Hiệu quả các mô hình giảm nghèo ở Phú Bình

Tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, các dự án, mô hình hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đang phát huy hiệu quả tích cực, trao cơ hội thoát nghèo bền vững cho người dân, góp phần đưa huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

potal-hieu-qua-tu-giam-ngheo-o-huyen-phu-binh-thai-nguyen-7280185.jpg
Anh Liểu Văn Hoàn ở xóm Suối Lửa, xã Tân Thành chuẩn bị xuất bán lứa gà 350 con được nhận hỗ trợ từ dự án giảm nghèo. Ảnh: Thu Hằng-TTXVN

Với nguồn kinh phí hơn 3 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, huyện Phú Bình đã thực hiện dự án hỗ trợ sinh kế, triển khai 3 mô hình giảm nghèo cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn gồm: mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học; chăn nuôi bò sinh sản và trồng ngô ngọt. Các Dự án tạo điều kiện cho các hộ tham gia từng bước ổn định đời sống, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo và hạn chế tái nghèo. Đặc biệt, từng bước hình thành và phát triển vùng sản xuất hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Hiệu quả của các mô hình giảm nghèo đem lại đã đáp ứng được nguyện vọng của người nghèo và công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn.

Là hộ nghèo nên tháng 2/2024, gia đình bà Dương Thị Thăng, xóm Đình Thượng, xã Bảo Lý, huyện Phú Bình được hỗ trợ 300 con gà giống, 30 bao cám và thuốc thú y theo dự án chăn nuôi gà đồi an toàn sinh học. Được sự hỗ trợ tận tình về kỹ thuật chăn nuôi của lực lượng chức năng địa phương, sau một thời gian chăn nuôi, tháng 5/2024, gia đình bà Thăng đã xuất bán đàn gà đầu tiên.

Bà Thăng chia sẻ, từ số vốn bán gà, bà đầu tư mua 1.000 con vịt thịt và 40 con gà, ngỗng đẻ trứng về chăn nuôi tiếp. Vừa qua, vịt được xuất bán cho thu lãi trên 20 triệu đồng, còn đàn gà đã bắt đầu đẻ trứng. Gia đình bà bước đầu có thu nhập ổn định từ chăn nuôi, có cơ hội thoát nghèo.

Mô hình chăn nuôi bò sinh sản có 43 hộ nghèo được hỗ trợ, trong đó gia đình bà Nguyễn Thị Chuyên, xóm Châu, xã Tân Kim được hỗ trợ một con bò. Bà Chiên rất vui vì nhờ có chương trình những hộ nghèo, cận nghèo như gia đình bà được hỗ trợ bò sinh sản để chăn nuôi, có “tài sản” nhân lên trong thời gian tới, góp phần thoát nghèo. Từ khi nhận được bò, các hộ được cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh, chính quyền địa phương hướng dẫn chăn nuôi tận tình.

Ông Nguyễn Văn Bản, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Phú Bình cho biết, năm vừa qua, tổng kinh phí của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo của huyện trên 8,1 tỷ đồng. Từ nguồn vốn này, huyện hỗ trợ thực hiện các dự án, mô hình giảm nghèo cho người dân. Các mô hình được triển khai đã tạo cơ hội cho các hộ nghèo, cận nghèo được tiếp cận trực tiếp với nguồn lực hỗ trợ, có việc làm, tăng thu nhập, huy động thêm được nguồn lực tại chỗ, nâng cao nhận thức của người dân trong việc phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa. Qua đó, người dân mạnh dạn tiếp cận khoa học kỹ thuật, bỏ thêm vốn vào đầu tư sản xuất, lựa chọn loại hình sản xuất phù hợp góp phần vào giảm nghèo bền vững cho gia đình và địa phương. Riêng năm 2024, Phú Bình giảm được 634 hộ nghèo, cận nghèo, trong đó giảm 361 hộ nghèo, 273 hộ cận nghèo, tương ứng 118% và 153,4% kế hoạch tỉnh giao.

Theo Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện , để đạt được những thành tựu đó, Phú Bình đã thực hiện đồng bộ các giải pháp như tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức về giảm nghèo đa chiều; tạo cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo, cận nghèo. Các chính sách an sinh xã hội, chính sách trợ giúp người nghèo về y tế, giáo dục, nhà ở, vay vốn tín dụng ưu đãi, đào tạo nghề… được lồng ghép triển khai đồng bộ. Đặc biệt là có sự tham gia tích cực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo.

