Đóng góp đề xuất dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc

Ngày 27/3, Thường trực Hội đồng Dân tộc Quốc hội phối hợp với Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố Huế tổ chức khai mạc Hội thảo "Chính sách phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số và miền núi; thực trạng và những đề xuất cho dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc".

potal-hoi-thao-chinh-sach-phat-trien-kinh-te-vung-dan-toc-thieu-so-va-mien-nui-7937382.jpg
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Mai Trang - TTXVN

Tại hội thảo, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết, hiện các chính sách liên quan về lĩnh vực dân tộc được quy định trong hơn 90 luật và hàng trăm văn bản dưới luật có vai trò quan trọng, thúc đẩy nâng cao đời sống vật chất và tinh thần đối với đồng bào các dân tộc. Tuy nhiên, chưa có Luật riêng, tổng thể, điều chỉnh về các mối quan hệ dân tộc; quy định về đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế đối với những dân tộc còn nhiều khó khăn, vùng dân tộc đặc biệt khó khăn. Các văn bản, chính sách dưới luật về phát triển kinh tế ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi tuy linh hoạt trong điều chỉnh chính sách nhưng tính ổn định không cao, thường tập trung giải quyết những vấn đề trước mắt, cấp bách, xử lý tính tình huống. Mặt khác, các chính sách này do nhiều chủ thể ban hành nên thiếu tính đồng bộ, nhỏ lẻ, dẫn đến chồng chéo, khó thực hiện. Trong khi đó, cơ chế phối hợp chưa rõ ràng, việc phân bổ nguồn lực còn nhiều bất cập, quá trình thực hiện các chính sách còn rời rạc, dàn trải.

Từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giao Hội đồng Dân tộc nghiên cứu cơ sở lý luận, khoa học, thực tiễn đề xuất xây dựng Luật về lĩnh vực dân tộc. Đến nay, Hội đồng Dân tộc đã ban hành kế hoạch, cùng với các chuyên gia tổ chức bốn hội thảo làm rõ một số nội dung liên quan đến phương pháp tiếp cận, sự cần thiết xây dựng Luật. Chủ đề hội thảo lần này là một nội dung trọng tâm trong các hoạt động nghiên cứu, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cho hay.

potal-hoi-thao-chinh-sach-phat-trien-kinh-te-vung-dan-toc-thieu-so-va-mien-nui-7937380.jpg
Đại biểu tham gia ý kiến tại hội thảo. Ảnh: Mai Trang - TTXVN

Vùng dân tộc thiểu số và miền núi chiếm hơn 3/4 diện tích cả nước và là nơi sinh sống của khoảng 14-15% dân số Việt Nam. Đây là khu vực có vị trí địa chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh và môi trường sinh thái. Tuy nhiên, vùng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, cơ sở hạ tầng yếu kém, tỷ lệ hộ nghèo, khoảng cách giàu nghèo cao, trình độ dân trí còn thấp, phát triển nguồn nhân lực, các vấn đề về quốc phòng an ninh...

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung làm rõ những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế của các chính sách liên quan đến phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Từ đó, hội thảo thảo luận nội dung, phạm vi dự kiến sẽ đưa vào dự thảo Luật.

potal-hoi-thao-chinh-sach-phat-trien-kinh-te-vung-dan-toc-thieu-so-va-mien-nui-7937381.jpg
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Mai Trang - TTXVN

Liên quan nội dung chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Tiến sĩ Trương Quốc Cần, Viện Tư vấn phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi đề xuất, cần có các điều khoản quy định về việc ghi nhận các dạng thức hưởng dụng đất đai theo tập quán; việc thừa nhận sự đa dạng văn hóa bản địa trong các hình thức quản lý, sử dụng đất đai gắn với cảnh quan rừng; quy định đảm bảo quyền về các sinh kế truyền thống hợp pháp và quy định về cơ chế giải quyết xung đột đất đai theo phong tục…

