Trong những năm gần đây, cây măng tre bát độ đã trở thành "cây xóa đói giảm nghèo" cho đồng bào Mông tại xã Suối Bu, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi, cây măng tre Bát độ không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp cải thiện đời sống của người dân nơi đây.
Trong không khí tưng bừng của những ngày đầu Xuân Ất Tỵ, ngày 15/2, huyện Trạm Tấu tổ chức Lễ hội Gầu Tào năm 2025. Đây cũng là lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào Mông và của huyện vùng cao Trạm Tấu.
Đầu tháng 9/2024, do ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi), khu vực sinh sống của đồng bào Mông thôn Tà Han (xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) bỗng dưng xuất hiện nhiều vết nứt nguy cơ sạt lở cao. 25 hộ dân của thôn Tà Han buộc phải di dời khẩn cấp đến nơi ở tạm. Đời sống của những hộ dân vùng cao này vốn đã vất vả càng thêm khó khăn.
Ở Sơn La, đồng bào Mông thường đón Tết cổ truyền (Nào Pê Chầu) sớm hơn Tết Nguyên đán 1 tháng, bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên để giữ gìn nét văn hóa truyền thống, giáo dục cho con cháu luôn hướng về cội nguồn.
Hang Kia và Pà Cò là hai xã vùng cao của huyện Mai Châu (Hòa Bình) nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò, nơi có đến hơn 90% là người dân tộc Mông. Với cảnh quan nguyên sơ, núi đồi hùng vĩ cùng những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc riêng có, nhiều đời nay, đồng bào Mông ý thức được việc gìn giữ, đồng thời phát huy được tiềm năng, lợi thế, tạo dựng vùng "đất hứa" vươn mình trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.
Vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) là điểm đến yêu thích của nhiều du khách trong mùa lúa chín (từ tháng 9 đến tháng 10 hàng năm). Đặc biệt, khi đến với thôn Màng Mủ, xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải, du khách sẽ được chiêm ngưỡng ngôi Nhà ngô độc đáo nổi tiếng được anh Giàng A Súa, 1 người Mông chính gốc sinh sống tại địa phương, dựng lên vào năm 2017. Anh Súa đặt tên cho ngôi nhà này là Nhà ngô Màng Mủ bởi nét văn hóa đặc trưng của người đồng bào nơi đây, với hàng nghìn bắp ngô vàng óng được buộc cẩn thận treo lên khắp nhà.
Những ngày này, đồng bào H'Mông ở huyện vùng cao biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) lại nô nức sắm sanh những bộ váy áo mới sặc sỡ nhất, xuống phố huyện ăn mừng ngày Quốc khánh 2/9 - hay còn gọi là Tết Độc lập. Đây là nét đẹp truyền thống hằng năm của đồng bào Mông nơi đây .
Về xóm Trung Sơn, xã Quang Sơn, huyện Ðồng Hỷ (Thái Nguyên) hỏi ông Dương Văn Sình, đồng bào dân tộc Mông nơi đây ai cũng hết lời khen ngợi. Không chỉ là trưởng bản năng động, ông Sình còn là người có uy tín, luôn gương mẫu, tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu, đẩy mạnh phát triển kinh tế, giúp cho làng quê ngày càng đổi mới.
Đối với phụ nữ dân tộc Mông ở Yên Bái, vẽ hoa văn trên vải lanh bằng sáp ong là một nghề thủ công truyền thống từ lâu đời và được giữ gìn, phát huy qua nhiều thế hệ như một “báu vật” để tạo dấu ấn, sự khác biệt cũng như nhận dạng văn hóa truyền thống của đồng bào Mông nơi đây.
Nhằm lưu giữ, bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của cây khèn Mông, tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đã tổ chức Festival Khèn Mông với Hội thi thổi và múa khèn Mông năm 2023.
Đồng bào Mông tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 3.600 hộ với trên 19.500 nhân khẩu, sinh sống tập trung ở 44 bản, thuộc 10 xã biên giới thuộc 3 huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn. Xác định phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào Mông là nhiệm vụ quan trọng, những năm qua, tỉnh Thanh Hóa có sự quan tâm đặc biệt tới đời sống người dân nơi đây. Nhiều chương trình, dự án được triển khai. Các chính sách hỗ trợ, của Đảng, Nhà nước phát huy hiệu quả, giúp vùng đồng bào Mông thay da đổi thịt từng ngày.
Hai xã Hang Kia và Pà Cò thuộc huyện vùng cao Mai Châu (Hòa Bình) được biết đến là địa bàn sinh sống tập trung của đồng bào dân tộc Mông, với nét văn hóa được giữ gìn và phát triển nhiều đời nay. Người dân duy trì nghề truyền thống như: Dệt thủ công, thêu thùa thổ cẩm, nhuộm chàm, vẽ sáp ong, nghề rèn… Đặc biệt, người Mông luôn ý thức gìn giữ, bảo tồn trang phục truyền thống dân tộc mình.
Đồng bào dân tộc Mông ở huyện vùng cao Bắc Yên, tỉnh Sơn La đang tưng bừng đón Tết cổ truyền. Phong tục đón Tết cổ truyền của đồng bào Mông vùng cao đã trở thành nét văn hóa đặc trưng được lưu giữ qua các thế hệ. Đây là dịp để du khách gần xa trải nghiệm những phong tục độc đáo của đồng bào vùng cao.
