Nông thôn mới - Những vùng quê đáng sống ở Kiên Giang

Tính đến cuối năm 2024, Kiên Giang có 116/116 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 10 huyện/15 huyện, thành phố đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ huyện nông thôn mới. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh nhận được sự đồng tình ủng hộ của người dân địa phương, qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống, thu nhập, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn từ nghèo nàn, lạc hậu trờ thành những vùng quê văn minh, hiện đại và đáng sống.

potal-100-so-xa-cua-tinh-kien-giang-dat-chuan-nong-thon-moi-7827792.jpg
Đường nông thôn mới ở ấp Tà Teng, xã Phú Lợi, huyện Giang Thành đạt tiêu chuẩn nông thôn mới, giúp việc đi lại, giao thương hàng hóa của người dân được thuận lợi. Ảnh: Văn Sĩ - TTXVN

"Thay áo mới" cho vùng nông thôn

Xã Phú Lợi, huyện biên giới Giang Thành là một trong 5 xã được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới vào cuối năm 2024 của tỉnh Kiên Giang. Trước khi được đầu tư đạt chuẩn nông thôn mới, Phú Lợi thuộc xã có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn của huyện Giang Thành với hạ tầng cơ sở chưa hoàn thiện, nhất là hệ thống cầu, đường giao thông nông thôn, trường học, trạm Y tế…

Bà Thị Vi, ngụ ấp Tà Teng, xã Phú Lợi, huyện Giang Thành cho biết, trước năm 2015, các em học sinh khi đi đến trường rất khó khăn, bất tiện, phải vượt đường xa từ 7-10km bằng đường đất hoặc đi đò dọc. Tuy nhiên, từ năm 2016 đến nay, khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, các trường học được đầu tư nên các em học sinh mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đi chưa tới 5km là đến trường và đi bằng xe đạp hoặc được người thân đưa đón bằng xe máy trên những con đường bê tông sạch đẹp.

“Năm 2016, Nhà nước làm đường bê tông rộng 2 mét, giúp người dân đi lại thuận tiện, đến năm 2023, con đường được mở rộng 3 mét nên xe tải nhỏ, ô tô con đến tận xóm, ấp giúp cho việc đi lại, giao thương mua bán các hàng hóa dễ dàng, được giá hơn trước. Cùng với đó, các mô hình chăn nuôi, sản xuất lúa chất lượng cao cũng được hình thành gắn với liên kết bao tiêu đầu ra nông sản giúp tăng hiệu quả, nâng cao thu nhập. Không chỉ vậy, khung cảnh làng quê cũng tươi đẹp hơn khi người dân làm hàng rào, trồng cây xanh, hoa kiểng, thường xuyên quét dọn vệ sinh hai bên đường sạch sẽ”, bà Vi nói.

Ông Bùi Huỳnh Trung, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Phú Lợi cho hay, đến nay đường trục ấp trên địa bàn được cứng hóa đạt chuẩn trên 45km; xã có tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn đạt 98,9%; hộ nghèo còn dưới 1,5%, cận nghèo dưới 2,5%; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 63 triệu đồng/năm. Xã hiện có hơn 1.100 hộ với hơn 4.200 nhân khẩu, hộ đồng bào Khmer chiếm gần 22% dân số. Xã phấn đấu thực hiện đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2028 và nâng thu nhập bình quân đầu người đạt trên 80 triệu đồng/năm.

“Thời gian tới, Phú Lợi tiếp tục duy trì, nâng cao các tiêu chí nông thôn mới, đặc biệt quan tâm đến công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm. Đồng thời, thực hiện có hiệu quả việc lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia dành cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần vùng đồng bào dân tộc; đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hình thức kinh tế tập thể, gắn với bao tiêu đầu ra để nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế”, ông Bùi Huỳnh Trung nhấn mạnh.

potal-100-so-xa-cua-tinh-kien-giang-dat-chuan-nong-thon-moi-7827803.jpg
Nông dân xã Phú Lợi, huyện Giang Thành thu hoạch lúa Nhật - mô hình sản xuất lúa chất lượng cao. Ảnh: Văn Sĩ - TTXVN

Vĩnh Thuận là huyện giàu truyền thống cách mạng của tỉnh Kiên Giang và là nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của Đảng bộ tỉnh vào năm 1932. Phát huy truyền thống cách mạng của các thế hệ đi trước, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân trong huyện đã chung sức chung lòng thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đưa kinh tế-xã hội và đời sống người dân không ngừng đổi thay, phát triển.

