Ông Dương Văn Tiến, Chủ tịch UBND huyện Võ Nhai cho biết, để đạt được mục tiêu này, huyện xây dựng cơ chế hỗ trợ và vận động người dân tập trung trồng mới chủ yếu vào một số loại cây ăn quả như: nhãn, bưởi Diễn, cam Vinh, quýt vàng, na dai... Quy hoạch vùng sản xuất na tập trung chủ yếu tại các xã: Phú Thượng, La Hiên, Lâu Thượng, Dân Tiến; vùng sản xuất nhãn tại các xã: Phú Thượng, La Hiên, Lâu Thượng, Tràng Xá; vùng thâm canh cây bưởi Diễn tại các xã: Phú Thượng; La Hiên; Tràng Xá; Phương Giao...
Ngoài ra huyện cũng khuyến khích bà con phát triển thêm cây ổi và quýt tại một số xã có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp nhằm làm phong phú, đa dạng loại cây ăn quả. Trước mắt, huyện đã xây dựng đề án cụ thể với tổng nguồn vốn thực hiện trên 8,6 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách trên 5,3 tỷ để hỗ trợ 60% giá giống cây ăn quả, 40% giá phân bón năm thứ nhất, cải tạo vườn cây ăn quả, tập huấn và xây dựng mô hình VietGap... cho các hộ dân tham gia vào dự án phát triển cây ăn quả của huyện...
Để làm cơ sở cho việc mở rộng diện tích cây ăn quả trên địa bàn, Võ Nhai tập trung vào việc rà soát và lựa chọn các hộ dân có nhu cầu và có vùng sản suất cây ăn quả tập trung tại 2 xã La Hiên và Tràng Xá để xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả theo quy trình VietGap.
Huyện hỗ trợ 100% chi phí tư vấn xây dựng mô hình sản suất cây ăn quả theo quy trình VietGap, hỗ trợ chứng nhận sản xuất cấy ăn quả theo quy trình VietGap theo cơ chế: hỗ trợ 100% chi phí chứng nhận lần đầu; nguồn vốn nhà nước tiếp tục hỗ trợ 60%, người dân đối ứng 40% về giống và nhà nước hỗ trợ 40%, người dân đối ứng 60% về phân bón, chi phí duy trì, chứng nhận trong 3 năm tiếp theo...
Huyện cũng dành một phần kinh phí hỗ trợ đầu tư phát triển thương hiệu cây ăn quả Võ Nhai, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm của mình, tăng cường liên kết với các doanh nghiệp, công ty nhằm tìm ra thị trường cho sản phẩm cây ăn quả trên địa bàn huyện.
Theo đánh giá sơ bộ của Ủy ban nhân dân huyện Võ Nhai, hiện nông nghiệp vẫn đang đóng vai trò chủ lực trong việc phát triển kinh tế của huyện, góp phần giảm nghèo, giải quyết việt làm, tăng thu nhập cho người dân. Nông nghiệp Võ Nhai đang dần chuyển dịch theo hướng nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm và phát triển bền vững, giá trị sản xuất nông lâm nghiệp - thủy sản của huyện đạt khoảng hơn 680 tỷ đồng/năm.
Tuy vậy với đặc thù là huyện vùng cao, tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số, hơn 60% số lao động qua đào tạo, chủ yếu sản xuất theo phương thức tự túc - tự cấp nên mức sống đồng bào còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo hiện vẫn còn trên 30% và số hộ cận nghèo là hơn 11%...
Song bù lại Võ Nhai lại là huyện có điều kiện tự nhiên thuận lợi trong phát triển cây cây ăn quả, lượng mưa ổn định, nguồn nước phong phú bao gồm cả nguồn nước mặt và nước ngầm, diện tích đất rộng lớn, đặc biệt là đất đồi, bãi, đất xám bạc màu chiếm 76,08% diện tích đất tự nhiên, đất đỏ chiếm 4,49% diện tích đất, đều có thể trồng cây ăn quả nếu áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến cùng với các giống cây ăn quả mới, năng suất, chất lượng cao.
Ngoài ra huyện cũng khuyến khích bà con phát triển thêm cây ổi và quýt tại một số xã có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp nhằm làm phong phú, đa dạng loại cây ăn quả. Trước mắt, huyện đã xây dựng đề án cụ thể với tổng nguồn vốn thực hiện trên 8,6 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách trên 5,3 tỷ để hỗ trợ 60% giá giống cây ăn quả, 40% giá phân bón năm thứ nhất, cải tạo vườn cây ăn quả, tập huấn và xây dựng mô hình VietGap... cho các hộ dân tham gia vào dự án phát triển cây ăn quả của huyện...
Để làm cơ sở cho việc mở rộng diện tích cây ăn quả trên địa bàn, Võ Nhai tập trung vào việc rà soát và lựa chọn các hộ dân có nhu cầu và có vùng sản suất cây ăn quả tập trung tại 2 xã La Hiên và Tràng Xá để xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả theo quy trình VietGap.
Huyện hỗ trợ 100% chi phí tư vấn xây dựng mô hình sản suất cây ăn quả theo quy trình VietGap, hỗ trợ chứng nhận sản xuất cấy ăn quả theo quy trình VietGap theo cơ chế: hỗ trợ 100% chi phí chứng nhận lần đầu; nguồn vốn nhà nước tiếp tục hỗ trợ 60%, người dân đối ứng 40% về giống và nhà nước hỗ trợ 40%, người dân đối ứng 60% về phân bón, chi phí duy trì, chứng nhận trong 3 năm tiếp theo...
Huyện cũng dành một phần kinh phí hỗ trợ đầu tư phát triển thương hiệu cây ăn quả Võ Nhai, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm của mình, tăng cường liên kết với các doanh nghiệp, công ty nhằm tìm ra thị trường cho sản phẩm cây ăn quả trên địa bàn huyện.
Theo đánh giá sơ bộ của Ủy ban nhân dân huyện Võ Nhai, hiện nông nghiệp vẫn đang đóng vai trò chủ lực trong việc phát triển kinh tế của huyện, góp phần giảm nghèo, giải quyết việt làm, tăng thu nhập cho người dân. Nông nghiệp Võ Nhai đang dần chuyển dịch theo hướng nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm và phát triển bền vững, giá trị sản xuất nông lâm nghiệp - thủy sản của huyện đạt khoảng hơn 680 tỷ đồng/năm.
Tuy vậy với đặc thù là huyện vùng cao, tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số, hơn 60% số lao động qua đào tạo, chủ yếu sản xuất theo phương thức tự túc - tự cấp nên mức sống đồng bào còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo hiện vẫn còn trên 30% và số hộ cận nghèo là hơn 11%...
Song bù lại Võ Nhai lại là huyện có điều kiện tự nhiên thuận lợi trong phát triển cây cây ăn quả, lượng mưa ổn định, nguồn nước phong phú bao gồm cả nguồn nước mặt và nước ngầm, diện tích đất rộng lớn, đặc biệt là đất đồi, bãi, đất xám bạc màu chiếm 76,08% diện tích đất tự nhiên, đất đỏ chiếm 4,49% diện tích đất, đều có thể trồng cây ăn quả nếu áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến cùng với các giống cây ăn quả mới, năng suất, chất lượng cao.
Hoàng Thảo Nguyên