Tiến sĩ Nguyễn Văn Hội, Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công thương, Bộ Công Thương cho rằng, chính sách phát triển thương mại đang có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng; thúc đẩy thị trường vùng dân tộc thiểu số và miền núi gắn kết với thị trường cả nước, khu vực và quốc tế, từng bước phát huy hiệu quả đối với phát triển đội ngũ thương nhân vùng. Tuy nhiên, việc xây dựng chính sách phát triển thương mại vùng cần tập trung vào một đầu mối xây dựng chính sách kinh tế chung cho vùng dân tộc thiểu số, miền núi và có một cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm. Các bộ, ngành liên quan tham gia đề xuất về chính sách và phải chịu trách nhiệm về nội dung chính sách cụ thể; đồng thời, cần xem xét quy trình xây dựng chính sách theo phương thức thực hiện từ dưới lên, từ các bất cập xảy ra trong thực tiễn và có sự tham gia của bên thụ hưởng để trong quá trình thực thi có hiệu quả và thiết thực. Để phát huy được tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương phải có các chính sách phát triển cụ thể, sát thực, phù hợp với đặc thù từng vùng, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hội nêu quan điểm.

Hội thảo "Chính sách phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số và miền núi" sẽ tiếp tục diễn ra ngày 28/3 với các nội dung liên quan thực trạng, giải pháp chính sách khoa học công nghệ phát triển kinh tế; đánh giá về cơ chế phân cấp, quản lý các chương trình dự án phát triển kinh tế; hiệu lực, hiệu quả các chính sách khuyến khích thu hút đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi…

Mai Trang

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Bộ Y tế yêu cầu siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Bộ Y tế yêu cầu siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Ngày 29/3, Bộ Y tế có văn bản hỏa tốc gửi Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng Y tế các Bộ về việc tăng cường công tác phân luồng, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng ủng hộ Chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Công Thử - TTXVN

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Ninh Thuận phải quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ninh Thuận phải cố gắng nỗ lực để là 1 trong 5 tỉnh, thành phố hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân khó khăn về nhà ở trong năm 2025. Đó là mong muốn, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng trong chuyến công tác tại Ninh Thuận, Lễ phát động chiến dịch 90 ngày đêm “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” do tỉnh tổ chức sáng 29/3.

Đoàn đại biểu Quốc thảo luận ở tổ về cải cách tiền lương. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 4/2025: Quy định mới về tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước

Trong tháng 4/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước; sửa đổi, bổ sung quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.

Khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa

Khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa

Để thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp; trên cơ sở kết quả thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thời gian qua, Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức xây dựng dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính.

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng

Theo hướng dẫn một số nội dung tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trong thời hạn đăng ký dự thi tốt nghiệp (từ 21/4 đến 17 giờ ngày 28/4), thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển sinh đại học, cao đẳng phải khai báo trên phần mềm đầy đủ, đúng các thông tin kèm minh chứng để hưởng ưu tiên trong xét tuyển.

Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 51/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế" (Chương trình).

Triển khai hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi khó khăn tỉnh Cao Bằng

Triển khai hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi khó khăn tỉnh Cao Bằng

Giảm nghèo bền vững được coi là một trong những nhiệm vụ chính trị của cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Cao Bằng. Các địa phương đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ người dân sản xuất, tạo sinh kế để tăng thu nhập, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xóa nhà tạm, nhà dột nát là mệnh lệnh từ trái tim, lương tri, trách nhiệm với cộng đồng

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xóa nhà tạm, nhà dột nát là mệnh lệnh từ trái tim, lương tri, trách nhiệm với cộng đồng

Chiều 10/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo) chủ trì Phiên họp thứ 3 của Ban Chỉ đạo để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện chương trình và nhiệm vụ thời gian tới.

Mở rộng diện hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi

Mở rộng diện hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi

Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký Thông báo kết luận số 75-TB/TW ngày 7/3/2025 của Bộ Chính trị về điều chỉnh phạm vi và đối tượng áp dụng chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Mô hình 5+1 ở Đắk Song (Đắk Nông) đang tạo làn gió mới thúc đẩy mạnh mẽ phong trào thi đua phát triển kinh tế, giảm nghèo một cách bền vững. Trong ảnh: Một góc khu dân cư vùng dân tộc thiểu số ở xã biên giới Thuận Hà.

Hiệu quả mô hình 5+1 ở Đắk Song

Với cách làm sáng tạo, mô hình 5+1 (5 đảng viên giúp 1 hộ thoát nghèo) được triển khai tại huyện Đắk Song (Đắk Nông) đã và đang giúp nhiều hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số vượt qua khó khăn, tạo đổi thay tích cực trong đời sống đồng bào…