Là huyện vùng cao duy nhất của tỉnh Thái Nguyên, Võ Nhai hiện còn trên 1.500 hộ nghèo, chiếm 8,37% tổng số hộ; 1.345 hộ cận nghèo, chiếm 7,48% tổng số hộ.
Ngày 10/1, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Ủy ban Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Thái Nguyên tổ chức Chương trình "Tết ấm tình thân - Xuân thêm hạnh phúc và Ngày hội Văn hóa thể thao thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên, tín đồ tôn giáo năm 2025" tại xã Vũ Chấn (huyện Võ Nhai).
Theo Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, năm 2023 trên địa bàn tỉnh, hơn 5.800 hộ được hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán; 5 xóm, bản ở huyện Võ Nhai và Đồng Hỷ được triển khai dự án ổn định dân cư tập trung. Hơn 7.300 ha rừng tại huyện vùng cao Võ Nhai và trên 430 ha rừng tại huyện Đồng Hỷ đã được hỗ trợ khoán bảo vệ rừng, trên 6.900 ha rừng tại huyện Định Hóa và huyện Võ Nhai được hỗ trợ bảo vệ rừng.
Tối 11/8, Lễ hội "Võ Nhai mùa na chín" đã khai mạc với chùm hoạt động xúc tiến, kết nối tiêu thụ sản phẩm na Võ Nhai và nông sản tỉnh Thái Nguyên năm 2023.
Từ năm 2017, giống bò hướng thịt 3B đã được huyện miền núi Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên triển khai tại địa bàn xã Tràng Xá. Qua đánh giá bước đầu, bò phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình này đang được bà con trong toàn huyện nhân rộng, mở ra hướng đi mới hiệu quả trong phát triển kinh tế khu vực miền núi.
Nhiều năm trở lại đây, cây bưởi Diễn đã đem lại thu nhập cao và ổn định, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số tại xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
Võ Nhai huyện vùng cao duy nhất của tỉnh Thái Nguyên. Hiện nay, việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại Võ Nhai gặp không ít khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo cao, thu nhập bình quân đầu người thấp, địa bàn rộng, dân cư sống phân tán. Định suất đầu tư cao nên không có nguồn thực hiện đối ứng để xây dựng kết cấu hạ tầng, không có kinh phí hỗ trợ giải phóng mặt bằng...
Ông Hà Quốc Vượng, sinh năm 1964, người dân tộc Tày ở bản Chang, xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai (tỉnh Thái Nguyên) đã làm giàu và trở thành tỷ phú nơi vùng cao nhờ phát triển mô hình kinh tế hiệu quả.
Là huyện vùng cao với hơn 50% số xã trên địa bàn thuộc diện đặc biệt khó khăn, huyện Võ Nhai hiện có tỉ lệ hộ nghèo gần 20%, là huyện có tỉ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh Thái Nguyên.
Không bao che cho các hành vi sai phạm trong quản lý, bảo vệ rừng tại khu vực Thần Sa (huyện Võ Nhai) là khẳng định của ông Đoàn Văn Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên khi trao đổi về công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh.
Vào thời điểm này, trên các bản làng vùng cao huyện Định Hóa, Võ Nhai…tỉnh Thái Nguyên, hoa đào rừng đang nở rộ, khoe sắc đón một mùa xuân mới Mậu Tuất 2018.
Để tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc Mông vượt khó vươn lên thoát nghèo, ổn định đời sống, năm 2014, tỉnh Thái Nguyên xây dựng Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất và đời sống các xóm, bản đặc biệt khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc Mông sinh sống của tỉnh đến năm 2020” ( Đề án 2037). Sau 3 năm triển khai, Đề án 2037 đã đem lại hiệu quả thiết thực, đời sống đồng bào Mông được nâng lên rõ rệt.
Nhằm tạo thêm động lực mới trong thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững ở địa phương, huyện vùng cao Võ Nhai (tỉnh Thái Nguyên) phấn đấu từ nay đến năm 2020 trồng mới 500 ha và cải tạo 100 ha cây ăn quả trên địa bàn, góp phần nâng diện tích cây ăn quả trên địa bàn huyện đạt 1.500 ha, trong đó diện tích cây ăn quả giá trị kinh tế cao chiếm trên 80% diện tích cây ăn quả của toàn huyện, giá trị sản xuất cây ăn quả đạt từ 240 - 250 triệu đồng/ha.
Những ngày này, hai bên đường Quốc lộ 1B đoạn qua xã La Hiên (huyện Võ Nhai, Thái Nguyên) những gánh, bàn, quầy tạm giới thiệu đặc sản na dai địa phương mọc lên san sát, kéo dài cả cây số.
Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm 1 thành phố (Thái Nguyên), 1 thị xã (Sông Công) và 7 huyện (Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương).