Nhà trình tường, di sản văn hóa người Mông ở Hà Giang

Nhà trình tường, di sản văn hóa người Mông ở Hà Giang

Những ngôi nhà trình tường với kiến trúc cổ truyền được coi là một nét văn hoá của người Mông ở vùng Cao nguyên đá ở Hà Giang. Theo quan niệm của họ, ngôi nhà trình tường truyền thống chính là thước đo đánh giá sự giàu có của mỗi gia đình, mỗi dòng họ, đây cũng là căn cứ để xác định đâu là người Mông cư trú lâu nhất vùng.

Xuân đến sớm trên các bản làng tái định cư sau lũ

Xuân đến sớm trên các bản làng tái định cư sau lũ

Mùa Xuân dường như đang về sớm hơn trên các bản làng tái định cư sau lũ của đồng bào Tày, Mông, Dao ở vùng cao Lào Cai. Những ngày này, ngay sau khi được bàn giao nhà, người dân các thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên), Nậm Tông, xã Nậm Lúc và Kho Vàng, xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) đang hối hả dọn đến nơi ở mới. Dù dấu vết những tang thương do hoàn lưu bão số 3 gây ra còn hiện hữu đâu đó, song gác lại những mất mát, đau buồn sau cơn lũ dữ, trên gương mặt mỗi người dân vẫn ánh lên niềm tin vào cuộc sống tương lai cùng niềm vui, phấn chấn chuẩn bị tiễn năm cũ, đón Tết đầu tiên tại nơi ở mới, trong ngôi nhà khang trang, kiên cố hơn.

Bản Nậm Hẹ 2 tại xã Hẹ Muông (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên). Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN

Đổi thay ở xã biên giới Hẹ Muông

Nhờ sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước với các chương trình, dự án đầu tư phù hợp thực tế, đặc biệt là sự chung tay của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng tinh thần vượt khó của các cộng đồng dân tộc trên địa bàn, đến nay đời sống của đồng bào ở Hẹ Mông có nhiều đổi thay, ấm no hơn, bộ mặt nông thôn mới tại các bản làng có nhiều khởi sắc.
Bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc ở Lai Châu

Bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc ở Lai Châu

Nằm ở vùng biên viễn, Lai Châu có 20 dân tộc cùng sinh sống, với hơn 84% đồng bào dân tộc thiểu số đã tạo nên một kho tàng văn hóa đặc sắc, độc đáo của các dân tộc. Những năm qua, tỉnh Lai Châu luôn chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống văn hóa các dân tộc, góp phần xây dựng Lai Châu phát triển toàn diện, bền vững.
Lê Chí Thanh - Người say mê nghiên cứu dân ca các dân tộc tỉnh Cao Bằng

Lê Chí Thanh - Người say mê nghiên cứu dân ca các dân tộc tỉnh Cao Bằng

Bằng tình yêu và lòng say mê với những làn điệu dân ca các dân tộc miền non nước Cao Bằng, nhiều năm qua, ông Lê Chí Thanh (Tổ 2, phường Sông Hiến, thành phố Cao Bằng) đã dày công sưu tầm, nghiên cứu những làn điệu dân ca của các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao. Việc làm của ông Thanh đã góp phần làm tốt công tác bảo tồn, nghiên cứu, tiếp thêm sức sống, niềm đam mê những làn điệu dân ca các dân tộc cho thế hệ trẻ ở Cao Bằng.
Kỳ tích xây dựng nông thôn mới ở xã vùng cao Hữu Kiệm

Kỳ tích xây dựng nông thôn mới ở xã vùng cao Hữu Kiệm

Cách thành phố Vinh hơn 200km, Hữu Kiệm là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện nghèo biên giới Kỳ Sơn. Sau 10 năm nỗ lực, Hữu Kiệm đã làm nên kỳ tích ở huyện nghèo nhất Nghệ An và cũng là huyện nghèo nhất nước khi đạt chuẩn nông thôn mới.
Dịch COVID-19: Nâng cao nhận thức phòng chống dịch của đồng bào dân tộc thiểu số ở Yên Bái

