Khuyến cáo người dân cảnh giác dịch bệnh khi hạn mặn đến sớm

Theo dự báo của các cơ quan chuyên môn tỉnh Bến Tre, tình hình xâm nhập mặn trong mùa khô 2024 - 2025 đến sớm, đạt đỉnh điểm vào khoảng tháng 2 - 3/2025. Nước mặn hiện nay xâm nhập sâu vào các nhánh sông và nội đồng, độ mặn hơn 2‰ tiến sâu khoảng 40 km vào đất liền, ngành chức năng Bến Tre khuyến cáo người dân cần chủ động bảo vệ sức khỏe và phòng, chống dịch, bệnh trong mùa nắng nóng, thiếu nước, xâm nhập mặn.

ben-tre-200225.jpg
Người dân xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre trữ nước ngọt trong bồn chứa dùng cho sinh hoạt. Ảnh tư liệu: Công Trí/TTXVN

Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Bến Tre, trong điều kiện nước mặn kéo dài, mùa hè nóng ẩm tình hình ô nhiễm thực phẩm, phát sinh dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm thường diễn biến phức tạp có thể xảy ra. Nguyên nhân chính là do thời tiết nóng ẩm, nhiệt độ từ 25 - 45 độ C trong điều kiện thích hợp, vi khuẩn sinh sản rất nhanh, từ một con vi khuẩn sau 8 giờ sẽ nhân thành xấp xỉ 17 triệu con.

Tình trạng thiếu nước sạch để chế biến, vệ sinh dụng cụ; điều kiện bảo quản thực phẩm; nguyên liệu thực phẩm; ô nhiễm gia tăng, các nguồn nước sinh hoạt và chế biến thực phẩm ăn uống không được bảo đảm theo quy định, như: các chất vô cơ có độc tính rất cao có khả năng gây ngộ độc cấp tính và mãn tính tích lũy trong cơ thể gây bệnh ung thư và các bệnh khác. Đồng thời, vi sinh vật có mặt trong môi trường nước ở nhiều dạng khác nhau, có nhiều nhóm sinh vật gây bệnh hoặc truyền bệnh cho người; trong đó là các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn và ký sinh trùng gây phát sinh dịch bệnh như bệnh tả, lỵ, thương hàn, giun sán và ngộ độc thực thực phẩm.

Để phòng, chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm trong thời điểm nước mặn kéo dài, mùa hè nóng ẩm có hiệu quả, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Bến Tre đề nghị các cơ sở sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống thường xuyên kiểm tra và thực hiện tốt quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm, với các yêu cầu như: Địa điểm, môi trường vị trí nơi sản xuất, chế biến thực phẩm phải cách biệt với nguồn ô nhiễm; thiết kế, bố trí khu vực sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm phải đúng; kết cấu nhà xưởng phù hợp với tính chất, quy mô và quy trình công nghệ sản xuất; lưu ý nguồn nước phải đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc sản xuất, chế biến thực phẩm; nguyên liệu và bao bì thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, khử trùng và bảo dưỡng; phòng, chống côn trùng và động vật gây hại; điều kiện về con người thực hành vệ sinh cá nhân trang phục bảo hộ lao động đầy đủ…

Đối với người tiêu dùng, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Bến Tre khuyến cáo, cần thực hiện ăn chín uống sôi và ăn ngay khi đã nấu chín không quá 2 giờ; tự chọn mua những thực phẩm tươi, sống, nếu đã giết mổ và pha chế sẵn thì nên mua có hóa đơn, chứng từ chất lượng. Đặc biệt, nguồn nước chế biến ăn uống, thực phẩm phải đảm bảo vệ sinh; các dụng cụ nhà bếp phải thật sạch, chỉ sử dụng thực phẩm có nhãn mác rõ ràng còn hạn sử dụng, để bảo đảm sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Theo Đài khí tượng Thủy văn tỉnh Bến Tre, từ ngày 13 đến 23/2, thời tiết thủy văn phổ biến không mưa. Trên vùng biển Đông Nam Bộ, gió cường độ nhẹ. Từ ngày 16 đến 23/2, gió hướng Đông đến Đông Bắc trung bình. Trên sông cửa Đại, dự báo độ mặn 4‰ xâm nhập đến Ấp 6, xã Quới Sơn, huyện Châu Thành, cách cửa sông 43km; độ mặn 1‰ xâm nhập đến ấp Tân An Thượng, xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, cách cửa sông 51,1km. Trên sông Hàm Luông, độ mặn 4‰ xâm nhập đến ấp Mỹ Đức, xã Sơn Đông, thành phố Bến Tre; ấp Thanh Sơn 4, xã Thanh Tân, huyện Mỏ Cày Bắc, cách cửa sông 51,2 km; độ mặn 1‰ xâm nhập đến ấp Khánh Hội Tây, thị trấn Tiên Thủy, huyện Châu Thành; ấp Lân Bắc, xã Phú Sơn, huyện Chợ Lách, cách cửa sông 62,3 km. Trên sông Cổ Chiên, độ mặn 4‰ xâm nhập đến ấp Tân Nhuận, xã Nhuận Phú Tân, huyện Mỏ Cày Bắc, cách cửa sông 53,3km; độ mặn 1‰ xâm nhập đến ấp Bình Thanh, xã Hòa Nghĩa, huyện Chợ Lách, cách cửa sông 69,3 km.

