Sóc Trăng chủ động ứng phó, bảo vệ nông nghiệp trước tình hình hạn mặn phức tạp

Sóc Trăng chủ động ứng phó, bảo vệ nông nghiệp trước tình hình hạn mặn phức tạp

Những ngày gần đây, tình hình xâm nhập mặn trên sông Hậu tại Sóc Trăng đang diễn biến phức tạp, với độ mặn xâm nhập sâu từ 35 - 50km, báo hiệu cao điểm mùa khô 2025 đang ở giai đoạn gay gắt nhất. Trước tình hình này, chính quyền và người dân Sóc Trăng đã chủ động triển khai nhiều giải pháp ứng phó, bảo vệ diện tích sản xuất nông nghiệp và đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho người dân.

Chủ động giải pháp ứng phó hạn mặn phù hợp với điều kiện vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Chủ động giải pháp ứng phó hạn mặn phù hợp với điều kiện vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long - vùng đất với hệ sinh thái đa dạng và nền nông nghiệp phong phú đang phải đối mặt với tình trạng xâm mặn cao hơn mức trung bình nhiều năm. Đây là thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của khu vực này, song, với kinh nghiệm phong phú, chính quyền, người dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long vẫn đang chủ động ứng phó hiệu quả.

Khuyến cáo người dân cảnh giác dịch bệnh khi hạn mặn đến sớm

Khuyến cáo người dân cảnh giác dịch bệnh khi hạn mặn đến sớm

Theo dự báo của các cơ quan chuyên môn tỉnh Bến Tre, tình hình xâm nhập mặn trong mùa khô 2024 - 2025 đến sớm, đạt đỉnh điểm vào khoảng tháng 2 - 3/2025. Nước mặn hiện nay xâm nhập sâu vào các nhánh sông và nội đồng, độ mặn hơn 2‰ tiến sâu khoảng 40 km vào đất liền, ngành chức năng Bến Tre khuyến cáo người dân cần chủ động bảo vệ sức khỏe và phòng, chống dịch, bệnh trong mùa nắng nóng, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Trồng sả thích ứng hạn mặn lãi gấp ba lần lúa ở Tân Phú Đông

Trồng sả thích ứng hạn mặn lãi gấp ba lần lúa ở Tân Phú Đông

Ông Bùi Thái Sơn, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang cho biết, nhằm ứng phó hạn mặn, nông dân địa phương chuyển đổi 3.780 ha đất trồng lúa một vụ bấp bênh sang trồng sả, hình thành vùng chuyên canh sả lớn nhất tỉnh Tiền Giang với sản lượng thu hoạch đạt trên 60.000 tấn sả thương phẩm mỗi năm.

Phục hồi sau hạn, mặn vùng ven biển (Bài cuối)

Phục hồi sau hạn, mặn vùng ven biển (Bài cuối)

Hạn hán, xâm nhập mặn ngày càng gay gắt và khó lường. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, ngoài những giải pháp của cơ quan chức năng chủ động thực hiện nhiều biện pháp để ứng phó với hạn, xâm nhập mặn từ sớm, từ xa thì mỗi người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác, hình thành tư duy ứng phó, thích ứng với những tác động của biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra gay gắt.

Phục hồi sau hạn, mặn vùng ven biển (Bài 1)

Phục hồi sau hạn, mặn vùng ven biển (Bài 1)

Thời gian qua, tình trạng hạn, mặn đang tác động nặng nề đến sản xuất nông nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và khu vực các tỉnh ven biển nói riêng. Cùng với đó, nguy cơ thiếu nguyên liệu xuất khẩu còn kéo dài sau hạn mặn bởi cây cối tiếp tục suy kiệt, ngay cả khi nước ngọt đã về đồng bằng. Mùa mưa bắt đầu cũng là lúc người dân vùng ven biển tập trung phục hồi sau hạn, mặn để sản xuất trở lại, đồng thời áp dụng giải pháp ứng phó hạn mặn trong trong thời gian tới.

Tìm giải pháp ứng phó linh hoạt với hạn mặn, sạt lở ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tìm giải pháp ứng phó linh hoạt với hạn mặn, sạt lở ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Sáng 14/6, tại Bến Tre, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND tỉnh Bến Tre tổ chức Hội nghị giao ban khoa học và công nghệ vùng Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ XXVII năm 2024. Hội nghị nhằm tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của các tỉnh trong vùng giai đoạn 2022-2024, thảo luận nhiệm vụ, giải pháp khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh của vùng trong thời gian tới.

