Phục hồi sau hạn, mặn vùng ven biển (Bài cuối)

Bài 2 (Bài cuối): Sống chung với hạn mặn

Hạn hán, xâm nhập mặn ngày càng gay gắt và khó lường. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, ngoài những giải pháp của cơ quan chức năng chủ động thực hiện nhiều biện pháp để ứng phó với hạn, xâm nhập mặn từ sớm, từ xa thì mỗi người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác, hình thành tư duy ứng phó, thích ứng với những tác động của biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra gay gắt.

vna_potal_cau_chuyen_“thuan_thien”_cua_nguoi_dan_vung_han_man_dbscl_7275221.jpg
Áp dụng mô hình tưới tiêu tiết kiệm kết hợp nhà lưới hở nhằm tránh thất thoát nước, lưới tối màu giảm nắng ở ấp Thân Bình, xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Ảnh: Hồng Đạt-TTXVN

Chuyển đổi thích ứng

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An, trong năm 2023, toàn tỉnh có gần 8.300 ha chuyển đổi cây trồng từ đất trồng lúa sang cây trồng hàng năm và cây ăn quả; trong đó, chuyển đổi sang cây hàng năm là gần 7.600 ha và chuyển đổi sang trồng cây lâu năm là 656 ha.

Nhiều mô hình chuyển đổi cây trồng mang lại hiệu quả khá tích cực, giúp người nông dân thu lợi nhuận cao hơn so với trước, như trồng dưa hấu mang lại lợi nhuận từ 70 - 150 triệu đồng/ha mỗi vụ; trồng cây khoai mỡ lợi nhuận từ 40 - 60 triệu đồng/ha; cây chanh lợi nhuận từ 60 - 100 triệu đồng/ha; cây mít lợi nhuận từ 100 - 150 triệu đồng/ha.

vna_potal_cau_chuyen_“thuan_thien”_cua_nguoi_dan_vung_han_man_7275211.jpg
Mô hình đưa màu xuống ruộng đang là giải pháp mà nhiều nông dân vùng ngọt hóa huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau áp dụng để thích ứng với điều kiện hạn hán sẽ còn gay gắt hơn. Ảnh: Huỳnh Anh -TTXVN

Anh Nguyễn Ngọc Tấn Đạt (xã Phước Tuy, huyện Cần Đước, Long An) cho biết, gia đình đã mạnh dạn chuyển gần 1 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau màu. Mỗi năm có thể trồng từ 3 - 4 vụ rau màu như bầu, bí, đậu bắp, ớt,... cho lợi nhuận trung bình mỗi vụ từ 20 - 30 triệu đồng, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa.

Theo ông Nguyễn Văn Mẫn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, tuy mùa khô năm 2024 diễn biến phức tạp, hạn hán và xâm nhập mặn khốc liệt nhưng không gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nhờ địa phương chủ động triển khai ứng phó từ sớm, từ xa với những giải pháp hiệu quả, phù hợp từng vùng sản xuất. Tại vùng dự án ngọt hóa Gò Công phía Đông tỉnh Tiền Giang, rút kinh nghiệm những năm trước, địa phương chủ động không sản xuất vụ Thu Đông 2023, các địa phương tổ chức phương án lấy ngọt trữ trong nội đồng qua cống đầu mối Xuân Hòa ngay từ đầu mùa khô 2023 - 2024, khuyến cáo nông dân chuyển đổi cây trồng tại những địa bàn khó khăn nhằm đảm bảo vụ lúa Đông Xuân ăn chắc, giảm nhẹ thiên tai.

Tại vùng chuyên canh trồng thanh long lớn nhất tỉnh Tiền Giang tập trung ở huyện Chợ Gạo với 6.870 ha thanh long với diện tích thanh long đang cho trái là 5.850 ha với sản lượng thu hoạch 190.000 tấn/năm, người dân đã áp dụng nhiều biện pháp ứng phó hạn hán có hiệu quả. Để thích ứng hạn, mặn năm nay, người dân địa phương đã thực hiện các giải pháp tích trữ và sử dụng hiệu quả nguồn nước ngọt, thực hiện tưới nước tiết kiệm trên cây thanh long, cây dừa; ưu tiên nước tưới cho những vườn thanh long đang có trái chuẩn bị thu hoạch.

vna_potal_cau_chuyen_“thuan_thien”_cua_nguoi_dan_vung_han_man_7275175.jpg
Hồ trữ nước ngọt bằng màng phủ bạt của người dân huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre đầu tư để đảm bảo nguồn nước tưới cho cây trồng. Ảnh: Hồng Đạt-TTXVN

