
Các nữ “thủ lĩnh” hợp tác xã ở Thái Nguyên tăng chất cho nông sản địa phương
Tỉnh Thái Nguyên hiện có 120 hợp tác xã do phụ nữ làm quản lý, chiếm 16% tổng số hợp tác xã toàn tỉnh, cao hơn bình quân chung cả nước là 7,6%.
Tỉnh Thái Nguyên hiện có 120 hợp tác xã do phụ nữ làm quản lý, chiếm 16% tổng số hợp tác xã toàn tỉnh, cao hơn bình quân chung cả nước là 7,6%.
Việc ứng dụng công nghệ chuyển đổi số trong quản lý và vận hành trang trại đã trở thành yếu tố then chốt giúp nâng cao năng suất, tối ưu chi phí và đảm bảo an toàn sinh học, nâng cao hiệu quả quản lý, giảm rủi ro dịch bệnh và tiết kiệm chi phí.
Tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên có quần thể cây chè cổ thụ với tuổi đời hàng trăm năm. Để làm sáng tỏ nguồn gốc, giá trị của giống chè, chính quyền tỉnh và các nhà khoa học đang tích cực tìm hiểu, nghiên cứu, bảo tồn, phát triển nguồn gen chè cổ, mở ra hành trình gìn giữ, phát huy giá trị của giống chè quý hiếm này trên mảnh đất “Đệ nhất danh trà”.
Huyện Đại Từ được thiên nhiên ưu ái ban tặng cảnh quan độc đáo với những dãy núi cao hùng vĩ, những hồ nước, thác nước tự nhiên đẹp hoang sơ làm say đắm lòng người và nổi tiếng với nhiều sườn đồi phủ xanh màu lá chè. Tận dụng được thế mạnh đó mà huyện đã phát triển được nhiều khía cạnh kinh tế như nông nghiệp, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng không chỉ tạo nên văn hóa trà độc đáo mà còn góp phần đưa huyện ngày một đi lên, khẳng định thương hiệu trà Thái Nguyên nói chung.
Chiều 5/3, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên khóa XIV tổ chức Kỳ họp thứ 26 (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết định những nội dung thuộc thẩm quyền.
Nhằm đạt mục tiêu đón trên 4 triệu lượt khách du lịch, tổng doanh thu đạt trên 3.500 tỷ đồng trong năm 2025, Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên đang tập trung đẩy mạnh hợp tác, liên kết, xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch, hình ảnh địa phương và mời gọi đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng...
Tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, các dự án, mô hình hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đang phát huy hiệu quả tích cực, trao cơ hội thoát nghèo bền vững cho người dân, góp phần đưa huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Là huyện vùng cao duy nhất của tỉnh Thái Nguyên, Võ Nhai hiện còn trên 1.500 hộ nghèo, chiếm 8,37% tổng số hộ; 1.345 hộ cận nghèo, chiếm 7,48% tổng số hộ.
Lễ hội Lồng tồng và Hội báo Xuân Ất Tỵ năm 2025 được khai mạc tại Quảng trường ATK Định Hóa (huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên) với ý nghĩa cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Ngày 6/2, tại Khu di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm thành lập Cứu quốc quân II - rừng Khuôn Mánh, xã Tràng Xá (huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Nguyên tổ chức phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2025.
Thái Nguyên đang dồn lực triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn. Ngay trước thềm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, hàng trăm hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Thái Nguyên đã có nhà mới, kiên cố để đón mùa xuân mới thêm vui.
Tại tỉnh Thái Nguyên, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ngày càng đi vào chiều sâu, mang tính bền vững. Trong năm qua, cơ sở hạ tầng nông thôn tiếp tục được đầu tư cải tạo, nâng cấp, tạo diện mạo khang trang hơn, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, đưa kinh tế nông thôn tăng trưởng nhanh, sản xuất nông nghiệp hàng hóa liên kết theo chuỗi giá trị được hình thành và phát triển, nâng cao giá trị gia tăng. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.
Ngày 16/12, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc” với sự tham gia của 120 người đến từ 36 đội thuộc các huyện, thành phố, đơn vị, nhà hàng…
Nhờ sự cần cù, chăm chỉ và có hướng đi đúng đắn, nhiều nông dân ở xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên đã biến vùng đất khô cằn, đồi dốc trở thành vùng cây ăn quả "hái" ra tiền, phủ một màu xanh trên đất nông nghiệp kém hiệu quả.
