Hà Tiên hướng đến đô thị vùng biên hiện đại

Nằm ở địa đầu biên giới Tây Nam Tổ quốc, thành phố Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) trên đà phát triển, hướng đến đô thị vùng biên hiện đại, thực sự là một cực tăng trưởng phía Tây của tỉnh, đô thị trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Chiến thắng trong chiến tranh biên giới Tây Nam

Năm 1975, sau khi cách mạng thành công, tập đoàn Pôn Pốt đã phản bội lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân Campuchia và phá hoại truyền thống đoàn kết, hữu nghị của nhân dân hai nước Việt Nam – Campuchia, thực hiện chính sách diệt chủng ở Campuchia và xâm lược biên giới Tây Nam của Việt Nam, trong đó có Kiên Giang.

Lịch sử truyền thống lực lượng vũ trang tỉnh Kiên Giang còn ghi lại, nhân dân 4 xã biên giới của Hà Tiên phải sơ tán, bỏ hoang hơn 1.500 ha ruộng, vườn. Đặc biệt, từ ngày 3 - 5/5/1975, địch đổ quân đánh chiếm bắc đảo Phú Quốc, đảo Thổ Chu, Hòn Ông, Hòn Bà cướp bóc tài sản, giết hại dã man đồng bào ta, bắt đi gần 600 người dân vô tội. Trước tình hình trên, chấp hành mệnh lệnh chiến đấu của Bộ Quốc phòng, lực lượng vũ trang Kiên Giang đã phối hợp với các đơn vị của Quân khu chiến đấu kiên cường, dũng cảm, kiên quyết trừng trị bọn phản động Pôn Pốt. Từ ngày 15/5 - 14/6/1975, quân ta tổ chức lực lượng phản công tiêu diệt 2 tiểu đoàn địch, giải phóng hoàn toàn các đảo Phú Quốc, Thổ Chu, Hòn Ông, Hòn Bà địch đã chiếm, giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Đêm 30/4/1977, địch bất ngờ đồng loạt tiến công toàn tuyến biên giới thuộc tỉnh An Giang mở đầu cho cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam. Đối với tỉnh Kiên Giang, ngày 11/6/1977, địch tập kích hỏa lực trên toàn tuyến biên giới.

bienphong2.jpg
Chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên (Đồn Biên phòng tỉnh Kiên Giang) chủ động các biện pháp công tác biên phòng, tăng cường kiểm soát chặt chẽ biên giới. Ảnh: Hồng Đạt – TTXVN

Đại tá Huỳnh Tòng (nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn Bộ binh 893, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kiên Giang) chia sẻ, trước khi gây ra chiến tranh biên giới Tây Nam, địch liên tiếp có những hành động xâm lấn như nhổ cột mốc, phá hàng rào, xâm canh dân cư, bắt dân, dùng hỏa lực bắn sang lãnh thổ của ta, làm cho tình hình căng thẳng và gây nhiều thiệt hại cho nhân dân. Trước tình hình đó, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Quân khu 9 và Tỉnh ủy, UBND tỉnh, lực lượng vũ trang tỉnh Kiên Giang đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, kiên cường chiến đấu và chiến thắng quân xâm lược ngay từ trận đầu, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Tiêu biểu như trận đánh địch tiến công vào phía Bắc thị trấn Hà Tiên ngày 14/6/1977, diệt trên 100 tên địch, đánh bại ý đồ đánh chiếm thị trấn Hà Tiên của địch ngay từ đầu.

bienphong4.jpg
Chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên làm nhiệm vụ tại Cột mốc 314 (khu phố Xà Xía, phường Mỹ Đức, thành phố Hà Tiên). Ảnh: Hồng Đạt – TTXVN

Trong 10 năm làm nhiệm vụ quốc tế cao cả (1979 - 1989), cùng với các đơn vị quân tình nguyện và chuyên gia của Việt Nam, lực lượng vũ trang Kiên Giang, trong đó có Hà Tiên đã cùng quân - dân Campuchia đoàn kết chiến đấu, tiêu diệt tàn quân Pôn Pốt. Đồng thời, tích cực giúp nhân dân 4 tỉnh Kampot, Kep, Kohkong, Shihanuk củng cố, xây dựng chính quyền, đoàn thể, lực lượng vũ trang, phát triển kinh tế và giữ vững trật tự xã hội, góp phần bảo vệ vững chắc công cuộc giải phóng, kiến thiết đất nước “Chùa Tháp”.