Theo Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Bến Tre Đặng Hoàng Lam, cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn ở Bến Tre hiện ở cấp độ 2. Dự báo mặn xâm nhập sâu nhất mùa khô năm 2024 - 2025 xuất hiện trong các đợt từ ngày 20/2 đến 6/3 và từ ngày 21/2 đến 28/3. Các địa phương trên địa bàn tỉnh cách cửa sông từ 51 km đến 69 km trở xuống nên theo dõi và kiểm tra độ mặn khi vận hành cống và sử dụng nước sông trực tiếp.

Chương Đài

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Những chiếc thuyền câu cùng vật tế lễ tại lễ Khao lề. Ảnh: TTXVN phát

Quảng Ngãi tri ân những hùng binh Hoàng Sa

Sáng 13/4, Ban Khánh tiết Đình làng An Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, nhằm tưởng nhớ và tri ân những binh phu trong Đội Hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải năm xưa đã có công khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Nghi lễ được tổ chức trang trọng, kết nối lịch sử, hiện tại và tương lai. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Du lịch tỉnh Quảng Ngãi năm 2025.

Đẩy mạnh xây nhà ở xã hội . Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN

Bắc Giang sẽ hoàn thành trên 5,5 nghìn căn nhà ở xã hội

Theo Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang, năm nay Chính phủ giao Bắc Giang hoàn thành 5.243 căn nhà ở xã hội. Trên cơ sở các dự án nhà ở xã hội đang triển khai trên địa bàn tỉnh, dự kiến trong năm nay các dự án sẽ hoàn thành 5.594 căn nhà ở xã hội, đảm bảo theo chỉ tiêu được giao.

Mưa lớn gây ngập úng cục bộ trên quốc lộ 48 qua địa bàn tại thị xã Thái Hòa (Nghệ An). Ảnh: TTXVN phát

Nhiều địa phương miền núi Nghệ An bị ảnh hưởng mưa lớn, dông lốc

Chiều và tối 12/4, nhiều địa phương miền núi phía Tây Nghệ An đã xảy ra mưa dông, gió giật mạnh. Diễn biến thiên tai cực đoan đã khiến nhiều nhà dân bị tốc mái, cây đổ, ruộng đồng, hoa màu bị ảnh hưởng. Một số sông suối dâng cao, dòng chảy mạnh làm ngập và cuốn trôi diện tích lúa ven bờ của người dân. Nguy cơ xảy ra lũ ống, sạt lở đất ở một số địa bàn trọng điểm, trên các tuyến đường miền núi tăng cao.

Xóa nhà tạm theo mô hình kiến trúc nhà truyền thống từng vùng. Ảnh: Đức Thọ - TTXVN

Bộ đội Biên phòng Lào Cai chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn

Hưởng ứng thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, ngày 12/4 Đồn Biên phòng Bát Xát, Bộ đội biên phòng tỉnh Lào Cai đã ra quân phối hợp với Đoàn thanh niên xã Bản Qua đến trao quà và tiền hỗ trợ cho 6 hộ gia đình và cử 30 cán bộ chiến sĩ đến giúp ngày công xây dựng tại thôn Ná Nàm, xã Bản Qua, huyện Bát Xát.

Chính quyền địa phương huyện Mỹ Tú bàn giao căn nhà mới ngay vào dịp Tết cổ truyền Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây cho gia đình chị Trần Thị Mỹ Xuyên (xã Mỹ Thuận). Ảnh: Tuấn Phi-TTXVN

Mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây trong căn nhà mới

Sóc Trăng, tỉnh có trên 31% dân số là đồng bào dân tộc Khmer (gần 400.000 người), nhiều nhất cả nước. Những ngày này, không khí ở phum sóc đồng bào Khmer trở nên rộn rã chào mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây. Niềm vui được nhân đôi khi nhiều hộ đồng bào khó khăn về nhà ở được đón Tết trong căn nhà mới.

Đổi thay vùng căn cứ cách mạng Đá Bàn

Đổi thay vùng căn cứ cách mạng Đá Bàn

Căn cứ cách mạng Đá Bàn, xã Ninh Sơn, thị xã Ninh Hòa xưa là vùng rừng núi hoang sơ, đến nay đã “thay da đổi thịt”, là xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao của tỉnh Khánh Hòa.

Quân dân Kiên Giang mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Quân dân Kiên Giang mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Với chủ đề “Quân dân Kiên Giang mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025”, các hoạt động “Tết Quân - Dân” của tỉnh Kiên Giang đã hoàn thành mục tiêu, kế hoạch, với tổng kinh phí thực hiện hơn 12 tỷ đồng.

