Theo chân các cán bộ Phòng Dân tộc huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi đến thăm gia đình ông Dương Văn Súa (xóm Chòi Hồng, xã Tràng Xá). Từ nguồn vốn Đề án 2037, gia đình ông được hỗ trợ 30 triệu đồng để mua trâu sinh sản. Ngoài ra, gia đình còn được hỗ trợ giống ngô lai chịu hạn, phân bón…để phát triển sản xuất, nỗ lực xóa nghèo. Ông Súa chia sẻ, với quyết tâm thoát nghèo, gia đình ông tích cực nuôi trồng, làm theo hướng dẫn của cán bộ địa phương, nhờ vậy, đến nay, gia đình ông đã thoát khỏi hộ nghèo, có của ăn của để.
Xóm Chòi Hồng, xã Tràng Xá có gần 200 hộ dân với 98% là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Trước những năm 2014, người dân ở Chòi Hồng đa phần là hộ nghèo, đời sống rất khó khăn. Nhờ thực hiện hiệu quả nguồn vốn Đề án 2037, đến nay, đời sống người dân xóm Chòi Hồng đã khá giả hơn, số hộ nghèo giảm xuống chỉ còn 120 hộ.
Ông Trương Văn Thông, Trưởng xóm Chòi Hồng cho biết, dựa vào địa hình cũng như nhu cầu của người dân, tỉnh đã triển khai hỗ trợ các loại giống cây trồng như, ngô lai, mía, kèm theo hướng dẫn kỹ thuật, phân bón... Bên cạnh đó, Chòi Hồng cũng được đầu tư xây dựng đường bê tông, nhà văn hóa, trường học, điện lưới quốc gia được kéo về thắp sáng mọi gia đình.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai đánh giá, các xóm, bản được thụ hưởng Đề án đã có sự chuyển biến rõ rệt về hạ tầng cơ sở, tập quán sản xuất, kinh tế gia đình nâng lên. Đề án rất hợp với nguyện vọng của nhân dân, từ sự hỗ trợ thiết thực của đề án, đồng bào dân tộc Mông, bà con địa phương có điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa, từng bước giảm nghèo bền vững.
Theo Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên, sau 3 năm triển khai Đề án “Phát triển kinh tế- xã hội, ổn định sản xuất và đời sống các xóm, bản đặc biệt khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc Mông sinh sống của tỉnh đến năm 2020”, nguồn vốn đã cơ bản giải quyết được các vấn đề đường giao thông, trường học, điện lưới quốc gia, làm cơ sở cho sự phát triển kinh tế - xã hội tại các xóm, bản đặc biệt khó khăn.
Theo đó, toàn bộ 15/15 tuyến đường về các xóm, bản người Mông với tổng chiều dài gần 42,7km đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng, tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng trên 64,4 tỷ đồng; xây dựng, đưa vào sử dụng 15/16 công trình nhà lớp học; 11/11 công trình điện lưới đang được xây dựng với kỳ vọng sẽ xóa xóm trắng về điện. Đề án còn hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, đặc biệt hướng dẫn các kĩ thuật canh tác mới...
Ông Nguyễn Thái Nam, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên cho biết, với tổng kinh phí thực hiện gần 123 tỷ đồng, đề án hỗ trợ 47 xóm của 4 huyện trong tỉnh đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực với người Mông còn nhiều khó khăn trên địa bàn. Năm 2017, nguồn vốn của Đề án sẽ đầu tư trên 10 tỷ đồng để hỗ trợ giống, phân bón, các mô hình cây ăn quả…Đồng thời, xây dựng hệ thống đường giao thông, lưới điện, nhà văn hóa, các công trình nước sạch để đồng bào Mông vùng sâu vùng xa ổn định đời sống, yên tâm sản xuất, nỗ lực xóa đói, giảm nghèo.
Xóm Chòi Hồng, xã Tràng Xá có gần 200 hộ dân với 98% là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Trước những năm 2014, người dân ở Chòi Hồng đa phần là hộ nghèo, đời sống rất khó khăn. Nhờ thực hiện hiệu quả nguồn vốn Đề án 2037, đến nay, đời sống người dân xóm Chòi Hồng đã khá giả hơn, số hộ nghèo giảm xuống chỉ còn 120 hộ.
Ông Trương Văn Thông, Trưởng xóm Chòi Hồng cho biết, dựa vào địa hình cũng như nhu cầu của người dân, tỉnh đã triển khai hỗ trợ các loại giống cây trồng như, ngô lai, mía, kèm theo hướng dẫn kỹ thuật, phân bón... Bên cạnh đó, Chòi Hồng cũng được đầu tư xây dựng đường bê tông, nhà văn hóa, trường học, điện lưới quốc gia được kéo về thắp sáng mọi gia đình.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai đánh giá, các xóm, bản được thụ hưởng Đề án đã có sự chuyển biến rõ rệt về hạ tầng cơ sở, tập quán sản xuất, kinh tế gia đình nâng lên. Đề án rất hợp với nguyện vọng của nhân dân, từ sự hỗ trợ thiết thực của đề án, đồng bào dân tộc Mông, bà con địa phương có điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa, từng bước giảm nghèo bền vững.
Theo Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên, sau 3 năm triển khai Đề án “Phát triển kinh tế- xã hội, ổn định sản xuất và đời sống các xóm, bản đặc biệt khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc Mông sinh sống của tỉnh đến năm 2020”, nguồn vốn đã cơ bản giải quyết được các vấn đề đường giao thông, trường học, điện lưới quốc gia, làm cơ sở cho sự phát triển kinh tế - xã hội tại các xóm, bản đặc biệt khó khăn.
Theo đó, toàn bộ 15/15 tuyến đường về các xóm, bản người Mông với tổng chiều dài gần 42,7km đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng, tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng trên 64,4 tỷ đồng; xây dựng, đưa vào sử dụng 15/16 công trình nhà lớp học; 11/11 công trình điện lưới đang được xây dựng với kỳ vọng sẽ xóa xóm trắng về điện. Đề án còn hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, đặc biệt hướng dẫn các kĩ thuật canh tác mới...
Ông Nguyễn Thái Nam, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên cho biết, với tổng kinh phí thực hiện gần 123 tỷ đồng, đề án hỗ trợ 47 xóm của 4 huyện trong tỉnh đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực với người Mông còn nhiều khó khăn trên địa bàn. Năm 2017, nguồn vốn của Đề án sẽ đầu tư trên 10 tỷ đồng để hỗ trợ giống, phân bón, các mô hình cây ăn quả…Đồng thời, xây dựng hệ thống đường giao thông, lưới điện, nhà văn hóa, các công trình nước sạch để đồng bào Mông vùng sâu vùng xa ổn định đời sống, yên tâm sản xuất, nỗ lực xóa đói, giảm nghèo.
Quân Trang