Khuyến cáo nông dân vùng chuyên canh sầu riêng kiểm tra độ mặn trước khi tưới tiêu

Khuyến cáo nông dân vùng chuyên canh sầu riêng kiểm tra độ mặn trước khi tưới tiêu

Theo Giám đốc Chi nhánh Thủy nông Cai Lậy – Cái Bè (Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Tiền Giang) Trần Minh Hữu, trong các ngày qua, qua kiểm tra nguồn nước trên hệ thống sông Ba Rày và kênh Nguyễn Văn Tiếp thuộc địa bàn huyện Cai Lậy và thị xã Cai Lậy phía Tây tỉnh, đơn vị đã ghi nhận xuất hiện độ mặn dao động trong khoảng 0,17 gr/lít đến 0,4gr/lít tùy điểm đo.

"Giọt nước nghĩa tình" mát lòng người dân vùng hạn mặn tỉnh Bến Tre

"Giọt nước nghĩa tình" mát lòng người dân vùng hạn mặn tỉnh Bến Tre

Những ngày qua, nắng nóng, hạn mặn tiếp tục diễn ra tại nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Bến Tre khiến nhiều người dân thiếu nước sinh hoạt. Giữa thời điểm khó khăn về nguồn nước, bất kể ngày đêm, nhiều tổ chức, cá nhân đã "mang theo những dòng nước nghĩa tình" từ khắp nơi đổ về xứ Dừa cấp phát nước miễn phí. Nghĩa cử cao đẹp đó không chỉ phần nào giúp giải cơn khát giữa tiết trời “nắng như đổ lửa”, mà còn làm cho người dân vùng hạn mặn cảm thấy “mát lòng” vì tinh thần tương thân, tương ái của người dân Việt Nam.

Chương trình “Giọt nước nghĩa tình” đến với người dân vùng hạn mặn

Chương trình “Giọt nước nghĩa tình” đến với người dân vùng hạn mặn

Trong 2 ngày 13 và 14/4, 3.000 chai nước uống loại 5 lít và 300 bình loại 20 lít, cùng 200 khối nước sinh hoạt được Đoàn Thanh niên tỉnh Long An phối hợp với Công ty cổ phần Cấp thoát nước Long An trao tận tay người dân các xã Đông Thạnh, Tân Tập và Phước Vĩnh Đông huyện Cần Giuộc. Đây là các địa phương chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn tại Long An thời điểm này, khi nắng nóng vẫn đang ở đỉnh điểm.

Tuyên truyền, vận động người dân xã Châu Điền, huyện Cầu Kè (Trà Vinh) sử dụng nước sạch. Ảnh: Thanh Hòa - TTXVN

Trà Vinh đảm bảo đủ nguồn nước sạch sinh hoạt trước hạn mặn

Ngành Nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đang triển khai nhiều giải pháp ngăn mặn, trữ ngọt, nhất là đảm bảo nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt, cuộc sống của người dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa trước thời tiết khô hạn, xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt.

Triển khai linh hoạt các biện pháp ứng phó với khô hạn, xâm nhập mặn

Triển khai linh hoạt các biện pháp ứng phó với khô hạn, xâm nhập mặn

Do ảnh hưởng của El Nino, từ đầu năm đến nay lượng mưa ở nhiều vùng trên cả nước bị thiếu hụt, nền nhiệt độ cao, nắng nóng kéo dài, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn đã xảy ra ở một số địa phương, nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung, Tây Nguyên.

Phòng chống hạn, mặn: Tiền Giang không để người dân thiếu nước nước sinh hoạt

Phòng chống hạn, mặn: Tiền Giang không để người dân thiếu nước nước sinh hoạt

Thực hiện chỉ đạo ứng phó khẩn cấp triều cường và xâm nhập mặn theo Công điện của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Tiền Giang đã triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm đảm bảo phục vụ nước sinh hoạt cho gần 113.000 hộ với gần 409.000 dân ở các huyện phía Đông trước tình hình hạn mặn diễn biến phức tạp trong mùa khô 2023 – 2024.