Đối thoại chính sách xử lý chất thải trong sản xuất cà phê tại Việt Nam

Đối thoại chính sách xử lý chất thải trong sản xuất cà phê tại Việt Nam

Chiều 11/4 tại thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tổ chức hội thảo tổng kết đánh giá dự án: "Xây dựng đối thoại chính sách, nâng cao năng lực và nhận thức sử dụng vật tư nông nghiệp có trách nhiệm, thu gom và xử lý chất thải trong sản xuất cà phê tại Việt Nam".

Diện mạo mới nơi vùng cao Nậm Pì

Diện mạo mới nơi vùng cao Nậm Pì

Từng là một xã khó khăn nhất của huyện Nậm Nhùn (Lai Châu), ngày nay, Nậm Pì đã có nhiều khởi sắc. Đồng bào các dân tộc đã có cuộc sống ổn định hơn, biết làm kinh tế; nhiều hủ tục lạc hậu đang dần bị loại bỏ.

Xuất hiện thêm hố sụt gần "hố tử thần" tại Bắc Kạn

Xuất hiện thêm hố sụt gần "hố tử thần" tại Bắc Kạn

Trưa 11/4, Bí thư Chi bộ thôn Hiệp Lực (xã Kim Lư, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn) Lý Đức Hoàng cho biết, cách hố sụt lớn tại Km80+050 Quốc lộ 3B khoảng 50m vừa xuất hiện thêm một hố sụt nữa. Hố sụt này ở ruộng, có hình tròn, đường kính khoảng 2m, sâu 6m.

Đồng bào Khmer góp phần đưa Kiên Giang ngày càng phát triển

Đồng bào Khmer góp phần đưa Kiên Giang ngày càng phát triển

Kiên Giang là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer chiếm 13% với hơn 56.000 hộ, khoảng 237.000 nhân khẩu. Đồng bào Khmer đã nêu cao tinh thần đoàn kết, tích cực tham gia các phong trào hành động cách mạng ở địa phương, góp phần đưa Kiên Giang ngày càng phát triển.

Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường từ 12/4

Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường từ 12/4

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, nhiều hình thái thời tiết xuất hiện trong những ngày tới tại các khu vực. Tại Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ do ảnh hưởng không khí lạnh sẽ gây lạnh, rét kèm theo mưa dông ở khu vực này. Trong khi đó, khu vực miền Đông Nam Bộ nắng nóng có khả năng kéo dài trong những ngày tới.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 11/4/2025: Không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực Đông Bắc Bộ

Bản tin Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia phát đi ngày 11/4 dự báo: Trên đất liền, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, sau đó ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ kể từ ngày 12/4.

Cà Mau phát huy tinh thần “có gì góp nấy” trong đảng viên

Cà Mau phát huy tinh thần “có gì góp nấy” trong đảng viên

Để đạt mục tiêu đến cuối tháng 6/2025 hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, dột nát trên địa bàn tỉnh, chiều 10/4, Đoàn công tác do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân dẫn đầu đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện chương trình tại địa bàn huyện Phú Tân.

Cầu nối quan trọng của báo chí tiếng Khmer

Cầu nối quan trọng của báo chí tiếng Khmer

Chiều 10/4, Đoàn công tác do Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Cần Thơ Phạm Văn Hiểu làm trưởng đoàn đã thăm và chúc mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây đến viên chức Phòng báo Khmer, Báo Cần Thơ.

Bình Phước thực hiện yêu cầu “3 không” trong xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bình Phước thực hiện yêu cầu “3 không” trong xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tỉnh Bình Phước đang phấn đấu đến ngày 30/6/2025 hoàn thành xây dựng, sửa chữa 797 căn nhà cho người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ và hộ nghèo, cận nghèo. Do đó, các địa phương ưu tiên hỗ trợ sớm cho những hộ có đủ điều kiện, không vướng các thủ tục về pháp lý, nhất là vấn đề đất đai để triển khai xây dựng nhà theo phương châm “dễ làm trước, khó làm sau”. Trước mắt, Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh sẽ phân bổ kinh phí hỗ trợ các hộ có đất xây nhà.

Ứng phó hạn mặn, hạn chế ảnh hưởng đời sống người dân

Ứng phó hạn mặn, hạn chế ảnh hưởng đời sống người dân

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu, trong đó xâm nhập mặn là một trong rất nhiều hậu quả do biến đổi khí hậu gây nên. Tại nhiều tỉnh, thành phố thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tình hình xâm nhập mặn đã và đang diễn biến khó lường, đòi hỏi cần phải tiếp tục có những giải pháp ứng phó hiệu quả nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người dân tại các địa phương khu vực nêu trên.

Gia Lai xây mới, sửa chữa hơn 5.000 căn nhà

Gia Lai xây mới, sửa chữa hơn 5.000 căn nhà

Tính đến ngày 6/4, toàn tỉnh Gia Lai đã khởi công xây mới, sửa chữa 5.043 căn nhà, đạt 59,43% so với tổng số 8.485 căn theo kế hoạch; trong đó, 1.556 căn đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng.