Quản lý dạy thêm, học thêm: Xây dựng môi trường để học sinh phát triển toàn diện

Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm được ban hành, có hiệu lực từ ngày 14/2, đã thu hút được sự quan tâm của dư luận xã hội. Nhiều ý kiến bày tỏ kỳ vọng sẽ giải quyết được hiện tượng “ép” học sinh học thêm để thu tiền từng gây bức xúc dư luận thời gian qua. Những quy định mới về dạy thêm, học thêm trong Thông tư cũng được kỳ vọng sẽ góp phần xây dựng môi trường giáo dục giúp học sinh phát triển toàn diện.

potal-nhieu-truong-hoc-tai-nghe-an-dung-day-them-hoc-them-theo-thong-tu-29-7854583.jpg
Sau tết Nguyên đán, phần lớn các trường THCS và THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã ngừng dạy thêm ở trường. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN

Điều chỉnh - thích nghi

Từ khi có hiệu lực vào ngày 14/2 với nhiều điểm mới, Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT đã tác động mạnh mẽ đến các nhà trường, giáo viên và gia đình học sinh. Ghi nhận thực tế những ngày qua cho thấy, các nhà trường đã cho dừng các lớp học bổ trợ kiến thức, các tiết học tăng cường. Các trung tâm bồi dưỡng kiến thức văn hóa ngoài nhà trường cũng tạm ngừng mở lớp để khẩn trương hoàn thiện thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định.

Tuy nhiên, trong thời gian đầu triển khai, vẫn có khá nhiều giáo viên lúng túng, băn khoăn về các vấn đề như: Giáo viên được phụ huynh nhờ kèm một vài học sinh tại nhà thì có phải đăng ký kinh doanh không? Hay giáo viên không dạy trực tiếp mà chuyển sang dạy trực tuyến cho học sinh của mình thì có sai quy định không? Cũng có nhiều giáo viên bày tỏ mong muốn được hỗ trợ, hướng dẫn cụ thể về thủ tục đăng ký kinh doanh dạy thêm theo quy định.

Các vấn đề này, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết vẫn đang tiếp tục tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các thủ tục cần thiết để giáo viên hiểu và chấp hành đúng quy định. Về việc chuyển dạy thêm từ trực tiếp sang trực tuyến, Sở cũng đã thông báo rõ, việc dạy thêm ở bên ngoài nhà trường với học sinh mình đang dạy chính khóa dù thực hiện theo hình thức trực tiếp hay trực tuyến đều không đúng quy định. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn cùng các nhà trường, thầy, cô giáo để đưa hoạt động dạy thêm, học thêm vào nền nếp.

Còn theo quy định của Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT thì tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh bắt buộc phải đăng ký kinh doanh và chịu sự quản lý theo quy định của Luật Doanh nghiệp, kể cả dạy kèm một vài học sinh tại nhà.

Tại các gia đình cũng đã có sự điều chỉnh để thích nghi với thời gian biểu của nhà trường cũng như định hướng cho con về việc học tập, ôn tập khi không còn tham gia các lớp học thêm.

Có con chuẩn bị thi vào lớp 10, chị Bùi Thu Nga (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, con chị có lực học khá nhưng do quen học thêm từ nhỏ nên con bị hẫng khi các lớp học thêm ở trung tâm thông báo tạm dừng. Tuy nhiên, chị Nga đã động viên con tập trung hơn ở lớp và tăng cường tự học ở nhà trong khi chờ các cơ quan chức năng đưa ra giải pháp hỗ trợ.

Phần lớn các gia đình bày tỏ mong muốn việc quản lý dạy thêm, học thêm sẽ được thực hiện nghiêm túc, minh bạch, công bằng.

Nỗ lực bảo đảm quyền lợi học sinh

Bày tỏ lo lắng khi nhà trường đã dừng các lớp bồi dưỡng kiến thức, chị Vũ Ánh Nguyệt (quận Tây Hồ, Hà Nội) có con đang học lớp 12 chia sẻ, “Các quy định mới quả thật sẽ giúp giảm áp lực cho học sinh và gia đình, song liệu rằng việc học trên lớp có đảm bảo đáp ứng yêu cầu của kỳ thi tốt nghiệp hay không, nhất là đây lại là năm đầu tiên áp dụng theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Mong Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sớm có hướng dẫn nhà trường vì từ giờ đến khi kỳ thi tốt nghiệp diễn ra không còn nhiều thời gian”, chị Vũ Ánh Nguyệt chia sẻ.