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, để những vùng nguyên liệu trọng điểm phát triển hiệu quả, các địa phương tỉnh Bến Tre đã tích cực triển khai biện pháp công trình, phi công trình chủ động ứng phó ngăn mặn, trữ ngọt, điều tiết thủy lợi đủ nước cung ứng cho sản xuất. Các nhà vườn cũng chủ động đào ao trữ nước, ứng dụng các biện pháp tưới tiết kiệm để làm mát cho cây. Bên cạnh đó, một số vùng sản xuất cây ăn quả đã chuyển đổi "né" mặn mang lại hiệu quả thiết thực. Đơn cử như một số vùng trồng sầu riêng tại huyện Chợ Lách, Châu Thành, nông dân sử dụng kỹ thuật xử lý cho quả sớm trước khi nước mặn xâm nhập, vừa bán dược giá cao, vừa bảo vệ được vườn cây. Khi mưa xuống, nông dân tập trung các giải pháp để phục hồi giúp cây phát triển nhanh hơn cho trái vào mùa thuận.

vna_potal_cau_chuyen_“thuan_thien”_cua_nguoi_dan_vung_han_man_7275173.jpg
Thường xuyên đo độ mặn tại Cống chợ Thanh Trung (địa bàn ba ấp Thanh Trung, Tân Trung, Trung Hiệp, xã Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) để vận hành cống, đảm bảo an toàn nguồn nước cho bà con nhân dân trong mùa hạn, mặn. Ảnh: Hồng Đạt-TTXVN

Ông Nguyễn Anh Quốc, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre cho biết, hạn chế ảnh hưởng hạn mặn đến hoạt động sản xuất, ngành chức năng địa phương khuyến cáo nông dân dành 10% - 20% diện tích để đào ao trải bạt, xử lý trữ ngọt, ngoài ra tưới tiết kiệm, dùng các biện pháp xử lý sinh học phun qua lá để cây khỏe mạnh, có năng suất, chất lượng, đảm bảo mùa vụ sản xuất. Bên cạnh đó, khuyến cáo sản xuất rải vụ, những vùng điều kiện không tốt thì không sản xuất lúc cho ra hoa ra trái tập trung vào hạn mặn mà xử lý nghịch sau đó để đảm bảo nguồn nguyên liệu cung ứng cho doanh nghiệp quanh năm.

Chủ động ứng phó lâu dài

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An – Nguyễn Thanh Truyền cho biết, ngành chức năng đang khuyến khích và hướng dẫn người dân tham gia sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, điều chỉnh việc cấp nước phù hợp khi nguồn nước bị thiếu hụt, bảo đảm hiệu quả sản xuất. Đặc biệt, đối với sản xuất lúa, Long An tập trung nghiên cứu phát triển và chuyển giao các giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao thích nghi điều kiện canh tác (chịu mặn, chịu hạn, chịu phèn); tập trung triển khai, nhân rộng các mô hình, biện pháp canh tác hiện đại, hiệu quả cao như thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP), kỹ thuật canh tác “3 giảm, 3 tăng”, kỹ thuật canh tác “1 phải, 5 giảm”, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM),... Khuyến cáo nhân dân sử dụng các giống lúa xác nhận và giảm lượng giống gieo sạ xuống còn từ 80 - 100 kg/ha, sử dụng các giống lúa ngắn ngày, bố trí nhóm giống cùng thời gian sinh trưởng để đảm bảo đủ nước tưới.

vna_potal_long_an_gan_20_ngan_ha_dien_tich_cay_trong_co_nguy_co_bi_anh_huong_han_thieu_nuoc_7294436.jpg
Vườn thanh long thuộc xã Hướng Thọ Phú, thành phố Tân An, tỉnh Long trong mùa hạn. Ảnh: Thanh Bình-TTXVN

Bên cạnh nguồn nước phục vụ sản xuất, Long An cũng tập trung nhiều giải pháp để giải quyết bài toán khó về nguồn nước sạch; trong đó, tập trung đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn về nguồn nước ở vùng hạ các huyện Cần Giuộc, Cần Đước. Các dự án hoàn thành đưa vào sử dụng đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu bức thiết của người dân; Góp phần đưa tỷ lệ người dân khu vực nông thôn của tỉnh được sử dụng nước hợp vệ sinh lên 99,88%, tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch đạt 75,2% vào cuối năm 2024.