Dịch COVID-19: Nâng cao nhận thức phòng chống dịch của đồng bào dân tộc thiểu số ở Yên Bái

Ngày 26/2, thông tin từ Sở Y tế Yên Bái cho biết, nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 và nâng cao nhận thức về phòng chống dịch cho người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, chính quyền các huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái tích cực tuyên truyền tới người dân về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh và cách phòng chống hiệu quả.
Dân tộc Mông

Dân tộc Mông

Người Mông quần tụ trong từng bản vài chục nóc nhà. Nhà trệt, ba gian hai chái, có từ hai đến ba cửa. Gian giữa đặt bàn thờ.
Thổ cẩm Hàm Yên

Thổ cẩm Hàm Yên

Những năm vừa qua, nghề dệt thổ cẩm truyền thống đã được nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở các xã như: Minh Hương, Hùng Đức, Tân Thành, Yên Phú, thị trấn Tân Yên thuộc huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) duy trì và phát triển, góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống.
Khám phá non nước Cao Bằng

Khám phá non nước Cao Bằng

Nằm ở nơi địa đầu Tổ quốc, những cái tên Hà Quảng, Trà Lĩnh, Quảng Uyên, Trùng Khánh, Hạ Lang, Phục Hòa giờ đã không còn xa lạ với khách du lịch bởi đó là những địa danh gắn liền với hành trình khám phá Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng.
Đồng bào Mông ở Sơn La đón Tết

Đồng bào Mông ở Sơn La đón Tết

Những ngày này, đồng bào Mông ở một số địa phương của tỉnh Sơn La đang tổ chức đón Tết. Tết của đồng bào Mông đến sớm hơn Tết Nguyên đán 1 tháng (từ ngày mồng 1 tháng 12 Âm lịch hàng năm), là dịp để đồng bào Mông vui chơi, gặp gỡ sau một năm lao động vất vả.
Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống trong trang phục của đồng bào Mông

Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống trong trang phục của đồng bào Mông

Nằm cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 60 km, sát hai bên Quốc lộ 12, xã Sa Lông, huyện Mường Chà (Điện Biên) là nơi còn lưu giữ lại kỹ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong trên trang phục truyền thống của đồng bào Mông, chứa đựng những giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc. Tuy nhiên, kỹ thuật này hiện chỉ còn những người cao tuổi ở xã Sa Lông thực hiện được. Vì vậy, công tác bảo tồn và phát huy giá trị của kỹ thuật tạo hoa văn đang được các cấp chính quyền quan tâm.
Đổi thay ở những bản làng người Mông huyện Võ Nhai

Đổi thay ở những bản làng người Mông huyện Võ Nhai

Để tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc Mông vượt khó vươn lên thoát nghèo, ổn định đời sống, năm 2014, tỉnh Thái Nguyên xây dựng Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất và đời sống các xóm, bản đặc biệt khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc Mông sinh sống của tỉnh đến năm 2020” ( Đề án 2037). Sau 3 năm triển khai, Đề án 2037 đã đem lại hiệu quả thiết thực, đời sống đồng bào Mông được nâng lên rõ rệt.
Cuộc sống mới của người Mông nơi cổng trời Mường Lát

Cuộc sống mới của người Mông nơi cổng trời Mường Lát

Mường Lát là huyện có đông đồng bào dân tộc Mông sinh sống nhất tỉnh Thanh Hóa với hơn 2.000 hộ, 13.600 khẩu (chiếm 90% đồng bào dân tộc Mông của tỉnh). Đồng bào dân tộc Mông của huyện Mường Lát có phương thức, tập quán làm ăn lạc hậu, chủ yếu dựa vào nông nghiệp và lâm nghiệp, đời sống nhiều khó khăn. Được sự quan tâm của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, đồng bào người Mông nơi cổng trời huyện Mường Lát đã có nhiều đổi thay.
“Nước mắt” trên đỉnh núi cao Lũng Khỉnh