Ông Nguyễn Văn Lự (80 tuổi, 54 năm tuổi Đảng) ở xã Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận cho biết, tham gia cách mạng từ năm 1962 và đã trực tiếp tham gia chiến đấu và chỉ huy lực lượng du kích, thanh niên xung phong trong hai kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ với hơn 10 lần bị thương và đang là thương binh hạng 2/4. Ông Lự bày tỏ niềm phấn khởi khi nhắc đến kết quả xây dựng nông thôn mới của địa phương khi huyện Vĩnh Thuận đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2022 và riêng xã Vĩnh Bình Bắc hoàn thành tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao trong năm 2024.

Vừa cắt tỉa hàng rào cây xanh trước nhà, ông Lự chỉ tay về con đường bê tông trước nhà chia sẻ: "Nhờ chủ trương xây dựng nông thông mới nên hầu hết các con đường trong xóm ấp đều được bê tông hóa, xe ô tô, tải nhỏ đến tận nhà thu mua nông sản, trao đổi hàng hóa và người dân trồng cây xanh, hoa kiểng tạo nên diện mạo mới sáng, xanh, sạch, đẹp. Chủ trương xây dựng nông thôn mới rất đúng đắn và những công trình của “Ý Đảng, lòng dân” này đã nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân”, ông Lự bày tỏ.

potal-100-so-xa-cua-tinh-kien-giang-dat-chuan-nong-thon-moi-7827793.jpg
Ông Nguyễn Văn Lự, xã Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận cắt tỉa hàng rào cây xanh, tạo cảnh quan sạch đẹp cho nông thôn. Ảnh: Văn Sĩ - TTXVN

Phát huy tiềm năng, thế mạnh địa phương

Theo Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Thuận, đến cuối năm 2024, huyện thực hiện cơ bản đạt tiêu chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao và phấn đấu đến giữa năm 2025 trình Trung ương công nhận. Huyện đã xây dựng, nâng cấp mở rộng hơn 90km đường nhựa hoặc bê tông liên xã; cứng hóa và bê tông hóa khoảng 630 km đường trục ấp, liên ấp, đường ngõ xóm.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Thuận Nguyễn Văn Đức cho biết, năm 2024 giá trị sản xuất nông nghiệp trong năm đạt trên 1.290 tỷ đồng, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt gần 718 tỷ đồng; tỷ lệ hộ nghèo dưới 1,7%; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 70 triệu đồng/người/năm.

“Với thế mạnh nuôi trồng và chế biến thủy sản, nông nghiệp và thương mại, thời gian tới, huyện tập trung đào tạo, thu hút nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, triển khai ứng dụng các mô hình, giải pháp sản xuất nông nghiệp, thủy sản sạch, an toàn sinh học gắn với liên kết tạo đầu ra ổn định, nâng cao giá trị nông sản”, ông Đức nêu rõ.

potal-100-so-xa-cua-tinh-kien-giang-dat-chuan-nong-thon-moi-7827791.jpg
Nông dân xã Minh Hòa, huyện Châu Thành ứng dụng hệ thống giám sát côn trùng thông minh trong thực hiện dự án cánh đồng mẫu lớn. Ảnh: Văn Sĩ - TTXVN

Theo Ban chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Kiên Giang, đến cuối năm 2024 tỉnh có 116/116 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 7 huyện/15 huyện, thành phố đạt chuẩn huyện nông thôn mới, (ngoài ra có 3 huyện gồm: Châu Thành, An Minh, Kiên Hải hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới đang đề nghị công nhận); có 35 xã đặt nông thôn mới nâng cao và 4 xã nông thôn mới kiểu mẫu. Tỉnh có 296 sản phẩm đạt chuẩn Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) từ 3 sao đến 5 sao; trong đó có 6 sản phẩm đạt OCOP 5 sao, 36 sản phẩm đạt 4 sao.

