Hàng trăm phụ nữ thoát nghèo từ vốn vay ưu đãi

Với bản tính siêng năng, nhạy bén trong lao động, sản xuất, kinh doanh, cùng sự quan tâm tạo điều kiện về nguồn vốn vay ưu đãi, hàng trăm hội viên phụ nữ ở tỉnh Kiên Giang đã cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo và khá giả.

potal-tong-du-no-ngan-hang-csxh-kien-giang-dat-gan-6100-ty-dong-7472159.jpg
Hộ bà Nguyễn Thị Quẩn (xã Minh Thuận, huyện U Minh Thượng) vay vốn từ Ngân hàng CSXH 70 triệu đồng đầu tư máy sấy để sản xuất dứa và chuối sấy khô. Ảnh: Văn Sĩ - TTXVN

*Những phụ nữ siêng năng, nhạy bén

Bà Thị Đào - hội viên phụ nữ tiêu biểu về tinh thần siêng năng nhạy bén, đưa cuộc sống gia đình từ nghèo khó vươn lên khá giả ở xã Thới Quản, huyện Gò Quao. Theo bà Đào, từ năm 2021 trở về trước, gia đình sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa và nuôi lợn. Tuy nhiên, do ít đất ruộng và trong sản xuất, chăn nuôi gặp nhiều bất lợi do ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh nên bà tranh thủ nguồn vốn vay ủy thác của Hội Phụ nữ với Ngân hàng Chính sách xã hội để vay 50 triệu đồng làm vốn đầu tư rạp cưới và cho thuê các vật dụng tổ chức tiệc kèm theo; đồng thời mở bán thêm thức uống, đồ ăn vặt trước nhà.

potal-kien-giang-co-hon-30000-ho-khmer-san-xuat-kinh-doanh-gioi-7426586.jpg
Bà Thị Đào, xã Thới Quản, huyện Gò Quao vệ sinh đồ cho thuê bàn tiệc, rạp cưới. Ảnh: Văn Sĩ - TTXVN

Hiện tại, thu nhập từ các công việc kinh doanh mua bán của gia đình bà Đào khoảng 40 triệu đồng/tháng, lợi nhuận hơn 30 triệu đồng và gia đình cũng đã thanh toán xong số tiền vay của ngân hàng trước đây.

“Vợ chồng tôi rất mừng vì hiện nay có nguồn thu nhập ổn định, trả xong tiền vay ngân hàng và lo được 2 con học hành. Có được công ăn việc làm như bây giờ cũng nhờ Hội Phụ nữ quan tâm, nhận ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội để gia đình tôi được vay vốn ưu đãi, chứ nếu không thì phải vay bên ngoài lãi cao sẽ có nguy cơ thua lỗ trong làm ăn”, bà Đào nói.

Là một trong những hộ có hoàn cảnh rất khó khăn ở xã Vĩnh Phú, huyện Giang Thành, bà Dương Thị Lụa cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay vợ chồng bà có được nguồn thu nhập ổn định từ nghề nuôi thỏ và bò sinh sản. Đầu năm 2023, hộ của bà được Hội Phụ nữ xã nhận ủy thác vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội 20 triệu đồng, đồng thời được hỗ trợ 4 triệu đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo để làm vốn đầu tư sản xuất, chăn nuôi. Từ nguồn hỗ trợ trên, gia đình bà mua 2 con bò giống cùng 6 con thỏ giống để chăn nuôi. Hiện tại, thỏ giống lớn và lần lượt sinh sản nhiều đàn thỏ giúp gia đình có nguồn thu nhập khoảng 1,5 triệu đồng/tháng từ bán thỏ giống và thỏ thịt. Hai con bò của bà Lụa cũng đang mang thai và cho sữa, giúp mang về nguồn thu nhập hơn 5 triệu đồng cho gia đình.

