa.
Độc đáo trang phục phụ nữ Mông Hà Giang

Độc đáo trang phục phụ nữ Mông Hà Giang

Đến với Hà Giang, mảnh đất biên cương nơi địa đầu Tổ quốc, tận mắt nhìn ngắm những cô gái Mông trong những bộ trang phục rực rỡ sắc màu, mới thấy hết được nét tinh tế được thể hiện trên từng đường thêu, mũi chỉ tạo nên những hoa văn, họa tiết tinh xảo. Đó là cả một quá trình cần mẫn trong lao động và trí tưởng tượng phong phú của phụ nữ Mông. Tất cả tạo nên bản sắc riêng mà vẫn mang đậm văn hóa của người Mông ở Hà Giang.