Ông Giang Thanh Khoa, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang đánh giá, qua 13 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trở thành phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, với phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng". Đến nay, 100% xã trong đất liền, các đường liên ấp, liên xã được nhựa hóa, bê-tông hóa, tổng chiều dài hơn 7.000 km, đạt tỷ lệ trên 75%. Hạ tầng điện, trường học, trạm y tế được đầu tư. Đời sống dân cư nông thôn ngày càng cải thiện, nâng lên, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn từ 46,7 triệu đồng/người (năm 2020) đến cuối năm 2024 tăng lên hơn 63 triệu đồng/người/năm.

Theo ông Khoa, để có được những “hoa thơm, trái ngọt” trong xây dựng nông thôn mới, bên cạnh nỗ lực của cả hệ thống chính trị, còn có sự tích cực tham gia hưởng ứng của người dân trong việc đóng góp tiền và hiến đất làm đường, xây dựng trụ sở ấp, trung tâm văn hóa, trường học, cầu, đường giao thông…với trị giá hàng trăm tỷ đồng.

“Trong xây dựng nông thôn mới, tỉnh đặc biệt chú trọng đến việc khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của địa phương và quán triệt tinh thần "xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc", chỉ đạo các cấp tuyệt đối không chủ quan, bằng lòng với kết quả đạt được mà phải quyết tâm cao, đổi mới sáng tạo để duy trì, nâng cao các tiêu chí nông thôn mới”, ông Giang Thanh Khoa khẳng định.

Văn Sĩ

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Cà Mau huy động, bố trí nguồn lực để phát triển nhà ở xã hội, xóa nhà tạm, nhà dột nát

Cà Mau huy động, bố trí nguồn lực để phát triển nhà ở xã hội, xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tỉnh ủy Cà Mau chủ trương nghiên cứu, đưa chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (có thể đưa vào dự thảo văn kiện đại hội đảng bộ các cấp để đại hội thảo luận, quyết định) và hằng năm của tỉnh, của huyện theo điều kiện, khả năng thực tế để làm cơ sở huy động và bố trí nguồn lực thực hiện.

Động đất độ lớn 3.7 tại Kon Plông, Kon Tum

Động đất độ lớn 3.7 tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), trưa 8/2, một trận động đất có độ lớn 3.7 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thương vong về người và tài sản.

Thanh Hóa giúp người dân vùng cao giảm nghèo

Thanh Hóa giúp người dân vùng cao giảm nghèo

Những năm qua, Thanh Hóa đã đẩy mạnh việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Nhiều người sau khi trở về đã có số vốn để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Đây là một động lực quan trọng, là cơ sở để tỉnh tiếp tục thực hiện việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2025 và các năm tới.

Hơn 800 vận động viên Yên Bái tham gia Hội thi thể thao

Hơn 800 vận động viên Yên Bái tham gia Hội thi thể thao

Ngày 7/2, Ban Chỉ đạo Tổ chức kỷ niệm những ngày lễ lớn và Phát triển du lịch tỉnh Yên Bái tổ chức Khai mạc Hội thi thể thao “Mừng Đảng, Mừng Xuân, mừng Đất nước quê hương đổi mới” tỉnh Yên Bái năm 2025 và khánh thành Nhà thi đấu thể thao Liên đoàn Lao động tỉnh.

Điện Biên đa dạng nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Điện Biên đa dạng nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ngày 7/2, Tỉnh ủy Điện Biên tổ chức họp Ban Chỉ đạo đánh giá kết quả thực hiện phát triển nhà ở xã hội và thực hiện các chính sách về nhà ở xã hội cho các đối tượng chính sách trên địa bàn. Theo đó, tỉnh sẽ huy động mọi nguồn lực, quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025.

Nhộn nhịp mùa gặt lúa xuân ở vùng biên Bình Phước

Nhộn nhịp mùa gặt lúa xuân ở vùng biên Bình Phước

Trong những ngày đầu Xuân Ất Tỵ 2025, không khí mùa gặt lúa xuân nhộn nhịp ở nhiều nơi trên vùng biên Bình Phước. Tiếng máy gặt, tiếng cười nói của bà con nông dân râm ran trên những cánh đồng lúa chín vàng trĩu bông.