potal-huyen-bien-gioi-giang-thanh-kien-giang-no-luc-giam-ngheo-ben-vung-7618010.jpg
Hộ bà Dương Thị Lụa, ấp Đồng Cơ, xã Vĩnh Phú (Giang Thành, Kiên Giang) được hỗ trợ 2 con bò và vốn nuôi thỏ để nuôi vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Văn Sĩ - TTXVN

“Vợ chồng tôi đã ngoài 60 tuổi, không có con cháu và chồng tôi bệnh tai biến không vận động được nên một mình tôi vừa chăm sóc, cắt cỏ hàng ngày cho đàn thỏ và bò ăn cũng khá vất vả nhưng đây là nguồn thu nhập chính. Thấy cuộc sống ổn định hơn nên tôi đã đăng ký thoát nghèo lên cận nghèo trong cuối năm 2024 này và sẽ cố gắng cuối năm 2025 thoát hộ cận nghèo”, bà Lụa cho hay.

Cũng là một trong những hộ nghèo khó vươn lên nhờ tinh thần siêng năng, chịu khó, bà Nguyễn Thị Lan, xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất cho biết, trước năm 2018, hoàn cảnh hết sức khó khăn nên gia đình từng định cho 4 người con nghỉ học để đi làm công nhân. Sau đó, bà Lan được Hội Liên hiệp phụ nữ tư vấn vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội để nuôi bò và trồng xoài cát Hòa Lộc; đồng thời vay vốn dành cho học sinh, sinh viên. Nhờ đó, 4 người con của bà Lan được tiếp tục theo học và đến nay đã ra trường có việc làm, cuộc sống gia đình bà Lan đã khấm khá hơn.

potal-tong-du-no-ngan-hang-csxh-kien-giang-dat-gan-6100-ty-dong-7472153.jpg
Cán bộ Ngân hàng CSXH tư vấn cho gia đình bà Nguyễn Thị Lan (xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất) về chính sách vay của ngân hàng. Ảnh: Văn Sĩ - TTXVN

Bà Lan cho hay, trong 7 năm qua, gia đình có 3 lần vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Hội phụ nữ và Hội Nông dân xã Thổ Sơn nhận ủy thác, để đầu tư chăn nuôi bò, trồng xoài và cả 4 người con đều được vay từ chính sách dành cho học sinh, sinh viên. Đến nay hộ bà còn 1 khoản vay cuối cùng đã được thanh toán hơn 80%, dự kiến đến giữa năm 2025, gia đình sẽ trả hết tiền lãi và gốc.

“Gia đình tôi luôn ghi nhớ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ, chăm lo để hộ nghèo như gia đình tôi có điều kiện vươn lên. Tôi cũng luôn nhắc nhở các con đi làm việc phải có trách nhiệm với cơ quan, đơn vị. Riêng bản thân tôi khi cuộc sống ổn định đã tham gia công tác Chi hội phụ nữ ấp để quan tâm và hỗ trợ giúp hội viên phụ nữ khó khăn được tiếp cận vốn vay ưu đãi, giới thiệu việc làm để cùng nhau vươn lên”, bà Lan nói.

*Thiết thực các biện pháp hỗ trợ, chăm lo

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Kiên Giang Lý Anh Thư cho biết, thời gian qua các cấp Hội triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho hội viên, phụ nữ phát triển kinh tế gia đình. Các cấp Hội duy trì có hiệu quả nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội, giải quyết cho hơn 60.000 hội viên phát triển sản xuất với dư nợ trên 2.300 tỷ đồng; mở 100 lớp dạy nghề phi nông nghiệp cho lao động nữ nông thôn và các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật, giới thiệu việc làm cho hơn 16.000 lượt hội viên phụ nữ; vận động xây dựng hơn 80 “Mái ấm tình thương” cho hội viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nhà ở với tổng trị giá trên 4 tỷ đồng. Trong năm 2024, các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh thực hiện các hoạt động giúp phụ nữ thoát nghèo có địa chỉ với 897 hộ.