Từ năm 2021-2024, tổng kinh phí dành cho Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh là trên 1.155 tỷ đồng. Sau 3 năm triển khai chương trình, tỷ lệ hộ nghèo tại 110 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giảm từ 9,72% xuống còn 3,16%; giảm bình quân 2,18%/năm, đạt mục tiêu Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh giao. Thu nhập bình quân đầu người/năm của hộ đồng bào dân tộc thiểu số tăng nhanh, đạt 51,07 triệu đồng/năm 2024, tăng gấp 1,8 lần so với năm 2020.

Đến nay, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đã có nhiều mục tiêu đạt kế hoạch đề ra như: 100% xã có đường ô tô đến trung tâm được rải nhựa hoặc bê tông; 100% xóm thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi có đường ô tô đến trung tâm xã được cứng hóa; 100% trường lớp học được xây dựng kiên cố; 100% xã có trạm y tế được xây dựng kiên cố; 100% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp…

Trần Trang

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Xâm nhập mặn xu hướng tăng: Các địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chủ động ứng phó

Xâm nhập mặn xu hướng tăng: Các địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chủ động ứng phó

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mùa khô năm 2024 – 2025, xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long ở mức cao hơn trung bình nhiều năm và tập trung từ tháng 2 - 4/2025. Các đợt xâm nhập mặn khả năng đi sâu vào các cửa sông Cửu Long và tăng cao gây ảnh hưởng đến dân sinh, nông nghiệp, tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại nhiều địa phương như Tiền Giang, Sóc Trăng, Cà Mau…

Liên kết làm nông nghiệp xanh ở An Giang

Liên kết làm nông nghiệp xanh ở An Giang

Nông nghiệp An Giang với tư duy phát triển xanh được biết đến với những cánh đồng lúa đạt chuẩn SRP (tiêu chuẩn sản xuất lúa gạo bền vững) xuất khẩu đi châu Âu ở Thoại Sơn, Châu Thành hay lúa hữu cơ ở Tri Tôn, An Phú, Tân Châu, Long Xuyên… đã mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nông dân. Chuyển đổi tư duy "sản xuất nông nghiệp" sang "kinh tế nông nghiệp" thích ứng với biến đổi khí hậu và xu thế thị trường là tiền đề giúp An Giang hướng tới nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

Tại thực địa, 12 đội thi đã mang đến phần trình diễn lái máy cấy đẹp mắt và tạo bất ngờ cho bà con nông dân. Ảnh: Long Nguyễn

Sôi nổi hội thi cấy mạ khay và vận hành máy cấy giỏi

Ngày 18/2/2025, tại xã Nam Phong, huyện Phú Xuyên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên tổ chức Hội thi “Cơ sở sản xuất mạ khay và người vận hành máy cấy giỏi thành phố Hà Nội năm 2025”.

Đồng bào Jrai thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp bền vững

Đồng bào Jrai thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp bền vững

Hành trình của vợ chồng chị Rơ Châm Awưnh và anh Siu Sắt tại Gia Lai không chỉ là câu chuyện về một thương hiệu cà phê sạch, mà còn là sự đổi thay trong nhận thức của đồng bào Jrai về phương thức sản xuất nông nghiệp bền vững. Từ những vườn cà phê truyền thống, họ đã tiên phong áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao giá trị nông sản, tạo sinh kế ổn định cho cộng đồng.

Sản phẩm nho NH01-16 có giá dao động từ 120.000 - 150.000 đồng/kg. Ảnh: Nguyễn Thành - TTXVN

Hiệu quả kinh tế cao từ giống nho mới ở Ninh Thuận

Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố (thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) cho biết đơn vị đã tuyển chọn thành công giống nho đỏ ăn tươi mới NH01-16. Giống nho này có nhiều ưu điểm vượt trội về năng suất, chất lượng quả và mẫu mã đẹp, phù hợp với điều kiện sản xuất tại khu vực Nam Trung Bộ.

Nhờ năng động, mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, chị Nguyễn Thị Nhi ở thôn Ra Pân, xã Sơn Long (Sơn Tây, Quảng Ngãi) có nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Ảnh: baoquangngai.vn

Thiết thực giúp nông dân thoát nghèo

Hội Nông dân tỉnh Quảng Ngãi đã xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình hay, thiết thực giúp hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

Triển khai thực hiện các giải pháp phát triển tôm nước lợ năm 2025

Triển khai thực hiện các giải pháp phát triển tôm nước lợ năm 2025

Ngày 14/2, tại thành phố Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển tôm nước lợ năm 2025. Chủ trì hội nghị có Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cùng Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Ngô Vũ Thăng.

