Kết cấu bộ khung nhà
Nhà người Mông phổ biến là 3 gian hoặc 3 gian có thêm chái. Nhà người Mông ở Hà Giang được làm khá chắc chắn vì đã biết dùng mộng. Còn ở các nơi khác mặc dù nhà khá to nhưng chưa được vững chắc vì chủ yếu là dùng ngoãn & buộc lạt.
Mái lợp cỏ tranh, ngói âm dương hay ván xẻ. Tường vách thường bằng ván xẻ, bằng liếp nứa, cỏ tranh. Nhà trình tường hay tường xếp bằng đá chỉ có ở những nơi gần biên giới. Tường trình rất dày có khi tới 70-80cm. Nền nhà khá cao (80-100cm) xung quanh được kè bằng đá.
Nhà người Mông phổ biến là 3 gian hoặc 3 gian có thêm chái. Nhà người Mông ở Hà Giang được làm khá chắc chắn vì đã biết dùng mộng. Còn ở các nơi khác mặc dù nhà khá to nhưng chưa được vững chắc vì chủ yếu là dùng ngoãn & buộc lạt.
Mái lợp cỏ tranh, ngói âm dương hay ván xẻ. Tường vách thường bằng ván xẻ, bằng liếp nứa, cỏ tranh. Nhà trình tường hay tường xếp bằng đá chỉ có ở những nơi gần biên giới. Tường trình rất dày có khi tới 70-80cm. Nền nhà khá cao (80-100cm) xung quanh được kè bằng đá.
Độc đáo nhà đất của người Mông. |
Bộ khung nhà người Mông được hình thành trên cơ sở các vì kèo. Vì kèo cơ bản là kiểu “vì kèo 3 cột”. Hai cột con hai bên và cột cái ở giữa, đầu chống lên các nóc. Để liên kết các cột với nhau, ngoài hai kèo còn có xà ngang. Xà ngang của nhà người Mèo phổ biến là xà kép (một trên một dưới ghép sát vào nhau). Còn các vì kèo được liên kết với nhau nhờ hệ thống xà dọc.
Một dạng khác, tuy vẫn là vì kèo 3 cột nhưng với 2 xà kép và có thêm xà dọc ở chân cột con. Vì kèo 4 cột: vẫn trên cơ sở vì kèo 3 cột nhưng có thêm một cột hiên ở phía trước. Đó là các kiểu vì kèo phổ biến ở người Mông. Song cũng có nơi tuy vẫn là kiểu vì kèo 3 cột nhưng không làm xà kép.
Mặt bằng sinh hoạt
Một kiểu mặt bằng sinh hoạt phổ biến hơn cả: nhà 3 gian. Gian hồi bên phải có cửa phụ ở đầu hồi để thông ra ngoài. Bên trong gian này, giáp vách tiền có giường dành cho vợ chồng chủ nhà. Lui về vách hậu là bếp chính. Gian này có vách ngăn và có cửa thông với gian giữa. Cột giữa của vì kèo ngăn giữa gian hồi phải và gian giữa là “cột thiêng” và được coi là cột chính.
Gian giữa, giáp vách hậu là bàn thờ (có nhà chỉ có một mảnh giấy đỏ dán trên vách). Nơi đây còn có một bộ bàn ăn. Về phía trước giáp vách ngăn với gian hồi bên phải đặt cối xay ngô. Cửa chính mở ở mặt trước nhà. Gian này cũng có vách ngăn, trổ cửa thông với gian hồi bên trái.
Gian hồi trái, giáp vách hậu là giường của khách. Bên cạnh giường khách có bếp phụ. Giáp vách tiền là giường dành cho con trai. Nhà người Mèo còn có gác xép đặt trên xà ngang. Chuồng trâu bò được làm ở trước mặt nhà và chỉ cách nhà vài mét.
Một dạng mặt bằng sinh hoạt cũng tương tự như dạng mặt bằng sinh hoạt đã giới thiệu. Song cái khác là gian hồi đặt bếp chính lại ở bên trái nhà và gian giữa giáp vách tiền có đặt giường cho khách.
Một dạng mặt bằng sinh hoạt cũng tương tự như trên, chỉ khác là giáp vách tiền của gian giữa được ngăn thành một buồng nhỏ dành cho vợ chồng chủ nhà.
Một dạng mặt bằng sinh hoạt nữa trong nhà chỉ có vách ngăn giữa gian hồi bên phải và gian giữa. Còn gian giữa với gian hồi bên trái để thông nhau. Mặt trước nhà có hiên.
Đó là một số dạng mặt bằng sinh hoạt nhà người Mông ở Hà Giang. Còn ở huyện Mai Sơn, Sơn La, cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt có khác đôi chút: nhà thường có chái, 3 gian chính để thông nhau và trong nhà không thấy có giường dành cho khách. Nếu nhà có khách người ta để khách nằm trên một tấm chiếu hay tấm da bò nơi giáp vách hậu thuộc gian hồi có giường của chủ nhà.
Vàng A Mì (Theo Langvietonline)
langvietonline.vn (Làng Văn hóa Du lịch Các dân tộc Việt Nam)