Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống trang phục của đồng bào Mông

Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống trang phục của đồng bào Mông
Hướng dẫn học viên kỹ thuật vẽ hoa văn trên vải bằng sáp ong của người Mông. Ảnh: Quý Trung – TTXVN
 
Hướng dẫn học viên kỹ thuật vẽ hoa văn trên vải bằng sáp ong của người Mông. Ảnh: Quý Trung – TTXVN
Hướng dẫn học viên kỹ thuật vẽ hoa văn trên vải bằng sáp ong của người Mông. Ảnh: Quý Trung – TTXVN

Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lai Châu cho biết, hiện nay với sự du nhập của nhiều nền văn hóa ngoại lai, kỹ thuật tạo hoa văn độc đáo của đồng bào người Mông cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Việc mở lớp truyền dạy vẽ hoa văn trên vải bằng sáp ong là cần thiết. Qua lớp học, các bạn trẻ được thực hành kỹ thuật vẽ hoa văn trên vải bằng sáp ong, tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa của đồng bào Mông.

Lớp truyền dạy vẽ hoa văn trên vải bằng sáp ong diễn ra trong 15 ngày. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu đã lựa chọn mời những giảng viên có kinh nghiệm để truyền đạt cho học viên, với mong muốn học viên có cách nhìn mới về việc tạo ra hoa văn trên trang phục, các sản phẩm du lịch của người Mông như: Thêu, ghép vải, in; kết hợp với kỹ thuật vẽ sáp ong, nhuộm chàm để tạo ra sự độc đáo trong bố cục của họa tiết hoa văn trên sản phẩm. Lớp học thu hút 40 học viên là người dân tộc Mông tham gia.

Vẽ trên vải bằng sáp ong. Ảnh: Quý Trung – TTXVN
 Vẽ trên vải bằng sáp ong. Ảnh: Quý Trung – TTXVN

Chị Sùng Thị Le ở bản Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ chia sẻ: Đến lớp học chị có thêm kiến thức về những hoa văn mới. Lớp học này cũng giúp chị và đồng bào Mông tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ khách du lịch.

Chị Vàng Thị Di, giảng viên lớp học cho biết, các học viên tham gia lớp học đều rất chịu khó học hỏi, chăm chỉ. Họ đều có mong muốn làm ra nhiều sản phẩm để bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc và phục vụ khách du lịch đến  xã biên giới Sin Suối Hồ.

Hướng dẫn học viên kỹ thuật vẽ hoa văn trên vải bằng sáp ong. Ảnh: Quý Trung – TTXVN
Hướng dẫn học viên kỹ thuật vẽ hoa văn trên vải bằng sáp ong.
Ảnh: Quý Trung – TTXVN

Theo ông Sùng A Lùng, Phó Chủ tịch UBND xã Sin Suối Hồ, :  Nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải của đồng bào Mông trên địa bàn vẫn được lưu truyền nhưng hoa văn ít phong phú, chỉ có một số nét vẽ cơ bản. Việc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lai Châu mở lớp vẽ sáp ong trên vải góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Mông.

Lớp học kỹ thuật vẽ hoa văn trên vải bằng sáp ong. Ảnh: Quý Trung - TTXVN
Lớp học kỹ thuật vẽ hoa văn trên vải bằng sáp ong. Ảnh: Quý Trung - TTXVN
Mỗi họa tiết, hoa văn trên trang phục là biểu trưng của người Mông. Họ gửi gắm vào đó những nét đặc sắc của cuộc sống và từng đường kim, nét vẽ thể hiện trách nhiệm với gia đình, dòng tộc, xã hội. Bên cạnh đó, những nét vẽ còn thể hiện ý niệm về vũ trụ, nhân sinh quan, thế giới quan, thiên nhiên, cuộc sống mang đậm triết lý nhân sinh và khát vọng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc của con người.
Việt Hoàng

Có thể bạn quan tâm