Đồng bào Khmer góp phần đưa Kiên Giang ngày càng phát triển

Kiên Giang là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer chiếm 13% với hơn 56.000 hộ, khoảng 237.000 nhân khẩu. Đồng bào Khmer đã nêu cao tinh thần đoàn kết, tích cực tham gia các phong trào hành động cách mạng ở địa phương, góp phần đưa Kiên Giang ngày càng phát triển.

potal-kien-giang-thuc-hien-hieu-qua-cong-tac-giam-ngheo-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-7961545.jpg
Gia đình ông Danh Bọt tại xã Vĩnh Hòa Hưng Nam (Gò Quao, Kiên Giang) đã thoát nghèo nhờ nghề vót câu, vót hom tre làm ống trúm đặt lươn với nguồn thu nhập khoảng 500.000 đồng/ngày. Ảnh: Văn Sĩ - TTXVN

Quê hương khởi sắc

Thới Quản là một trong những xã Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân của huyện Gò Quao, đã được nhận Huân chương Giải phóng hạng Nhất và hạng Ba. Toàn xã có 278 liệt sỹ, hàng trăm thương binh, 6 Mẹ Việt Nam Anh hùng, hàng ngàn người dân đã ngã xuống vì bom đạn; 831 người được tặng thưởng Huân, Huy chương kháng chiến.

Đến cuối năm 2024, toàn xã còn 92 hộ nghèo, chiếm 2,1% (phần lớn là người ngoài tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động, không đất sản xuất). Ông Chương Hoàng Tha, Bí thư Đảng ủy xã Thới Quản cho biết, xã luôn ưu tiên đầu tư đối với ấp có đông đồng bào dân tộc. Đặc biệt, từ khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, bộ mặt của xã có nhiều chuyển biến tích cực, cuộc sống của người dân được nâng cao. "Thường vụ Đảng ủy, UBND xã chỉ đạo những ấp có đông đồng bào dân tộc được ưu tiên thực hiện, đặc biệt cơ sở hạ tầng để người dân có điều kiện phát triển kinh tế. Nhờ vậy đến nay, những ấp đông hộ dân tộc Khmer đã có nhiều khởi sắc" - ông Chương Hoàng Tha nhấn mạnh.

Trên địa bàn xã có Nhà bia ghi tên liệt sỹ, Đài tưởng niệm truyền thống cách mạng và 4 ngôi chùa Khmer. Trong những năm kháng chiến, chùa Tổng Quản là nơi nuôi, bảo vệ nhiều thế hệ cán bộ, trí thức cách mạng hoạt động an toàn. Bên cạnh đó, nhà sư và phật tử nơi đây luôn một lòng theo Đảng, tích cực tham gia lực lượng kháng chiến giải phóng dân tộc. Đại đức Trương Văn Tuấn, Phó trụ trì chùa Tổng Quản cho biết, những năm trở lại đây, thu nhập của người dân tăng lên đáng kể. Số hộ nghèo giảm mạnh. Hiện nay, hệ thống đường giao thông trên địa bàn được bê tông hóa đến từng xóm; 100% người dân được sử dụng điện lưới quốc gia, nước sạch… Mọi người dân đều chấp hành pháp luật tốt.

potal-kien-giang-thuc-hien-hieu-qua-cong-tac-giam-ngheo-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-7961544.jpg
Gia đình bà Thị Huệ tại xã Thủy Liễu (Gò Quao, Kiên Giang) được hỗ trợ nhà ở năm 2024 từ chương trình nhà ở dành cho đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Văn Sĩ - TTXVN

Theo ông Danh Chí (ngụ ấp Hòa Bình, xã Thới Quản): "Địa phương có giao thông thuận tiện; nhà cửa khang trang. Lễ tết của đồng bào được tổ chức trang trọng. Người nghèo, gia đình khó khăn được Đảng, Nhà nước chăm lo xây nhà, hỗ trợ tiền, quà… Bản thân tôi nói riêng và đồng bào dân tộc Khmer nói chung rất biết ơn Đảng, Nhà nước đã quan tâm chăm lo để người dân có cuộc sống ngày một ấm no, đầm ấm".