Trước lo lắng của nhiều phụ huynh cho rằng quy định mới về việc không thu tiền đối với các lớp bồi dưỡng kiến thức trong nhà trường sẽ làm ảnh hưởng đến việc ôn tập của học sinh lớp 9 và lớp 12, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, Sở đã rà soát, chỉ đạo các nhà trường bảo đảm nội dung chương trình môn học theo đúng kế hoạch. Sở cũng đang tích cực đề nghị giải pháp hỗ trợ kinh phí bồi dưỡng cho việc ôn tập cho học sinh cuối cấp.

Ông Trần Thế Cương cho rằng, việc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm là cần thiết. Các nội dung tại thông tư bao quát được toàn bộ hoạt động dạy thêm, học thêm ở trong và ngoài trường học; trách nhiệm quản lý của UBND cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo cùng các đơn vị liên quan. Các quy định của thông tư cũng nhằm hướng đến việc đưa dạy thêm, học thêm vào nền nếp, vừa bảo đảm lợi ích của học sinh, vừa giữ gìn hình ảnh và sự tôn nghiêm, mẫu mực của nhà giáo.

Hà Nội có quy mô trường lớp, học sinh và giáo viên lớn nhất cả nước với hơn 2.900 cơ sở giáo dục, 2,3 triệu học sinh và 130.000 nhà giáo. Việc quản lý dạy thêm, học thêm ở Hà Nội sẽ khó khăn hơn các địa phương bởi đây là vấn đề phức tạp, nhu cầu rất lớn, nếu không có biện pháp quản lý chặt chẽ và phù hợp thì đối tượng chịu thiệt thòi nhiều nhất chính là học sinh. Do đó, ngày 11/2, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã có văn bản gửi các phòng Giáo dục và Đào tạo, các nhà trường, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên hướng dẫn việc triển khai. Sở đề nghị các đơn vị, nhà trường phổ biến, tuyên truyền đến cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh những quy định về dạy thêm, học thêm; thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và hiệu quả, báo cáo kịp thời về Sở những khó khăn, vướng mắc (nếu có).

“Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp nâng cao năng lực, trách nhiệm của nhà giáo nhằm phát huy năng lực tự học của học sinh; đồng thời đẩy mạnh việc đổi mới kiểm tra, đánh giá bảo đảm phù hợp với nội dung, yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 để bảo đảm học sinh học theo đúng chương trình, không cần học thêm”, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương cho biết.

Bên cạnh đó, Sở sẽ triển khai các giải pháp phát triển quy mô, mạng lưới giáo dục và đầu tư cơ sở vật chất, bảo đảm đủ trường học, tăng số trường, lớp dạy học 2 buổi/ngày; tăng cường thanh, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm. Sở đang khẩn trương xây dựng dự thảo quy định về dạy thêm, học thêm trình UBND thành phố ban hành với những nội dung cụ thể nhằm đưa hoạt động này vào nền nếp.

Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương, việc quản lý dạy thêm, học thêm cần sự nỗ lực của ngành và cả sự chia sẻ, thấu hiểu, chung sức vào cuộc, giám sát của phụ huynh học sinh. Ông bày tỏ, mong phụ huynh học sinh hãy tin tưởng, đồng lòng, chung sức, khẳng định trách nhiệm gia đình cùng ngành Giáo dục thực hiện và giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy định mới về dạy thêm, học thêm, bảo đảm quyền lợi để các em được phát triển toàn diện.

Nguyễn Cúc

Có thể bạn quan tâm

Chuyện tự nguyện dạy thêm miễn phí cho học sinh ở miền núi Nghệ An

Chuyện tự nguyện dạy thêm miễn phí cho học sinh ở miền núi Nghệ An

Từ ngày 14/2, khi Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực, để không gián đoạn việc ôn tập của học sinh, tập thể giáo viên Trường Trung học cơ sở Yên Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An đã tự nguyện dạy thêm miễn phí cho học trò.