UBND tỉnh Tiền Giang yêu cầu các địa phương củng cố hệ thống đê bao ngăn mặn và triều cường cho từng tiểu vùng sản xuất, không để ảnh hưởng đến trà lúa, chủ động ra quân làm thủy lợi nội đồng, khai thông dòng chảy, dẫn nước tưới tiêu. Các địa phương vùng phía Đông khẩn trương nạo vét 70 tuyến kênh rạch nội đồng có tổng chiều dài trên 143.000 m, khối lượng đất đào đắp gần 4,2 triệu m3 đất với kinh phí khoảng 23 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Văn Mẫn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang cho biết, để ứng phó với tình hình hạn, mặn xâm nhập, tỉnh Tiền Giang đầu tư 580,4 tỷ đồng làm 6 cống ngăn mặn tại đầu các kênh rạch thông ra sông Tiền, đồng thời Trung ương hỗ trợ đầu tư 582 tỷ đồng làm cống âu Nguyễn Tấn Thành ngăn mặn tại đầu kênh Nguyễn Tấn Thành. Ngoài ra, các huyện, thị còn đầu tư 20,5 tỷ đồng nạo vét 144 tuyến kênh nội đồng phục vụ sản xuất. Các công trình thủy lợi kể trên đã phát huy tốt hiệu quả ngăn mặn, trữ ngọt, bảo vệ vùng trồng cây ăn quả đặc sản phía Tây.

Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang khuyến khích nông dân các vùng chuyên canh cây ăn quả đặc sản xử lý rải vụ trên 4.750 ha cây ăn trái những địa bàn khó khăn nhằm hạn chế tình trạng cây mang trái lại bị ảnh hưởng thiên tai, sẽ suy kiệt và thiệt hại.

Theo ông Huỳnh Quang Đức, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, nông sản thường gắn liền với mùa vụ. Khi thời tiết ngày càng cực đoan do biến đổi khí hậu, tình trạng khan hàng, sốt giá càng là nỗi lo thường trực của doanh nghiệp xuất khẩu. Để hạn chế những rủi ro này về lâu dài, thì liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và vùng nguyên liệu càng cần phải được chú trọng. Không chỉ liên kết, xây dựng vùng nguyên liệu, mà doanh nghiệp còn xắn tay, cùng nông dân tăng cường kỹ thuật, hiệu quả canh tác, chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường. Hiện tỉnh Bến Tre đang tập trung, kêu gọi hướng dẫn người dân làm theo chuỗi giá trị sản phẩm, xây dựng mã số vùng trồng, liên kết doanh nghiệp. Qua đó, đảm bảo nguồn cung nông sản xuất khẩu, nhất là sản phẩm trái cây đặc sản riêng có của tỉnh Bến Tre.

vna_potal_cau_chuyen_“thuan_thien”_cua_nguoi_dan_vung_han_man_7275213.jpg
Hệ thống rạch nước, tưới tiêu sầu riêng trong vườn nhà ông Lê Ngọc Sơn (ấp Sơn Phụng, xã Sơn Định, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre). Ảnh: Hồng Đạt -TTXVN

Theo ông Huỳnh Quang Đức, các giải pháp công trình ứng phó hạn mặn tại Bến Tre thời gian qua đã phát huy hiệu quả, người dân Bến Tre đã có kinh nghiệm trong cách ứng phó. Tuy nhiên, ảnh hưởng biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, khó lường. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, ngoài những giải pháp của cơ quan chức năng, mỗi người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác, hình thành tư duy ứng phó, thích ứng với những tác động của hạn, mặn. Do đó, ngành chức năng tỉnh Bến Tre luôn khuyến cáo người dân chủ động ứng phó ngay từ mùa mưa đến và luôn phải thích ứng, sống chung với hạn mặn trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, ngành tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức và đẩy mạnh hướng dẫn người dân sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, phòng, chống ô nhiễm nguồn nước. Ngoài ra, ngành cũng tích cực phối hợp các địa phương vận động nông dân thay đổi tập quán canh tác; khuyến khích nông dân áp dụng các mô hình nông nghiệp xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu. (Hết)

Phúc Hậu – Hữu Chí – Trường Giang

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Hoài Thu – TTXVN

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh: Đắk Lắk và Phú Yên thành lập Tổ phối hợp liên tỉnh

Ngày 18/4, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk phối hợp với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên tổ chức Hội nghị triển khai chủ trương của Trung ương về việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh. Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung và Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên Cao Thị Hòa An chủ trì hội nghị.

nắng nóng, Hà Nội, thời tiết 18/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia

Thời tiết ngày 18/4/2025: Hà Nội có nơi nắng nóng trên 35 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 18/4, nhiều khu vực trong cả nước có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt. Riêng thủ đô Hà Nội có nơi nắng nóng với nền nhiệt trên 35 độ C; chiều tối và đêm có mưa dông, đề phòng trong mưa dông đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh tại Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ.