Đoàn kết dân tộc

Theo ông Danh Phúc, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Kiên Giang, qua triển khai các nghị quyết của Tỉnh ủy về phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các chương trình, mục tiêu quốc gia, tỉnh đã đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, nhà ở; đồng thời, hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm; vốn ưu đãi để phát triển sản xuất... Hộ dân tộc Khmer được sử dụng nước hợp vệ sinh; tỷ lệ hộ Khmer sử dụng điện thường xuyên, an toàn đạt gần 100%. Nhờ đó, địa phương đã kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số xuống còn 1,86% vào cuối năm 2024. Đội ngũ cán bộ, công chức Khmer trong hệ thống chính trị của tỉnh ngày càng phát triển, trong số đó có nhiều người là lãnh đạo chủ chốt của tỉnh.

potal-kien-giang-thuc-hien-hieu-qua-cong-tac-giam-ngheo-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-7961529.jpg
Gia đình chị Neang Sà Gom tại xã Thủy Liễu (Gò Quao, Kiên Giang) được hỗ trợ đàn trâu từ dự án giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số để phát triển kinh tế. Ảnh: Văn Sĩ - TTXVN

Những thành tựu đạt được xuất phát từ những chủ trương, đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước, sự quyết tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các cấp, ngành; đặc biệt là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của đồng bào, cán bộ, chiến sỹ trong tỉnh. Đồng bào, cán bộ, chiến sỹ đã thể hiện niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo; nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, tích cực tham gia đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn trong chiến lược "diễn biến hòa bình", gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc của các thế lực thù địch.

Sau 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, với sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước và nỗ lực của người dân, Kiên Giang - vùng đất chịu nhiều bom đạn nay đã hoàn toàn thay da đổi thịt...

Lê Sen

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Đổi thay vùng căn cứ cách mạng Đá Bàn

Đổi thay vùng căn cứ cách mạng Đá Bàn

Căn cứ cách mạng Đá Bàn, xã Ninh Sơn, thị xã Ninh Hòa xưa là vùng rừng núi hoang sơ, đến nay đã “thay da đổi thịt”, là xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao của tỉnh Khánh Hòa.

Quân dân Kiên Giang mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Quân dân Kiên Giang mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Với chủ đề “Quân dân Kiên Giang mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025”, các hoạt động “Tết Quân - Dân” của tỉnh Kiên Giang đã hoàn thành mục tiêu, kế hoạch, với tổng kinh phí thực hiện hơn 12 tỷ đồng.

Đối thoại chính sách xử lý chất thải trong sản xuất cà phê tại Việt Nam

Đối thoại chính sách xử lý chất thải trong sản xuất cà phê tại Việt Nam

Chiều 11/4 tại thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tổ chức hội thảo tổng kết đánh giá dự án: "Xây dựng đối thoại chính sách, nâng cao năng lực và nhận thức sử dụng vật tư nông nghiệp có trách nhiệm, thu gom và xử lý chất thải trong sản xuất cà phê tại Việt Nam".

Diện mạo mới nơi vùng cao Nậm Pì

Diện mạo mới nơi vùng cao Nậm Pì

Từng là một xã khó khăn nhất của huyện Nậm Nhùn (Lai Châu), ngày nay, Nậm Pì đã có nhiều khởi sắc. Đồng bào các dân tộc đã có cuộc sống ổn định hơn, biết làm kinh tế; nhiều hủ tục lạc hậu đang dần bị loại bỏ.

Xuất hiện thêm hố sụt gần "hố tử thần" tại Bắc Kạn

Xuất hiện thêm hố sụt gần "hố tử thần" tại Bắc Kạn

Trưa 11/4, Bí thư Chi bộ thôn Hiệp Lực (xã Kim Lư, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn) Lý Đức Hoàng cho biết, cách hố sụt lớn tại Km80+050 Quốc lộ 3B khoảng 50m vừa xuất hiện thêm một hố sụt nữa. Hố sụt này ở ruộng, có hình tròn, đường kính khoảng 2m, sâu 6m.

Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường từ 12/4

Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường từ 12/4

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, nhiều hình thái thời tiết xuất hiện trong những ngày tới tại các khu vực. Tại Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ do ảnh hưởng không khí lạnh sẽ gây lạnh, rét kèm theo mưa dông ở khu vực này. Trong khi đó, khu vực miền Đông Nam Bộ nắng nóng có khả năng kéo dài trong những ngày tới.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 11/4/2025: Không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực Đông Bắc Bộ

Bản tin Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia phát đi ngày 11/4 dự báo: Trên đất liền, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, sau đó ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ kể từ ngày 12/4.