potal-kien-giang-co-hon-30000-ho-khmer-san-xuat-kinh-doanh-gioi-7426593.jpg
Bà Thị Đào, xã Thới Quản, huyện Gò Quao kinh doanh ngũ cốc để tăng thêm thu nhập. Ảnh: Văn Sĩ - TTXVN

Bà Lý Anh Thư cũng cho biết, thời gian tới đơn vị tiếp tục chỉ đạo các cấp Hội Phụ nữ, nhất là ở cơ sở quản lý chặt chẽ, sâu sát các hội viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là các hộ Khmer nghèo để xây dựng phương án, biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ cụ thể, phù hợp với từng gia đình. Các cấp hội duy trì và phát triển các mô hình Tổ tín dụng tiết kiệm, góp vốn xoay vòng, vốn nhàn rỗi trong hội viên. Cùng với đó, các Tổ phụ nữ giúp nhau giảm nghèo và đặc biệt ưu tiên hội viên phụ nữ Khmer khó khăn; tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các mô hình tạo việc làm hiện có như: Tổ hợp tác đan lục bình xuất khẩu, tổ may công nghiệp, tổ làm nhang (hương), tổ may túi xách, tổ đan ghế mây...

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh thường xuyên phối hợp với các đơn vị mở các lớp dạy nghề, tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật, ứng dụng công nghệ trong sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm... , giúp phụ nữ tiếp cận việc làm phù hợp với sở trường, nguyện vọng để nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

potal-tong-du-no-ngan-hang-csxh-kien-giang-dat-gan-6100-ty-dong-7472157.jpg
Cán bộ Ngân hàng CSXH tham quan mô hình trồng xoài cát Hòa Lộc của nông dân xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất. Ảnh: Văn Sĩ - TTXVN

“Ngoài ra, các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh sẽ tăng cường vận động các nguồn lực, trao tặng nhiều nhà “Mái ấm tình thương” cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở; tổ chức khám sức khỏe, phát thuốc miễn phí cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn; duy trì thực hiện mô hình “Mẹ đỡ đầu” trẻ mồ côi, chương trình tiếp sức đến trường, tặng quà cho hội viên phụ nữ Khmer, nhất là các hộ ở vùng biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số”, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Kiên Giang Lý Anh Thư chia sẻ./.

Văn Sĩ

Có thể bạn quan tâm

Sóc Trăng vận động gần 110 tỷ đồng hỗ trợ an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới

Sóc Trăng vận động gần 110 tỷ đồng hỗ trợ an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới

Trong năm 2024, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tỉnh Sóc Trăng cùng với các tổ chức thành viên, các tổ chức tôn giáo, nhà hảo tâm đã tích cực triển khai công tác vận động thực hiện chính sách an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới với tổng giá trị thực hiện đạt gần 110 tỷ đồng.

Tinh gọn bộ máy: Yên Bái lựa chọn đúng, trúng cán bộ có năng lực, uy tín, trách nhiệm ​

Tinh gọn bộ máy: Yên Bái lựa chọn đúng, trúng cán bộ có năng lực, uy tín, trách nhiệm ​

Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 và Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, tỉnh Yên Bái yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương quán triệt và thực hiện nghiêm chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 1/2025: Ô tô kinh doanh chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 1/2025: Ô tô kinh doanh chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm

Trong tháng 1/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: Quy định mới về giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú, tạm trú; mức trợ cấp tai nạn lao động; quy định về kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng; xe ô tô kinh doanh chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm…

Chính thức ban hành Quy chế thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ năm 2025

Chính thức ban hành Quy chế thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ năm 2025

Ngày 24/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ năm 2025, để có hành lang pháp lý cho việc tổ chức kỳ thi với mục đích xét tốt nghiệp, đánh giá việc dạy và học diện rộng trong cả nước, cũng như phục vụ mục đích tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Giao lưu văn nghệ “Chào năm mới 2024” giữa thành phố Lào Cai và huyện Hà Khẩu (Trung Quốc). Ảnh: Hương Thu - TTXVN

Xây dựng Lào Cai thành Trung tâm kết nối giao thương kinh tế

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định 1620/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai xây dựng Lào Cai trở thành Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam - Trung Quốc (Kế hoạch).

Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng

Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.

Cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh có không quá 14 sở

Cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh có không quá 14 sở

Thay mặt Ban Chỉ đạo về Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký văn bản định hướng, gợi ý một số nội dung về sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh.

Giảm 5 bộ, 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

Giảm 5 bộ, 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

Liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ, sáng 17/12, trao đổi với phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo phương án hợp nhất, sáp nhập một số bộ, cơ quan, dự kiến bộ máy Chính phủ còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ; giảm 12/13 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; 500 cục và tương đương thuộc bộ, tổng cục; 177 vụ thuộc bộ, cơ quan ngang bộ và tương đương; 190 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ và các cơ quan trong bộ. Con số này cao hơn so với định hướng Trung ương đặt ra.

Thị xã Vĩnh Châu là địa phương có đông đồng bào dân tộc sinh sống, trong đó hơn 53% là dân tộc Khmer. Nhờ triển khai hiệu quả Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn 1 (2021 - 2025), diện mạo thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) ngày càng khởi sắc. Ảnh: An Hiếu

Trưởng ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng Lâm Hoàng Mẫu: “Sóc Trăng không ngừng chăm lo đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số…”

Những năm vừa qua, tỉnh Sóc Trăng đã triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc, các chương trình, dự án…, tạo nguồn lực quan trọng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào ở vùng dân tộc thiểu số, qua đó củng cố niềm tin của đồng bào vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc. Phóng viên Báo ảnh Dân tộc và Miền núi đã có cuộc trò chuyện cùng ông Lâm Hoàng Mẫu, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng về nội dung này…

Vùng quê dân tộc Khmer Sóc Trăng ngày càng khởi sắc từ chương trình giảm nghèo. Ảnh: Tuấn Phi - TTXVN

Xóa đói giảm nghèo - một bảo đảm thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam

Xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, tăng cường an sinh xã hội là mục tiêu xuyên suốt của Đảng, Nhà nước và Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong công tác này. Đây cũng chính là cơ sở tạo nền tảng vững chắc để khẳng định bản chất tốt đẹp của xã hội ta trong việc bảo đảm và thúc đẩy quyền con người.

Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ: Cần có chính sách đủ mạnh, nổi trội với các đối tượng chịu tác động

Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ: Cần có chính sách đủ mạnh, nổi trội với các đối tượng chịu tác động

Để hạn chế tác động của việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đối với cán bộ, công chức, viên chức, Ban Chỉ đạo của Chính phủ cho rằng, cần có chính sách đủ mạnh, nổi trội đối với các đối tượng chịu tác động của quá trình sắp xếp, nhằm giảm áp lực về tư tưởng, tâm lý của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và bảo đảm quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.

Sửa đổi quy định về đặt hàng cấp ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sửa đổi quy định về đặt hàng cấp ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Ngày 5/12, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1513/QĐ-TTg, sửa đổi, bổ sung Quyết định số 752/QĐ-TTg ngày 23/6/2023 về việc đặt hàng cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2023 - 2025.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.

Tinh gọn bộ máy Chính phủ còn 21 đầu mối, tổ chức hợp lý các bộ đa ngành, đa lĩnh vực

Tinh gọn bộ máy Chính phủ còn 21 đầu mối, tổ chức hợp lý các bộ đa ngành, đa lĩnh vực

Thông tin với phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, sau khi sắp xếp, sáp nhập, tổ chức bộ máy của Chính phủ giảm 5 bộ, 4 cơ quan thuộc Chính phủ. Như vậy, bộ máy của Chính phủ sẽ được tinh gọn từ 30 xuống còn 21 đầu mối (giảm 9 đầu mối) gồm: 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 4 cơ quan thuộc Chính phủ.