Yên Bái chuyển đổi số sâu rộng, thực chất

Yên Bái chuyển đổi số sâu rộng, thực chất

Những năm qua, tỉnh Yên Bái đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình và chất lượng công tác chuyển đổi số, tạo tiền đề nâng cao hiệu quả ứng dụng xây dựng đô thị hiện đại và nông thôn mới thông minh; giúp cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững.

Thanh Hóa khẩn trương khắc phục sự cố vỡ bờ kênh sông Mơ

Thanh Hóa khẩn trương khắc phục sự cố vỡ bờ kênh sông Mơ

Ngày 6/2, theo thông tin từ UBND thành phố Thanh Hóa, liên quan đến sự cố bờ kênh sông Mơ thuộc hệ thống sông nhà Lê, đoạn chảy qua thôn Đoài Đông, xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa xuất hiện tình trạng sạt lở nghiêm trọng với chiều dài khoảng 40m, gây ảnh hưởng đến đất đai và tài sản của người dân sống quanh khu vực, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương khắc phục sự cố trong thời gian sớm nhất.

Quảng Nam: Phòng, chống sốt phát ban lan rộng

Quảng Nam: Phòng, chống sốt phát ban lan rộng

Trước tình trạng sốt phát ban diễn biến phức tạp ở xã Trà Leng, huyện miền núi Nam Trà My, đại diện lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với lực lượng y tế huyện phun hóa chất vệ sinh môi trường, khuyến cáo người dân hạn chế tiếp xúc với người bệnh, đẩy mạnh diệt muỗi và hạn chế tiếp cận các động vật truyền bệnh…

Chung tay giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo sớm có nhà mới khang trang

Chung tay giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo sớm có nhà mới khang trang

Ngày 6/2, tỉnh Hậu Giang ổ chức Lễ khởi công Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát tại thành phố Vĩ Thanh và các huyện Long Mỹ, Châu Thành và Châu Thành A. Bốn địa phương còn lại gồm: thành phố Ngã Bảy, thị xã Long Mỹ, huyện Vị Thủy và huyện Phụng Hiệp sẽ khởi công vào ngày 7/2.

Bà Rịa-Vũng Tàu chủ động ứng phó với sự cố cháy rừng trong mùa khô

Bà Rịa-Vũng Tàu chủ động ứng phó với sự cố cháy rừng trong mùa khô

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang bước vào cao điểm mùa khô, thời tiết nắng nóng, hanh khô tiềm ẩn rất cao nguy cơ cháy rừng. Để chủ động công tác phòng cháy chữa cháy rừng, lực lượng kiểm lâm, chủ rừng đã chủ động phối hợp với các địa phương tập trung triển khai nhiều giải pháp, nhất là tại những địa bàn trọng điểm, có nguy cơ cao.

Vượt núi vào bản “gọi” học trò đi học trở lại ở Nghệ An

Vượt núi vào bản “gọi” học trò đi học trở lại ở Nghệ An

Duy trì sĩ số ổn định và đảm bảo chất lượng học tập của học sinh sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán là vấn đề mà nhiều trường học vùng cao ở Nghệ An trăn trở. Để khắc phục tình trạng này, nhiều giáo viên đã băng đồi, vượt núi vào bản vận động học sinh đến trường.

Từ “ý Đảng - lòng dân” đến những buôn làng Gia Lai bình yên và khởi sắc

Từ “ý Đảng - lòng dân” đến những buôn làng Gia Lai bình yên và khởi sắc

Từ những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, buôn làng ở Gia Lai ngày một bình yên và khởi sắc. Những ngôi làng đìu hiu nay khang trang, sạch đẹp hơn; những ngôi nhà cũ kỹ, dột nát được tu sửa, làm mới; điện - đường - trường - trạm được đầu tư xây dựng bài bản. Đặc biệt, từ “ý Đảng” đã làm thay đổi nếp nghĩ cũ, hình thành cách làm mới, nhất là trong cộng đồng người đồng bào dân tộc thiểu số. “Lòng dân” cũng được xây dựng vững chắc qua những chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp thời của Đảng và Nhà nước.