Phòng chống hạn, mặn: Nhiều giải pháp xuống giống tập trung vụ Hè Thu

Phòng chống hạn, mặn: Nhiều giải pháp xuống giống tập trung vụ Hè Thu

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long, vụ lúa Hè Thu năm 2024, toàn tỉnh dự kiến xuống giống khoảng 35.000 ha lúa, chia làm 3 đợt từ đầu tháng 1 đến cuối tháng 5. Thời điểm hiện tại, nông dân tại các địa phương trong tỉnh đang làm đất và xuống giống tập trung đợt 2. Đây là đợt xuống giống với diện tích lớn nhất với khoảng 25.000 ha trải đều ở các địa phương trong tỉnh.

Ông Ngô Nguyên Phong, Phó Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Tuấn Kiệt - TTXVN

Phòng chống hạn mặn: Bạc Liêu xây dựng 3 kịch bản ứng phó

Chiều ngày 14/3, Đoàn công tác Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) do ông Nguyễn Hồng Khanh – Cục phó Cục Thủy lợi làm Trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bạc Liêu về tác chuẩn bị ứng phó với tình hình hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Trồng dưa hấu vụ Đông Xuân ở xã ven biển Tân Thành (Gò Công Đông). Ảnh: Minh Trí - TTXVN

Tiền Giang: Bảo vệ vùng chuyên canh cây ăn quả đặc sản trước hạn mặn

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, trước tình hình thời tiết, thủy văn đang diễn biến phức tạp trong mùa khô 2023 – 2024, dự báo triều cường và mặn sẽ xâm nhập sâu về phía thượng lưu sông Tiền trong tháng 3 và tháng 4 tới, Tiền Giang chủ động đề ra nhiều giải pháp tích cực phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, đảm bảo nguồn nước tưới tiêu, bảo vệ các vùng trồng chuyên canh cây ăn quả đặc sản. Đồng thời, tích cực hỗ trợ nông dân địa phương ứng phó, chăm sóc phục hồi vườn cây ăn quả trước, trong và sau thu hoạch.

Anh Nguyễn Chế Linh, công nhân quản lý cống Láng Thé, xã Đại Phước, huyện Càng Long (Trà Vinh) đo độ mặn nước trong cống. Ảnh: Thanh Hòa-TTXVN

Hạn mặn đầu năm 2024 có thể rất gay gắt và lấn sâu vào vùng ven biển

Nhận định về tình hình El Nino trong những tháng đầu năm 2024, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Mai Văn Khiêm cho biết, từ tháng 1-2/2024, El Nino tiếp tục duy trì với xác suất trên 95%. Sau đó, xác suất của hiện tượng El Nino giảm xuống mức 60-85% vào thời kỳ tháng 3 - 5/2024. Do vậy, các tháng mùa khô năm 2023 - 2024, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có khả năng xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
Nông dân huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) làm đất chuẩn bị xuống giống vụ lúa Hè Thu 2023. Ảnh Tuấn Phi – TTXVN

Sóc Trăng đẩy nhanh xuống giống vụ Hè Thu, hạn chế rủi ro cuối vụ

Nông dân trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đang đẩy nhanh tiến độ xuống giống vụ Hè Thu 2023. Để giúp nông dân đạt hiệu quả, ngành chuyên môn tỉnh Sóc Trăng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hạn chế rủi ro do ảnh hưởng hạn mặn, dịch hại và mưa bão làm đổ ngã ảnh hưởng đến năng suất ở cuối vụ.
Vùng ven biển Tiền Giang ứng phó hạn mặn mùa khô

Vùng ven biển Tiền Giang ứng phó hạn mặn mùa khô

Hiện nay, các huyện ven biển Gò Công (Tiền Giang), Gò Công Đông và Tân Phú Đông đang chủ động triển khai các giải pháp ứng phó hạn hán và xâm nhập mặn trong mùa khô 2022 – 2023, bảo vệ sản xuất và đời sống người dân gắn với chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi thích ứng biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai.
Công trình cống Phú Phong (Châu Thành, Tiền Giang). Ảnh: Minh Trí - TTXVN