Cà Mau phát huy tinh thần “có gì góp nấy” trong đảng viên

Cà Mau phát huy tinh thần “có gì góp nấy” trong đảng viên

Để đạt mục tiêu đến cuối tháng 6/2025 hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, dột nát trên địa bàn tỉnh, chiều 10/4, Đoàn công tác do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân dẫn đầu đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện chương trình tại địa bàn huyện Phú Tân.

Bình Phước thực hiện yêu cầu “3 không” trong xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bình Phước thực hiện yêu cầu “3 không” trong xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tỉnh Bình Phước đang phấn đấu đến ngày 30/6/2025 hoàn thành xây dựng, sửa chữa 797 căn nhà cho người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ và hộ nghèo, cận nghèo. Do đó, các địa phương ưu tiên hỗ trợ sớm cho những hộ có đủ điều kiện, không vướng các thủ tục về pháp lý, nhất là vấn đề đất đai để triển khai xây dựng nhà theo phương châm “dễ làm trước, khó làm sau”. Trước mắt, Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh sẽ phân bổ kinh phí hỗ trợ các hộ có đất xây nhà.

Ứng phó hạn mặn, hạn chế ảnh hưởng đời sống người dân

Ứng phó hạn mặn, hạn chế ảnh hưởng đời sống người dân

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu, trong đó xâm nhập mặn là một trong rất nhiều hậu quả do biến đổi khí hậu gây nên. Tại nhiều tỉnh, thành phố thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tình hình xâm nhập mặn đã và đang diễn biến khó lường, đòi hỏi cần phải tiếp tục có những giải pháp ứng phó hiệu quả nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người dân tại các địa phương khu vực nêu trên.

Gia Lai xây mới, sửa chữa hơn 5.000 căn nhà

Gia Lai xây mới, sửa chữa hơn 5.000 căn nhà

Tính đến ngày 6/4, toàn tỉnh Gia Lai đã khởi công xây mới, sửa chữa 5.043 căn nhà, đạt 59,43% so với tổng số 8.485 căn theo kế hoạch; trong đó, 1.556 căn đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng.

EVNCPC hỗ trợ xây nhà ở cho hộ dân khó khăn ở miền Trung – Tây Nguyên

EVNCPC hỗ trợ xây nhà ở cho hộ dân khó khăn ở miền Trung – Tây Nguyên

Từ năm 2020-2025, Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã trích gần 116 tỷ đồng từ nguồn quỹ phúc lợi và sự đóng góp của cán bộ công nhân viên cho các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, an sinh xã hội; trong đó đã xây dựng và trao tặng 291 căn nhà tình nghĩa cho nhiều hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn 13 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung – Tây Nguyên có nơi ở an toàn, ổn định cuộc sống.

Thời tiết ngày 10/4/2025: Nắng nóng tiếp tục tại khu vực miền Đông Nam Bộ

Thời tiết ngày 10/4/2025: Nắng nóng tiếp tục tại khu vực miền Đông Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 10/4, ở khu vực miền Đông Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-36 độ C. Cùng đó, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ và vùng núi phía Tây khu vực từ Thanh Hóa đến Huế có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 35 độ C.

Ấm lòng hành động đẹp trên cao nguyên đá Hà Giang

Ấm lòng hành động đẹp trên cao nguyên đá Hà Giang

Chiều 9/4, Tổ công tác số 10 (Đội 4, Phòng Cảnh sát Giao thông, Công an tỉnh Hà Giang) đã tiến hành trao trả tài sản bị rơi cho một nữ du khách mang quốc tịch Latvia (Lít-va) trong chuyến du lịch khám phá Cao nguyên đá Đồng Văn.

Khởi công Nhà tránh trú tại Cao Bằng

Khởi công Nhà tránh trú tại Cao Bằng

Ngày 9/4, tại bản Chồi, xã Đình Phùng, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đã diễn ra lễ khởi công xây dựng Nhà tránh trú cộng đồng – công trình thể hiện sự nỗ lực ứng phó với thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu tại các khu vực dễ bị tổn thương.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 9/4/2025: Khu vực miền Đông Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 9/4, tại Nam Bộ nền nhiệt độ thấp nhất từ 24-27 độ C, độ cao nhất 33-36 độ C, có mây, ngày nắng. Riêng khu vực miền Đông Nam Bộ có nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông cấp 2-3. Trong mưa dông cảnh báo có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.