Thời tiết ngày 5/2/2025: Nhiều vùng biển có gió mạnh, sóng cao

Thời tiết ngày 5/2/2025: Nhiều vùng biển có gió mạnh, sóng cao

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên có sương mù, trời rét về đêm và sáng sớm; riêng khu vực vùng núi Bắc Bộ trời rét đậm, có nơi rét hại với nhiệt độ dưới 9 độ C. Nam Bộ ngày nắng, đêm không mưa.

Thanh Hóa: Sạt lở nghiêm trọng tại bờ sông nhà Lê

Thanh Hóa: Sạt lở nghiêm trọng tại bờ sông nhà Lê

Chiều 4/2, bờ sông nhà Lê (đoạn chảy qua thôn Đoài Đông, xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) xuất hiện tình trạng sạt lở nghiêm trọng với chiều dài khoảng 40 mét, gây ảnh hưởng đến đất đai và tài sản của người dân sống quanh khu vực.

Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu thế biến động khó lường

Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu thế biến động khó lường

Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tháng 2/2025, ở Đồng bằng sông Cửu Long, xâm nhập mặn ảnh hưởng đến việc lấy nước của các công trình thủy lợi cách biển 45 - 65 km trong các kỳ triều cường. Xâm nhập mặn có xu thế biến động khó lường, các địa phương cần đề phòng các tình huống gia tăng đột xuất trong các đợt triều cường.

Xuân về trên những ngôi nhà liền kề chốt dân quân biên giới ở Long An

Xuân về trên những ngôi nhà liền kề chốt dân quân biên giới ở Long An

Với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh khu vực biên giới, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 đã triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng điểm dân cư liền kề chốt dân quân biên giới” giai đoạn 2019-2025 tại 3 tỉnh, trong đó có tỉnh Long An. Đề án nhằm hiện thực hóa phương châm "mỗi người dân là cột mốc bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới".

Trên 1,48 triệu lượt hộ nghèo, cận nghèo đã được hỗ trợ, tặng quà Tết

Trên 1,48 triệu lượt hộ nghèo, cận nghèo đã được hỗ trợ, tặng quà Tết

Ngày 3/2, thông tin từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho hay, quán triệt Chỉ thị của Ban Bí thư và của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo tất cả người dân được đón Tết vui tươi, an toàn, lành mạnh, tiết kiệm, khí thế, động lực mới, Bộ xác định thực hiện phương châm “Ai ai cũng có Tết, nhà nhà đều có Tết”. Trong Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đã có trên 1,48 triệu lượt hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ, tặng quà Tết với tổng trị giá trên 786 tỷ đồng.

Sắc Xuân ở vùng đất "3 biên" tỉnh Kon Tum

Sắc Xuân ở vùng đất "3 biên" tỉnh Kon Tum

Ngọc Hồi là huyện vùng biên của tỉnh Kon Tum, có đường biên giới giáp với 2 nước Lào và Campuchia. Những năm qua, chính quyền và người dân trong huyện đã chung tay, góp sức xây dựng vùng đất "3 biên" ngày một ổn định và phát triển. Người dân nơi đây đang quyết tâm để Ngọc Hồi sớm được công nhận là huyện đạt nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Kon Tum.

Cuộc sống mới của đồng bào dân tộc Cống ở vùng biên Pa Thơm

Cuộc sống mới của đồng bào dân tộc Cống ở vùng biên Pa Thơm

Là đồng bào thiểu số sinh sống lâu đời ở vùng cao Tây Bắc, người dân tộc Cống ở Điện Biên từng đối mặt với muôn vàn khó khăn nơi những bản làng xa xôi, giáp biên giới. Nhờ những chính sách hỗ trợ từ Đảng, Nhà nước và tinh thần vượt khó không ngừng, cuộc sống người dân nơi đây đã chuyển mình rõ nét. Bản làng giờ đây không chỉ khang trang mà còn thể hiện sự ấm no, đánh dấu hành trình vượt khó thành công của một trong những cộng đồng dân tộc rất ít người nơi miền biên viễn Tây Bắc.