Tối 5/12, tại Quảng trường Vạn Xuân, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, Trung tâm xúc tiến thương mại, Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên tổ chức khai mạc “Festival nông sản, OCOP, làng nghề gắn kết du lịch - Thái Nguyên năm 2024”.
Ngày 21/11, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thái Nguyên tổ chức “Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm trong kết nối tiêu thụ sản phẩm trên môi trường số cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã các tỉnh, thành phố năm 2024” nhằm hỗ trợ, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại cho khu vực kinh tế tập thể gắn với chuyển đổi số.
Tối 20/11, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thái Nguyên tổ chức “Đêm hội giao lưu văn hóa thưởng trà” với sự tham gia của cộng đồng yêu trà Việt, các nghệ nhân Văn hóa trà và nghệ nhân trà đến từ một số tỉnh trong cả nước.
Tối 30/10, tại Quảng trường ATK Định Hóa (huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên), UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba và công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Định Hóa đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2023.
Về xóm Trung Thần, xã Hóa Trung, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên sẽ không khỏi bất ngờ bởi nhà nhà đều xanh ngát và tỏa hương thơm từ nhiều loài hoa lan quý của núi rừng. Nơi đây được gọi là làng nghề hoa lan.
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên lần thứ IV năm 2024 đã diễn ra ngày 24/10 với sự tham gia của 250 đại biểu.
Ngày 23/10, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên tổ chức Chương trình đối thoại với 170 đại biểu đại diện cho hơn 384.000 đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn về dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên lần thứ IV năm 2024.
Theo Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thái Nguyên, thực hiện Đề án xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 - 2025, qua rà soát, thống kê, tính đến tháng 10/2024, toàn tỉnh Thái Nguyên có 504 nhà tạm, nhà dột nát thuộc hộ nghèo, cận nghèo đủ điều kiện pháp lý về đất ở được hỗ trợ. Trong đó, 338 nhà đăng ký thực hiện trong năm 2024, 146 nhà đăng ký thực hiện trong năm 2025, 14 nhà không có khả năng đối ứng và 6 hộ không có nhu cầu hỗ trợ nhà.
Sau những kết quả thử nghiệm khả quan, tỉnh Thái Nguyên đang tiếp tục triển khai thực hiện thử nghiệm nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn có bổ sung nguyên liệu chè xanh Thái Nguyên tại 8/9 huyện, thành phố trong tỉnh với 16 hộ, trang trại đăng ký nuôi 1.300 con; trong đó, lợn đen bản địa 510 con, lợn ngoại thương phẩm 790 con.
Ngày 9/10, UBND tỉnh Thái Nguyên phát động “Tháng hành động vì người cao tuổi” năm 2024 với chủ đề “Chung tay bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi”.
Đó là chủ đề của Chiến dịch truyền thông vận động thúc đẩy bình đẳng giới do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại tỉnh Thái Nguyên trong hai ngày 24 - 25/9/2024.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1029/QĐ-TTg ngày 24/9/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hoàn lưu của cơn bão số 3 khiến mực nước trên sông Cầu dâng cao kỷ lục. Tại địa bàn thành phố Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên), khoảng 3 nghìn hộ dân thuộc 22 phường, xã đã bị ngập úng, gần 600 hộ phải di dời người và tài sản. Lực lượng cứu hộ đang nỗ lực tập trung toàn bộ phương án “4 tại chỗ” nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản nhân dân.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, mực nước trên sông Cầu tại Trạm Thủy văn Gia Bẩy lúc 1 giờ ngày 9/9 đã cao hơn mức báo động cấp III là 80 cm và có xu hướng tăng chậm. Tại hồ Núi Cốc trên sông Công đang xả lũ với lưu lượng xả 150 m3/giây. Nhiều khu vực tại tỉnh Thái Nguyên đã ngập sâu trong nước. Lực lượng chức năng đã di dời hàng trăm hộ dân ngay trong đêm.
Trong những năm tháng kháng chiến chống thực dân xâm lược, huyện Định Hóa được Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn là nơi xây dựng An toàn khu (ATK). Tự hào với truyền thống cách mạng, Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc nơi đây đã không ngừng nỗ lực vươn lên, xây dựng quê hương ngày càng ấm no, giàu đẹp…
Đây là chủ đề của chương trình tọa đàm do Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam phối hợp với Hội di sản văn hóa Việt Nam tổ chức với sự tham gia của các nhà nghiên cứu, các nghệ nhân, đại diện đồng bào dân tộc Sán Chay thuộc ba tỉnh gồm Thái Nguyên, Tuyên Quang và Yên Bái.