Hai loài thằn lằn mới được đặt theo tên nhà khoa học Việt Nam

Hai loài thằn lằn mới được đặt theo tên nhà khoa học Việt Nam

Các nhà khoa học của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật và Viện Nghiên cứu hệ gen thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện hai loài thằn lằn mới, với mẫu chuẩn thu được ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp, tỉnh Sơn La và các tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên, khu vực Nam Trung Bộ của Việt Nam.

Ký túc xá vùng biên - Điểm tựa vững chắc cho học sinh vùng khó tỉnh Nghệ An

Ký túc xá vùng biên - Điểm tựa vững chắc cho học sinh vùng khó tỉnh Nghệ An

Nhằm hỗ trợ học sinh nghèo bớt khó khăn, vất vả trong việc đi lại; giúp các em có điều kiện học tập tốt hơn và tạo môi trường rèn luyện kỹ năng sống, phát triển toàn diện cho các em, một số đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng, sửa chữa, ra mắt mô hình “Ký túc xá vùng biên” để các em ổn định chỗ ở, học hành thuận lợi. Đây thực sự là điểm tựa vững chắc chắp cánh ước mơ chinh phục con chữ của các học trò vùng sâu, vùng xa.

Thời tiết ngày 21/2/2025: Bắc Bộ và Trung Bộ mưa phùn, trời rét

Thời tiết ngày 21/2/2025: Bắc Bộ và Trung Bộ mưa phùn, trời rét

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 21/2, khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển khu vực Trường Sa) có mưa rào và dông rải rác, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh. Cảnh báo, ngày và đêm 22/2, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió Đông Bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9, biển động mạnh, sóng biển cao 2-4,5m; vùng biển từ Khánh Hòa đến Bình Thuận gió Đông Bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8, biển động, sóng biển cao 2-3m. Độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển cấp 2.

Giá xăng RON95 tăng 2 lần liên tiếp

Giá xăng RON95 tăng 2 lần liên tiếp

Xăng E5RON92 không cao hơn 20.855 đồng/lít (tăng 257 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 476 đồng/lít; xăng RON95-III không cao hơn 21.331 đồng/lít (tăng 257 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành).

Nghệ An gỡ “khó” để dạy tăng cường cho các trường phổ thông dân tộc bán trú

Nghệ An gỡ “khó” để dạy tăng cường cho các trường phổ thông dân tộc bán trú

Trong khi các trường học ở tỉnh Nghệ An đã dừng tổ chức dạy thêm, học thêm thì việc dạy và học các chương trình tăng cường ở các trường phổ thông dân tộc bán trú theo Nghị quyết số 17/2024/NQ-HĐND (quy định một số chính sách hỗ trợ các trường phổ thông dân tộc bán trú, trường trung học phổ thông thực hiện thí điểm mô hình phổ thông dân tộc bán trú vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Nghệ An) lại bắt đầu thực hiện. Với các môn học Tiếng Anh, Tin học, Kỹ năng sống và giáo dục Stem... chương trình được triển khai với mong muốn giúp học sinh ở các huyện vùng núi được phát triển toàn diện.

Điểm tựa cho học trò nghèo vùng biên giới Quảng Trị

Điểm tựa cho học trò nghèo vùng biên giới Quảng Trị

Luôn gắn bó chặt chẽ, mật thiết với nhân dân, trong những năm qua, những “bố nuôi” đặc biệt mang quân hàm xanh, thông qua các mô hình “Con nuôi Biên phòng”, “Nâng bước em đến trường” đã và đang trở thành điểm tựa vững chắc cho những học trò nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vùng biên giới của tỉnh Quảng Trị trên con đường chinh phục tri thức cũng như trong cuộc sống...

Khuyến cáo người dân cảnh giác dịch bệnh khi hạn mặn đến sớm

Khuyến cáo người dân cảnh giác dịch bệnh khi hạn mặn đến sớm

Theo dự báo của các cơ quan chuyên môn tỉnh Bến Tre, tình hình xâm nhập mặn trong mùa khô 2024 - 2025 đến sớm, đạt đỉnh điểm vào khoảng tháng 2 - 3/2025. Nước mặn hiện nay xâm nhập sâu vào các nhánh sông và nội đồng, độ mặn hơn 2‰ tiến sâu khoảng 40 km vào đất liền, ngành chức năng Bến Tre khuyến cáo người dân cần chủ động bảo vệ sức khỏe và phòng, chống dịch, bệnh trong mùa nắng nóng, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Chiến dịch gây quỹ "Hành trình nhân đạo – Lan tỏa yêu thương", chung tay vì đồng bào khó khăn

Chiến dịch gây quỹ "Hành trình nhân đạo – Lan tỏa yêu thương", chung tay vì đồng bào khó khăn

Ngày 19/2, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phát động Chiến dịch gây quỹ “Hành trình nhân đạo – Lan tỏa yêu thương” nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025). Đây là một trong những hoạt động nổi bật trong Tháng Nhân đạo năm 2025 – Tháng cao điểm toàn dân làm nhân đạo, nhằm hỗ trợ các đối tượng khó khăn khắp trên mọi miền đất nước.