Thanh niên - Lực lượng nòng cốt xây dựng nông thôn mới 4.0

Thanh niên - Lực lượng nòng cốt xây dựng nông thôn mới 4.0

Ngày 17/4, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả Đoàn Thanh niên tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và đề xuất giai đoạn 2026-2030.

Học sinh tại các xóm Săng Bờ, xóm Nưa, xóm Tham, xóm Lau Bai... thường phải dậy từ 5 giờ sángvà bắt đầu hành trình bằng thuyền để đến trường vì khoảng cách di chuyển rất xa. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN

Vùng cao Đà Bắc vượt khó, nâng cao chất lượng dạy và học

Những năm gần đây, ngành Giáo dục huyện Đà Bắc từng bước vượt khó mạnh mẽ, đạt được những kết quả đáng ghi nhận khi có 29/47 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó tất cả các trường tiểu học đều đạt chuẩn. Điều này đã và đang tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của giáo dục vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Hòa Bình.

Đẩy nhanh tiến độ 2 dự án thủy lợi trọng điểm tại Đắk Nông

Đẩy nhanh tiến độ 2 dự án thủy lợi trọng điểm tại Đắk Nông

Theo Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh Đắk Nông, hiện tỉnh đang triển khai 2 dự án thủy lợi trọng điểm với tổng kinh phí gần 1.350 tỷ đồng. Đây là 2 dự án được triển khai tại 2 huyện Đắk Mil và Krông Nô, nơi tình trạng khô hạn có xu hướng ngày càng gay gắt trong các năm gần đây.

Giá xăng dầu tiếp tục giảm 2 phiên liên tiếp

Giá xăng dầu tiếp tục giảm 2 phiên liên tiếp

Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4. Theo đó, giá các loại nhiên liệu gồm xăng RON95, E5RON92, dầu điêzen, dầu hoả tiếp tục giảm, riêng dầu madút tăng nhẹ.

Chống khô hạn, không để người dân Đồng bằng sông Cửu Long thiếu nước

Chống khô hạn, không để người dân Đồng bằng sông Cửu Long thiếu nước

Tình trạng khô hạn, thiếu nước đang diễn ra ở nhiều địa phương, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Mai Văn Khiêm, từ tháng 4 -7, tình hình nắng nóng, khô hạn có khả năng xảy ra tại nhiều khu vưc, đặc biệt là khu vực phía Tây Bắc Bộ (Điện Biên, Sơn La, Lai Châu...) và các tỉnh từ Phú Yên đến Bình Thuận, Kom Tum, Gia Lai, Đắk Lắk.

Thanh Nưa - điểm sáng vùng biên sau chiến tranh

Thanh Nưa - điểm sáng vùng biên sau chiến tranh

Nằm trên tuyến Quộc lộ 12, xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) là địa danh lịch sử trong Chiến dịch Điện Biên Phủ với Di tích đồi Độc Lập. Trải qua 71 năm, sau ngày chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, từ mảnh đất chịu nhiều vết thương chiến tranh, Thanh Nưa nay đã “thay da đổi thịt” với nhiều khởi sắc, minh chứng cho sự đoàn kết của Đảng bộ, chính quyền và người dân nơi đây.

Từ tháng 5-7, bão và áp thấp nhiệt đới có khả năng hoạt động trên khu vực Biển Đông

Từ tháng 5-7, bão và áp thấp nhiệt đới có khả năng hoạt động trên khu vực Biển Đông

Nhận định xu thế thời tiết từ tháng 5 - 7, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Hoàng Phúc Lâm cho biết, bão và áp thấp nhiệt đới có khả năng hoạt động trên khu vực Biển Đông và ảnh hưởng đến Việt Nam ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm (trung bình nhiều năm trên Biển Đông là 3,2 cơn, đổ bộ vào đất liền là 0,3 cơn).