Tiền Giang bảo vệ vùng cây ăn quả xuất khẩu trước nguy cơ hạn mặn

Các huyện Cai Lậy, thị xã Cai Lậy, Châu Thành nằm trong vùng kiểm soát lũ phía Tây tỉnh Tiền Giang, có vùng trồng cây ăn quả đặc sản giá trị xuất khẩu cao như: vú sữa lò rèn Vĩnh Kim, sầu riêng, bưởi da xanh,… Đây cũng là địa bàn thường xuyên bị ảnh hưởng hạn hán và xâm nhập mặn gây nhiều thiệt hại vào mùa khô hàng năm nếu không có biện pháp ứng phó hữu hiệu.
Ông Phạm Văn Lẹ (ấp Kênh Nhiếm, xã Phú Thạnh, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang) chia sẻ về mô hình sản xuất hiệu quả của mình. Ảnh: Minh Trí - TTXVN

Nông dân Phạm Văn Lẹ chuyển đổi mô hình sinh kế, ứng phó hiệu quả hạn mặn

Tân Phú Đông là huyện cù lao giáp biển Đông, thường xuyên đối mặt với hạn hán và xâm nhập mặn, sản xuất nông nghiệp rất khó khăn, nhất là trồng lúa bấp bênh mỗi năm chỉ canh tác được một vụ. Những năm thiên tai, nông dân mất trắng. Nhiều hộ dân lâm vào hoàn cảnh khó khăn, phải đi làm thuê, làm mướn nơi xa kiếm sống.
An Giang triển khai nhiều giải pháp phòng chống hạn, mặn

An Giang triển khai nhiều giải pháp phòng chống hạn, mặn

Dự báo xâm nhập mặn vùng giáp ranh giữa hai tỉnh An Giang - Kiên Giang cao nhất có khả năng ở mức từ 0,1 - 0,3‰, xấp xỉ trung bình nhiều năm, tỉnh An Giang đang triển khai nhiều biện pháp phòng chống ngăn mặn, trữ ngọt phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân.
Tiền Giang tái cơ cấu nông nghiệp ở địa bàn ven biển

Tiền Giang tái cơ cấu nông nghiệp ở địa bàn ven biển

Các huyện, thị ven biển phía Đông tỉnh Tiền Giang như Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công, Chợ Gạo vốn thiên nhiên khắt nghiệt, thường xuyên bị ảnh hưởng hạn – mặn và thiên tai, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là thực trạng độc canh cây lúa mỗi năm ba vụ đối mặt nhiều rủi ro, thách thức. Những năm hạn – mặn gay gắt và kéo dài, thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp tại đây rất lớn.
Bến Tre: Mang nước sạch đến vùng hạn mặn

Bến Tre: Mang nước sạch đến vùng hạn mặn

Ngày 26/4, hai hệ thống máy lọc nước có công suất 6.000 lít nước sạch/ngày, do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Keppel Land Việt Nam tài trợ đã được bàn giao cho UBND hai xã Bảo Thuận (huyện Ba Tri) và Đại Hòa Lộc (Bình Đại) - hai địa phương đang chịu tác động nặng nề của hạn mặn. Dự kiến, hai hệ thống này sẽ đem lại nước sạch cho gần 20.000 người dân địa phương.
Cống ngăn mặn Bà Xẩm, huyện Long Phú (Sóc Trăng) đang vận hành và phát huy tốt hiệu quả trong việc ngăn mặn, trữ ngọt, phục vụ sản xuất cho người dân. Ảnh: Chanh Đa-TTXVN

Sóc Trăng chủ động cơ cấu mùa vụ ứng phó với hạn mặn

Ngay từ mùa khô 2022, ngành nông nghiệp Sóc Trăng đã triển khai nhiều biện pháp ứng phó, chủ động trong việc tích ngọt, ngăn mặn nhằm hạn chế những tác động của hạn, mặn đến đời sống sản xuất của người dân trên địa bàn.
Nông dân trồng chôm chôm tại Vĩnh Long vượt "khó khăn kép"

Nông dân trồng chôm chôm tại Vĩnh Long vượt "khó khăn kép"

Bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 cùng hệ lụy của hạn mặn gay gắt từ mùa khộ năm 2019-2020 nên các nhà vườn trồng chôm chôm tại tỉnh Vĩnh Long thêm một năm canh tác khó khăn. Nông dân chưa kịp vui mừng vì vườn chôm chôm dần khôi phục sau khi bị nhiễm mặn thì tình hình dịch COVID-19 phức tạp khiến việc tiêu thụ gặp khó khăn.