Anh Nguyễn Văn Luân làm giàu từ cây lúa

Anh Nguyễn Văn Luân làm giàu từ cây lúa

Thay vì tìm những công việc bớt “chân lấm, tay bùn”, anh Nguyễn Văn Luân (sinh năm 1988, xã Trang Bảo Xá, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) lại lựa chọn khởi nghiệp từ nông nghiệp vốn nhiều khó khăn. Với khát vọng vươn lên, làm giàu từ những cánh đồng lúa quê hương, anh Luân đã bước đầu thành công trên hành trình đưa thương hiệu gạo Thái Bình vươn xa. Năm 2024, anh là một trong hai đại diện tiêu biểu của tỉnh nhận giải thưởng toàn quốc tôn vinh nhà nông trẻ xuất sắc - Giải thưởng Lương Định Của lần thứ XIX.

Chuyển đổi mô hình sản xuất, tiêu thụ lúa hàng hóa cho nông dân Tiền Giang

Chuyển đổi mô hình sản xuất, tiêu thụ lúa hàng hóa cho nông dân Tiền Giang

Chi cục Trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tỉnh Tiền Giang Võ Văn Men cho biết: Đến ngày 14/2, nông dân trong tỉnh đã thu hoạch đầu vụ được gần 10.000 ha lúa vụ Đông Xuân với năng suất đạt khá, bình quân 63 tạ/ha, sản lượng trên 63.000 tấn lúa hàng hóa.

Triển khai phòng chống hạn cao điểm mùa khô năm 2025

Triển khai phòng chống hạn cao điểm mùa khô năm 2025

Trong các tháng cao điểm mùa khô năm 2025, nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh An Giang được dự báo sẽ bị hạn hán, thiếu nước cục, bộ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân. Tỉnh An Giang đang tập trung triển khai các giải pháp phòng, chống khô hạn, bảo vệ nền sản xuất nông nghiệp.

Giải pháp sử dụng đế đông trùng hạ thảo thay thế kháng sinh trong chăn nuôi

Giải pháp sử dụng đế đông trùng hạ thảo thay thế kháng sinh trong chăn nuôi

Áp dụng sáng kiến “Sử dụng đế đông trùng hạ thảo, dược liệu bổ sung dinh dưỡng và tăng sức đề kháng trong khẩu phần ăn nuôi gà an toàn sinh học”, nhiều hộ dân ở Nam Định đã tìm ra giải pháp hạn chế sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Quy hoạch đất lâm nghiệp: Động lực phát triển kinh tế rừng bền vững ở Nghệ An

Quy hoạch đất lâm nghiệp: Động lực phát triển kinh tế rừng bền vững ở Nghệ An

Theo quy hoạch đến năm 2030, tỉnh Nghệ An sẽ có 1.148.476 ha đất lâm nghiệp (gồm: 171.062 ha rừng đặc dụng; 370.405 ha rừng phòng hộ; 607.009 ha rừng sản xuất). Qua đó, đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Phụ nữ Khmer vùng biên giới Tây Nam siêng năng, nhạy bén vươn lên thoát nghèo

Phụ nữ Khmer vùng biên giới Tây Nam siêng năng, nhạy bén vươn lên thoát nghèo

Xác định việc chăm lo, hỗ trợ cho hội viên phụ nữ hộ nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh khó khăn là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thời gian qua, các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Kiên Giang hướng về cơ sở và triển khai nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả. Từ đây, hàng nghìn hộ gia đình có điều kiện tham gia lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo có cuộc sống ấm no, tiến bộ hơn.

An Giang ứng dụng công nghệ, chuyển sản xuất nông nghiệp theo hướng “thuận thiên”

An Giang ứng dụng công nghệ, chuyển sản xuất nông nghiệp theo hướng “thuận thiên”

Là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, đất đai phù sa, màu mỡ, An Giang có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đã và đang là thách thức lớn đã, ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài đến một trong những vựa lúa lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Trong bối cảnh đó, An Giang đang từng bước thay đổi tư duy sản xuất, mạnh dạn ứng dụng các giải pháp về công nghệ, sinh thái để nâng cao giá trị sản xuất, góp phần tăng thu nhập, giảm tác động đến môi trường, hướng đến một nền sản xuất xanh và bền vững.