Những ngày này, đồng bào dân tộc Mông ở huyện vùng cao Bắc Yên, tỉnh Sơn La, đang tưng bừng đón Tết cổ truyền. Phong tục đón tết cổ truyền của đồng bào Mông vùng cao đã trở thành nét văn hóa đặc trưng được lưu giữ qua các thế hệ. Trong đó tiêu biểu như các hoạt động giã bánh dày, cúng tổ tiên... Đây cũng là dịp để du khách gần xa trải nghiệm những phong tục độc đáo của đồng bào vùng cao.
Nà Bủng là xã biên giới thuộc huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) với gần 100% đồng bào Mông sinh sống. Tại đây, nhiều chị em phụ nữ trong xã đã thành lập mô hình thêu may trang phục dân tộc Mông nhằm thu nạp, tập hợp những chị em biết thêu thùa, may vá trong xã. Mục tiêu vừa tạo ra sản phẩm, giúp phụ nữ có thêm nguồn thu nhập cho gia đình, vừa duy trì, bảo tồn nghề truyền thống với những nét hoa văn chủ đạo của dân tộc mình.
Xuân Lập là xã 135 còn nhiều khó khăn ở huyện vùng cao Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Những năm qua, nhờ thực hiện tốt công tác dân vận cùng với sự nỗ lực vươn lên của người dân địa phương, Xuân Lập đã có nhiều khởi sắc. Những hủ tục lạc hậu đã bị loại bỏ, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường đã đường nâng lên, đời sống của người dân từng bước được cải thiện.
Chợ Sin Suối Hồ thuộc địa phận xã biên giới Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ (Lai Châu). Chợ họp phiên thứ bảy hàng tuần và diễn ra từ sáng sớm đến 11 - 12 giờ trưa, không chỉ là nơi buôn bán, trao đổi hàng hóa mà còn là không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng của đồng bào Mông.
Lễ cúng rừng của đồng bào vùng cao Lào Cai cũng như đồng bào dân tộc Mông ở Si Ma Cai từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa không thể thiếu mỗi dịp đầu xuân.
Lao Chải là xã biên giới thuộc huyện Vị Xuyên (Hà Giang), chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đã giúp người dân Lao Chải xóa đói, giảm nghèo bền vững, từng bước nâng cao đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần.
Đánh giá các vấn đề môi trường, nhận thức về môi trường và ảnh hưởng của môi trường đến sinh kế của cộng đồng dân tộc thiểu số ở huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai là một phần kết quả của Dự án "Nâng cao nhận thức và năng lực bảo vệ môi trường cho cộng đồng vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020" do Ủy ban Dân tộc quản lý, được nhóm các nhà khoa học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Học viện Dân tộc tiến hành tại cộng đồng dân tộc Mông ở huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.
Cách thành phố Thanh Hóa hơn 200 km về phía Tây, chợ Na Mèo (gần Cửa khẩu quốc tế Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa) là khu chợ biên giới độc đáo nhất xứ Thanh. Chợ được tổ chức một ngày duy nhất vào thứ Bảy hàng tuần. Tuy nhiên, ngày giáp Tết, nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao nên những phiên chợ cuối năm thường đông đúc và nhộn nhịp hơn ngày thường.
Đến bản Minh Châu, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong (Nghệ An) ai cũng biết cán bộ trẻ Xồng Bá Cha (35 tuổi), người dân tộc Mông, làm Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Tri Lễ.
Nhân dịp chào đón năm mới 2019, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Mông đến từ tỉnh Điện Biên đã giới thiệu nghề giữ lửa – nghề rèn độc đáo của dân tộc mình đến với đông đảo du khách tại Thủ đô.
Nhằm góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong trang phục của đồng bào Mông, góp phần tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng của bản du lịch Sin Suối Hồ, từ ngày 21/11 - 5/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lai Châu tổ chức lớp truyền dạy vẽ hoa văn trên vải bằng sáp ong tại bản Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ (Lai Châu). Lớp học nhận được sự ủng hộ của đông đảo đồng bào Mông trên địa bàn.
Giấy dó được đồng bào dân tộc Mông sử dụng trong các dịp đặc biệt như ma chay, ngày Tết, cúng tổ tiên, các nghi thức lễ tế… bởi bà con quan niệm đây không phải là loại giấy thông thường mà là phương thức để gắn kết giữa người sống và người đã khuất, nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn. Tuy là thứ rất cần thiết trong đời sống tâm linh, nhưng nghề làm giấy dó của người Mông ở Điện Biên đang dần mai một. Vì vậy việc bảo tồn nghề truyền thống này là rất cần thiết để giữ lại nét đặc sắc mang đậm giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Mông nơi đây.
Được thành lập từ năm 1998, bản Suối Tôn, xã Phú Sơn, huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) hiện có 74 hộ, 413 nhân khẩu, trong đó 100% dân số là đồng bào dân tộc Mông. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đời sống của đồng bào Mông nơi đây đang đổi thay từng ngày, nhiều phong tục tập quán lạc hậu dần được đẩy lùi, tỷ lệ hộ nghèo đa và đang giảm mạnh.
Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất và đời sống các xóm, bản đặc biệt khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc Mông sinh sống”(Đề án 2037) của tỉnh Thái Nguyên đã phát huy hiệu quả thiết thực.