Thời tiết ngày 19/2/2025: Tiết trời mưa phùn, ẩm ướt ở Bắc Bộ kéo dài trong vài ngày tới

Thời tiết ngày 19/2/2025: Tiết trời mưa phùn, ẩm ướt ở Bắc Bộ kéo dài trong vài ngày tới

Các chuyên gia Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia nhận định, hình thái thời tiết mưa nhỏ, mưa phùn sẽ duy trì tại Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội trong vài ngày tới. Tại các tỉnh miền Trung, tình trạng rét, rét đậm, mưa nhỏ vẫn xuất hiện ở một số nơi. Trong khi đó, Tây Nguyên và Nam Bộ duy trì thời tiết ổn định với ngày nắng, đêm có mưa rào và dông vài nơi.

Tổ chức tư vấn sức khỏe, khám phát thuốc miễn phí cho 150 người cao tuổi tại trạm y tế xã Yên Hân. Ảnh: Vũ Hoàng Giang - TTXVN

Tuổi trẻ Bắc Kạn tự hào, vững tin theo Đảng

Ngày 18/2, tại xã Yên Hân (huyện Chợ Mới), Tỉnh đoàn Bắc Kạn tổ chức Chương trình ra quân Tháng Thanh niên chủ đề “Tuổi trẻ Bắc Kạn tự hào, vững tin theo Đảng”. Đây là hoạt động nhằm phát động thi đua chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng và hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2025.

Hiệu quả từ nghị quyết hỗ trợ giảng dạy chữ viết, tiếng nói của dân tộc thiểu số ở Sóc Trăng

Hiệu quả từ nghị quyết hỗ trợ giảng dạy chữ viết, tiếng nói của dân tộc thiểu số ở Sóc Trăng

Sóc Trăng có trên 35% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer là 361.929 người, chiếm 30,19%; dân tộc Hoa là 62.541 người, chiếm 5,22%, còn lại là dân tộc khác. Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ về cơ sở vật chất, kinh phí nhằm giữ gìn và phát huy chữ viết, tiếng nói đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Xóa nhà tạm - Động lực để đồng bào vùng khó Lai Châu vươn lên thoát nghèo

Xóa nhà tạm - Động lực để đồng bào vùng khó Lai Châu vươn lên thoát nghèo

Lai Châu là tỉnh miền núi biên giới, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại các địa phương trong tỉnh đang phải sống trong những căn nhà tạm, dột nát, không đảm bảo an toàn, nhất là trong mùa mưa lũ. Trước thực trạng đó, chính quyền và nhân dân Lai Châu đã và đang chung sức, đồng lòng nhằm xóa bỏ những căn nhà tạm, dột nát, không đảm bảo an toàn, giúp người dân có cuộc sống ổn định hơn.

Những mái ấm vững bền nhờ sức mạnh cộng đồng ở Tây Ninh

Những mái ấm vững bền nhờ sức mạnh cộng đồng ở Tây Ninh

Ở Tây Ninh, những hộ nghèo từng sống trong những căn nhà mưa dột gió lùa giờ đây đã có một tổ ấm đúng nghĩa nhờ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, Ủy ban MTTQ Việt Nam và các mạnh thường quân. Mỗi căn nhà được xây lên không chỉ là những mái ấm vững chắc mà còn là biểu tượng của tình người.

Thời tiết ngày 18/2/2025: Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội trời rét, mưa nhỏ

Thời tiết ngày 18/2/2025: Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội trời rét, mưa nhỏ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, trong ngày 18/2, Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội trời tiếp tục rét, có nơi rét đậm, mưa nhỏ; riêng phía Tây Bắc Bộ trưa chiều hửng nắng. Các tỉnh miền Trung duy trì mưa sáng sớm, trưa chiều nắng nhẹ. Trong khi đó, khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên có thời tiết đẹp, nền nhiệt không quá gay gắt.