Hà Nam ngăn chặn đám cháy rừng Ba Sao không để lan rộng

Hà Nam ngăn chặn đám cháy rừng Ba Sao không để lan rộng

Sáng 17/4, ông Nguyễn Thành Thăng, Chủ tịch UBND thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam cho biết, đến khoảng 1h30 ngày 17/4, đám cháy rừng tại khu vực phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng đã tắt, không lan rộng sang các khu vực xung quanh. Do đám cháy xảy ra trên núi cao nên đến thời điểm này vẫn chưa thống kê đầy đủ diện tích đám cháy.

Thời tiết ngày 15/4: Tây Nguyên và Nam Bộ có nơi nắng nóng

Thời tiết ngày 17/4/2025: Vùng núi phía Tây Trung Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 17/4, nhiều khu vực có nắng, có nơi nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nền nhiệt trên 37 độ C, chiều tối và đêm có mưa dông, đề phòng trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh tại Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ.

Đắk Nông tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án tại huyện Đắk Glong

Đắk Nông tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án tại huyện Đắk Glong

Việc đẩy nhanh tiến độ các dự án, từ đầu tư công cho tới các chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông hiện vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Trong đó, nổi bật là chồng lấn quy hoạch mỏ khoáng sản bô xít Đắk Nông và thực trạng huyện chưa có mỏ đất san lấp nào được cấp phép khai thác.

Xanh hóa “vùng đất khát” Ninh Thuận

Xanh hóa “vùng đất khát” Ninh Thuận

Nói đến Ninh Thuận thì hầu như ai cũng đều biết đến, đó là địa phương của “nắng và gió” với đặc trưng “gió như phang, nắng như rang”. Nắng chói chang từ trên trời đổ xuống, nắng từ đất bạc khô cằn hắt lên… đã làm cho Ninh Thuận gặp nhiều khó khăn về nguồn nước. Những năm về trước, mùa hạn đến là Ninh Thuận lại phải "gồng mình" tìm nguồn nước để cứu khát cho người dân ở một số địa phương, rất vất vả.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng có tính cách mạng, hành động, khả thi cao

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng có tính cách mạng, hành động, khả thi cao

Sáng 16/4, tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 11, khóa XIII do Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính truyền đạt chuyên đề 1, trong đó nêu rõ tại Hội nghị Trung ương 11 các dự thảo Văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng được bổ sung, hoàn thiện nội dung theo hướng có tính cách mạng, hành động, khả thi cao, ngắn gọn, súc tích, có trọng tâm, trọng điểm, đồng thời bảo đảm tính khái quát cao của Văn kiện Đại hội Đảng.

Vụ cháy rừng tại Vĩnh Phúc: Thiệt hại 20 ha rừng bạch đàn ở núi Ngang

Vụ cháy rừng tại Vĩnh Phúc: Thiệt hại 20 ha rừng bạch đàn ở núi Ngang

Liên quan đến vụ cháy rừng ở núi Ngang, xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, ông Lưu Xuân Ba, Phó Chủ tịch UBND xã Đạo Trù cho hay, chính quyền địa phương và ngành chức năng đã xác định ban đầu có 20ha rừng bạch đàn chủ yếu ở xã Đạo Trù (một phần ở xã Bồ Lý - Tam Đảo) bị thiệt hại.

Những vùng “đất thép” ở Ninh Thuận vươn mình mạnh mẽ

Những vùng “đất thép” ở Ninh Thuận vươn mình mạnh mẽ

50 năm sau Ngày giải phóng Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2025) và giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Ninh Thuận luôn phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết một lòng, nỗ lực xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Những vùng “đất thép” trong kháng chiến giờ đây đã khoác lên mình diện mạo mới, đời sống người dân được nâng lên rõ rệt.

Vẹn nguyên khát vọng thống nhất non sông ở vùng giới tuyến

Vẹn nguyên khát vọng thống nhất non sông ở vùng giới tuyến

Cầu Hiền Lương - sông Bến Hải (Vĩ tuyến 17) là giới tuyến chia cắt đất nước đằng đẵng suốt 21 năm (1954-1975), đã trở thành biểu tượng cho khát vọng thống nhất non sông. Cầu Hiền Lương - sông Bến Hải ngày nay thuộc Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, là nơi giáp ranh giữa hai huyện Gio Linh ở bờ Nam và Vĩnh Linh ở bờ Bắc, tỉnh Quảng Trị.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 16/4/2025: Nắng bao trùm nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 16/4, nhiều khu vực ngày nắng, có nơi nắng nóng với nền nhiệt trên 35 độ C, chiều tối và đêm có mưa dông, đề phòng trong mưa dông khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.