
Huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang đạt chuẩn nông thôn mới
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 670/QĐ-TTg ngày 26/3/2025 công nhận huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang đạt chuẩn nông thôn mới.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 670/QĐ-TTg ngày 26/3/2025 công nhận huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang đạt chuẩn nông thôn mới.
Kiên Giang có hơn 237.000 người dân tộc Khmer sinh sống, chiếm khoảng 13% dân số toàn tỉnh. Những năm qua, tỉnh đặc biệt quan tâm đến công tác đầu tư, tôn tạo các ngôi chùa; thực hiện tốt các chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để các sư, sãi, chư tăng và đồng bào theo đạo tu học, sinh hoạt; duy trì, phát huy các lễ hội truyền thống dân tộc Khmer nhằm phục vụ đời sống tinh thần nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Bằng nhiều hình thức vận động, thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ, tỉnh Kiên Giang đã huy động được nguồn lực để chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho những hộ khó khăn về nhà ở, đặc biệt là hộ dân tộc Khmer, qua đó giúp đồng bào "an cư lạc nghiệp", vươn lên ổn định cuộc sống...
Tỉnh Kiên Giang có đường bờ biển trên đất liền dài hơn 200 km với diện tích rừng phòng hộ ven biển hàng chục nghìn km là lợi thế phát triển kinh tế ven biển với đa dạng các mô hình như: nuôi sò huyết, nuôi ba khía, nuôi cá, tôm, cua biển… với thu nhập từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Phát huy hiệu quả kinh tế các mô hình mang lại, tỉnh Kiên Giang quan tâm nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững.
Những Chi hội trưởng Phụ nữ ấp được xem là những cánh tay nối dài để triển khai các chủ trương, chính sách hỗ trợ, chăm lo cho hội viên, phụ nữ được kịp thời, hiệu quả.
Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Hà Tiên (Bộ đội Biên phòng Kiên Giang) xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, “Mẫu mực tiêu biểu”, tinh nhuệ, hiện đại đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong kỷ nguyên phát triển, vươn mình của dân tộc.
Ngày 26/2, tại các huyện An Minh, Châu Thành và U Minh Thượng (Kiên Giang), Liên đoàn Lao động tỉnh trao 3 nhà “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên khó khăn thuộc Công đoàn ngành Y tế, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025).
Nhờ thực hiện tốt các chính sách dành cho đồng bào dân tộc thiểu số, cùng với tinh thần siêng năng, nhạy bén trong sản xuất kinh doanh của người dân, đời sống vật chất, tinh thần vùng đồng bào dân tộc Khmer ở Kiên Giang không ngừng được cải thiện, nâng cao.
Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Kiên Giang triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển gắn với nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm. Từ đó, số lượng sản phẩm OCOP của tỉnh không ngừng tăng, đặc biệt các sản phẩm từ 3 sao tăng lên 4 sao thời gian gần đây tăng mạnh, giúp tăng sức cạnh tranh hàng hóa, nâng cao thu nhập người dân nông thôn.
Tỉnh Kiên Giang đang triển khai đồng bộ các giải pháp kiểm soát chặt chẽ, tập trung phòng, chống hạn, mặn giai đoạn cao điểm mùa khô.
Tính đến cuối năm 2024, Kiên Giang có 116/116 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 10 huyện/15 huyện, thành phố đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ huyện nông thôn mới. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh nhận được sự đồng tình ủng hộ của người dân địa phương, qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống, thu nhập, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn từ nghèo nàn, lạc hậu trờ thành những vùng quê văn minh, hiện đại và đáng sống.
Ngày 21/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký các quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận 2 thành phố là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang.
Nhân dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam - Xuân Ất Tỵ năm 2025, những ngày qua, nhiều tỉnh của Vương quốc Campuchia tổ chức đoàn công tác do tỉnh trưởng hoặc phó tỉnh trưởng làm Trưởng đoàn, sang chúc Tết, tặng hoa, quà cho chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân tỉnh Kiên Giang. Đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang cùng các cơ quan, đơn vị tiếp đón trọng thị các đoàn với tinh thần đoàn kết, hữu nghị, nghĩa tình.