“Nước mắt” trên đỉnh núi cao Lũng Khỉnh

Trên đỉnh núi hoang sơ cao hơn 1.000 m ở Lũng Khỉnh, xã Đa Thông, huyện Thông Nông (Cao Bằng) chỉ có đá chồng lên đá nhọn hoắt với hun hút gió rừng là cuộc sống gần như biệt lập của 20 hộ đồng bào dân tộc Mông. Ở nơi núi cao giữa đại ngàn, bà con đối mặt với bao gian khổ, rủi ro, đặc biệt đối với con trẻ, khi tin dữ ập đến bản với nhiều đồn đoán, giả định… Chúng tôi leo gần 5 km dốc núi dựng đứng trên vách đá nhỏ chỉ đặt vừa bàn chân để lên bản thì mới hiểu bà con khát khao lời giải, cởi nỗi khổ cực chốn non ngàn…
 Lễ đặt tên của đồng bào Mông

Lễ đặt tên của đồng bào Mông

Tuy đời sống còn nhiều khó khăn nhưng đồng bào người Mông ở Điên Biên vẫn luôn đề cao việc bảo tồn vốn văn hóa truyền thống đặc sắc và đa dạng của mình. Một trong những phong tục tốt đẹp mang nhiều ý nghĩa nhân văn vẫn được đồng bào gìn giữ qua nhiều thế hệ phải kể tới lễ đặt tên – dấu mốc chứng tỏ sự tồn tại của thành viên mới trong gia đình người Mông.
Nhà ở cổ truyền của đồng bào Mông

Nhà ở cổ truyền của đồng bào Mông

Theo người già trong bản Mông cho biết thì từ xa xưa, người Mông vẫn ở nhà đất. Đến nay cũng như vậy chưa có một nơi nào đồng bào ở nhà sàn.
Vẫn tiếp diễn nạn tảo hôn ở vùng cao

Vẫn tiếp diễn nạn tảo hôn ở vùng cao

Hùng Lợi là một trong những xã thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang với 95% là đồng bào các dân tộc thiểu số như Mông, Nùng, Dao, Tày… sinh sống. Kinh tế khó khăn, dân trí thấp, cùng với phong tục, tập quán lạc hậu là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng tảo hôn ở đây.
Quyến rũ Sa Pa

Quyến rũ Sa Pa

Nằm ở độ cao 1.600 mét so với mực nước biển, thị trấn Sa Pa (Lào Cai) quanh năm chìm trong làn mây bồng bềnh và được mệnh danh là "thị trấn trong sương".
Tái hiện lễ Xử Ca của người Mông

Tái hiện lễ Xử Ca của người Mông

Tết cổ truyền - Nào pê Chầu là một lễ hội đặc trưng, tiêu biểu nhất về văn hóa truyền thống của dân tộc Mông. Tết là khoảng thời gian nghỉ ngơi, đoàn tụ gia đình, thôn, bản để cùng nhau ôn lại và trao đổi kinh nghiệm sau một năm lao động sản xuất, tô đậm tình đoàn kết trong cộng đồng, là dịp để các gia đình thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, trời đất đã phù hộ cho mùa màng bội thu, con cháu có sức khỏe, cuộc sống bình yên qua đó cầu mong năm mới cuộc sống tốt đẹp hơn.
Người Mông Phjắc Cát đón Tết

Người Mông Phjắc Cát đón Tết

Cứ mỗi độ xuân về, khi những cơn mưa phùn lất phất bay trong tiết trời se lạnh cũng là lúc người Mông xóm Phjắc Cát, xã Dân Chủ, huyện Hòa An (Cao Bằng) rộn ràng đón Tết, vui xuân.
Xuân mới đang về với Lâm Bình

Xuân mới đang về với Lâm Bình

Được thành lập từ năm 2011, huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) có tổng diện tích 78.000 ha, dân số trên 31.000 người, chủ yếu là đồng bào các dân tộc Tày, Dao, Mông…