"Biến hóa" hợp lý, nâng tầm giá trị nông sản Đà Lạt

"Biến hóa" hợp lý, nâng tầm giá trị nông sản Đà Lạt

Bằng công nghệ hiện đại, ngay từ khi còn trên ghế giảng đường, các sinh viên Trường Đại học Đà Lạt (thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng) đã nâng tầm cho nông sản địa phương, góp phần mở ra cơ hội nâng cao giá trị cho sản phẩm đặc sản của thành phố ngàn hoa.

Trà Vinh phát triển hợp tác xã nông nghiệp đa ngành nghề gắn với các vùng nguyên liệu

Trà Vinh phát triển hợp tác xã nông nghiệp đa ngành nghề gắn với các vùng nguyên liệu

Năm 2025, tỉnh Trà Vinh tập trung đổi mới toàn diện vể tổ chức và hoạt động của hợp tác xã, khắc phục những hạn chế, yếu kém, đảm bảo các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh hoạt động đúng Luật Hợp tác xã năm 2023. Tỉnh đặt mục tiêu thành lập mới 10 hợp tác xã; thành viên hợp tác xã tăng từ 15% trở lên; xây dựng từ 1- 2 mô hình hợp tác xã sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ tiên tiến.

Liên kết "4 nhà" trồng cây khoai tây Atlantic cho thu nhập cao ở Quảng Ninh

Liên kết "4 nhà" trồng cây khoai tây Atlantic cho thu nhập cao ở Quảng Ninh

Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán 2025, nông dân thành phố Đông Triều (Quảng Ninh) đã tập trung thu hoạch khoai tây Atlantic vụ Đông để sớm giải phóng đất chuẩn bị gieo cấy vụ lúa Xuân năm 2025 kịp thời vụ. So với các loại cây trồng vụ Đông, khoai tây Atlantic có giá trị kinh tế cao, do năng suất và chất lượng khoai có ưu thế vượt trội.

Trồng sả thích ứng hạn mặn lãi gấp ba lần lúa ở Tân Phú Đông

Trồng sả thích ứng hạn mặn lãi gấp ba lần lúa ở Tân Phú Đông

Ông Bùi Thái Sơn, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang cho biết, nhằm ứng phó hạn mặn, nông dân địa phương chuyển đổi 3.780 ha đất trồng lúa một vụ bấp bênh sang trồng sả, hình thành vùng chuyên canh sả lớn nhất tỉnh Tiền Giang với sản lượng thu hoạch đạt trên 60.000 tấn sả thương phẩm mỗi năm.

Trà Vinh khuyến cáo nông dân không mở rộng diện tích trồng cam sành

Trà Vinh khuyến cáo nông dân không mở rộng diện tích trồng cam sành

Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đang khuyến cáo nhà vườn trồng cam sành tuyệt đối không tự ý mở rộng thêm diện tích, đồng thời chuyển đổi sang cây trồng khác để nâng cao hiệu quả sản xuất. Nguyên nhân là nhiều năm trở lại đây, người trồng cam liên tục bị thua lỗ do giá cam thường xuyên đứng ở mức thấp.

Xây dựng nền tảng kinh tế vững chắc giúp người dân phát triển bền vững

Xây dựng nền tảng kinh tế vững chắc giúp người dân phát triển bền vững

Trong hành trình giảm nghèo bền vững, các địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã không ngừng triển khai những chương trình hỗ trợ sinh kế, giúp người dân nghèo, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên cải thiện cuộc sống. Với sự hỗ trợ đồng bộ từ cấp ủy, chính quyền và sự nỗ lực của chính người dân, các chương trình này đang mang lại những thay đổi tích cực, góp phần xóa đói giảm nghèo và xây dựng một tương lai tươi sáng cho các hộ gia đình.

Tết ấm của người trồng mía ở Hbông

Tết ấm của người trồng mía ở Hbông

Những ruộng mía “thắng cánh cò bay” đang từng bước làm thay đổi diện mạo vùng đất khó Hbông (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai). Từ nơi đầy sỏi đá, cây mía đã dần biến vùng đất “kén cây trồng” trở nên trù phú, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nơi đây.