Ngày 18/1, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
Chiều 17/1, tại thành phố Rạch Giá (Kiên Giang), Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh để công bố Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng cùng đại diện lãnh đạo Quân khu 9, Tỉnh ủy, UBND hai tỉnh Kiên Giang, Cà Mau tham dự hội nghị.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tỉnh Kiên Giang đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nông dân tận dụng, khai thác tốt tiềm năng đất đai, đẩy mạnh cải tạo vườn tạp, đất trống xung quanh nhà, bờ bao, sân vườn để trồng các loại cây ăn quả, hoa màu, nuôi cá, gà, vịt… Qua đó, hình thành hàng chục mô hình sản xuất hiệu quả, nâng cao thu nhập cho nông dân, góp phần tích cực phát triển kinh tế địa phương.
Năm 2025 dự kiến tổng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Kiên Giang là trên 175 tỷ đồng. Tỉnh đặt mục tiêu hoàn thành 100% vốn giao thực hiện chương trình; giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số từ 0,4% trở lên. Đây là thông tin được Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác dân tộc và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, tổ chức chiều 6/1.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các Quyết định phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang và Hà Giang.
Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Kiên Giang, sản xuất nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, tăng trưởng ổn định, nhất là tăng giá trị sản phẩm trên 1 ha đất sản xuất.
Với bản tính siêng năng, nhạy bén trong lao động, sản xuất, kinh doanh, cùng sự quan tâm tạo điều kiện về nguồn vốn vay ưu đãi, hàng trăm hội viên phụ nữ ở tỉnh Kiên Giang đã cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo và khá giả.
Chiều 27/12, Liên đoàn Lao động tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Công đoàn năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
HĐND tỉnh Kiên Giang đã bầu ông Nguyễn Thanh Nhàn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Ngày 23/12, tại thành phố Rạch Giá (Kiên Giang), Ban Dân tộc tỉnh tổ chức hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Kiên Giang năm 2024.
Nằm ở địa đầu biên giới Tây Nam Tổ quốc, thành phố Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) trên đà phát triển, hướng đến đô thị vùng biên hiện đại, thực sự là một cực tăng trưởng phía Tây của tỉnh, đô thị trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Tỉnh Kiên Giang có đường biên giới bộ dài gần 50 km, tiếp giáp hai tỉnh Kampot và Tà Keo thuộc Vương quốc Campuchia. Để nâng cao hiệu quả phong trào quần chúng bảo vệ đường biên, cột mốc, an ninh trật tự khu vực biên giới, các đơn vị Biên phòng trong tỉnh triển khai nhiều hoạt động, việc làm thiết thực, cụ thể trong công tác vận động quần chúng, góp phần xây dựng "thế trận lòng dân”, tạo nên “lá chắn” bảo vệ vững chắc đường biên, mốc giới, góp phần giữ vững chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.
Trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, vị trí, vai trò của người có uy tín rất quan trọng. Do đó, những năm qua, cấp ủy, chính quyền tỉnh Kiên Giang đã thường xuyên quan tâm đến công tác chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi để phát huy vai trò của người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số.
Vào lúc 13 giờ 30 phút ngày 22/11, tại khu vực biển Kiên Giang, tổ công tác Đoàn Trinh sát số 2 Cảnh sát biển Việt Nam chủ trì, phối hợp với Đồn Biên phòng Xẻo Nhàu (Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang) phát hiện 2 tàu số hiệu KG- 56950 và KG- 91482- TS cập mạn, sang dầu DO mà không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc.
Ok Om Bok là một lễ hội lớn nhất của đồng bào dân tộc Khmer vào dịp rằm tháng 10 hằng năm. Những ngày này, đồng bào Khmer ở Kiên Giang tích cực chuẩn bị cho lễ hội.
Ngày 7/11, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký các Quyết định phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang.
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024 diễn ra sáng 30/10 với sự tham dự của 250 đại biểu, đại diện cho trên 69.900 hộ đồng bào dân tộc thiểu số.