Đắk Lắk chủ động phòng, chống cháy rừng trong mùa khô

Đắk Lắk chủ động phòng, chống cháy rừng trong mùa khô

Tỉnh Đắk Lắk đã vào giai đoạn mùa khô, nhiều khu vực được xác định có nguy cơ xảy ra cháy rừng. Do đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, chính quyền địa phương chủ động phòng, chống cháy rừng để hạn chế thấp nhất nguy cơ cháy; sẵn sàng lực lượng nhằm chữa cháy kịp thời, không để cháy lớn, kéo dài gây thiệt hại đến tài nguyên rừng.

Vươn lên mạnh mẽ, tạo diện mạo mới cho miền biên viễn Hà Giang

Vươn lên mạnh mẽ, tạo diện mạo mới cho miền biên viễn Hà Giang

Thanh Thủy - xã biên giới của huyện Vị Xuyên, Hà Giang, từng là vùng đất hứng chịu nhiều mất mát, đau thương trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. Từ 46 năm trước, nơi đây là chiến trường khốc liệt, những người lính kiên cường đã chiến đấu, hy sinh để giữ vững từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Hôm nay, Thanh Thủy đã vươn mình mạnh mẽ, chuyển mình thành một vùng đất giàu tiềm năng phát triển, tràn đầy sức sống.

Thời tiết ngày 17/2/2025: Đông Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội mưa nhỏ vào sáng sớm

Thời tiết ngày 17/2/2025: Đông Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội mưa nhỏ vào sáng sớm

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường yếu lệch Đông kết hợp với dòng xiết trong đới gió Tây trên cao, sáng 17/2, khu vực phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa nhỏ; gió Đông Bắc cấp 2-3. Trời rét, vùng núi rét đậm. Trong khi đó, Tây Nguyên và Nam Bộ duy trì ngày nắng đêm không mưa, gió nhẹ.

Bộ đội Biên phòng Cà Mau tuyên truyền, vận động ngư dân thực hiện tốt các quy định chống khai thác IUU, nói không với việc sử dụng xung điện trong khai thác hải sản, bởi đây là hành vi vi phạm pháp luật. Ảnh: Kim Há - TTXVN

Bộ đội Biên phòng Cà Mau kiểm soát chặt chẽ tàu cá "3 không"

Năm 2025, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau tăng cường triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý bảo vệ biên giới, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và tệ nạn xã hội nhằm giữ vững tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên khu vực biên giới biển.

Học sinh trường trung học phổ thông chuyên Lý Tự Trọng sử dụng ly giấy để hạn chế rác thải nhựa. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN

Khơi nguồn lối sống xanh từ môi trường học đường

Nhắc đến Trường Trung học phổ thông chuyên Lý Tự Trọng (Cần Thơ), người ta không chỉ nghĩ đến một ngôi trường có thành tích học tập đáng nể mà còn ấn tượng bởi một "làn sóng xanh” đang lan tỏa mạnh mẽ từ ngôi trường này. Câu chuyện về hành trình “xanh hóa” đầy cảm hứng của học sinh của trường là minh chứng cho sức ảnh hưởng mạnh mẽ về ý thức bảo vệ môi trường đến từ thế hệ trẻ.

Hà Giang dồn lực thi công, quyết tâm đưa hai công trình trọng điểm về đích đúng hẹn

Hà Giang dồn lực thi công, quyết tâm đưa hai công trình trọng điểm về đích đúng hẹn

Hà Giang đang chuyển mình mạnh mẽ với những công trình trọng điểm, vừa nâng tầm diện mạo đô thị, vừa tạo động lực phát triển bền vững. Trên công trường những ngày này, không khí thi công khẩn trương, công nhân và máy móc hoạt động hết công suất, quyết tâm đưa dự án đập dâng nước tạo cảnh quan thành phố và Khu liên hợp thể thao - văn hóa tỉnh Hà Giang về đích đúng tiến độ. Hai công trình không chỉ hoàn thiện hạ tầng đô thị mà còn là điểm nhấn về cảnh quan, văn hóa, thể thao của tỉnh, hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025-2030.