Xây dựng đô thị vùng biên hiện đại

Sau 45 năm chiến thắng trong chiến tranh biên giới Tây Nam, Hà Tiên đang kiến tạo phát triển trở thành một thành phố hiện đại, giàu đẹp nơi vùng biên giới. Đồng thời, xây dựng thành phố Hà Tiên là một cực tăng trưởng phía Tây của tỉnh Kiên Giang, đô thị trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long; là đô thị cửa khẩu quốc tế, văn hóa, hành chính, khoa học - kỹ thuật, giáo dục - đào tạo và du lịch ven biển; đô thị có truyền thống lịch sử, di sản văn hóa và di sản thiên nhiên đa dạng về hệ sinh thái; có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh.

potal-kien-giang-khanh-thanh-cau-sat-bac-qua-song-giang-thanh-7751411.jpg
Cầu sắt bắc qua sông Giang Thành giúp cho việc đi lại và giao thương hàng hóa của người dân thuận lợi hơn. Ảnh: Văn Sĩ - TTXVN

Lãnh đạo thành phố Hà Tiên cho biết, thành phố tập trung triển khai Quyết định số 189/QĐ-TTg, ngày 22/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đồ án Quy hoạch chung thành phố và Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang đến năm 2040; phát triển Hà Tiên với 3 nhóm chiến lược gồm: Các chiến lược phát triển tổng quan, các chiến lược phát triển đô thị và kinh tế cốt lõi, các chiến lược phát triển nền tảng.

Hà Tiên phát triển theo mô hình đô thị di sản, lưỡng cực, nhất thể, đa trung tâm và chia thành các khu vực phát triển như: Đô thị truyền thống, du lịch di sản, văn hóa, lịch sử, tham quan danh lam thắng cảnh; đô thị cửa khẩu, logistics, du lịch nghỉ dưỡng quá cảnh, mua sắm, du lịch sinh thái ngập nước; đô thị du lịch cộng đồng, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao; đô thị du lịch chuyên đề, du lịch khám phá, sinh thái biển, phát triển cảng, sân bay chuyên dụng phục vụ du lịch và giao thông đô thị kết nối với Phú Quốc và cùng lân cận… với hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội và hạ tầng kỹ thuật đồng bộ. Đồng thời, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, chủ quyền quốc gia biên giới, biển đảo.

potal-kien-giang-bo-doi-bien-phong-ha-tien-voi-mo-hinh-thap-sang-duong-bien-cho-dong-bao-bien-gioi-164247483-stand-1.jpg
Chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên thực hiện mô hình “Thắp sáng đường biên” cho bà con vùng biên giới Hà Tiên. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN

Địa phương huy động nguồn lực phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên, góp phần trở thành đô thị trọng điểm, trung tâm kinh tế, phát triển mạnh về thương mại biên giới, dịch vụ, du lịch... để cùng với 2 thành phố Rạch Giá, Phú Quốc trở thành tam giác phát triển chính của nền kinh tế đô thị, thương mại và dịch vụ hướng biển của tỉnh Kiên Giang.

Năm 2024, tỉnh đã trao 4 quyết định chủ trương đầu tư dự án các lĩnh vực khu du lịch sinh thái, khu dân cư, nhà nghỉ dưỡng trên địa bàn thành phố Hà Tiên với tổng diện tích hơn 16 ha, tổng vốn đầu tư hơn 2.460 tỷ đồng. Các nhà đầu tư ký 17 biên bản ghi nhớ đầu tư trên địa bàn Hà Tiên, gồm: Du lịch, thương mại, đô thị, khu công nghiệp, chế biến thủy sản, cấp nước, xử lý nước thải… với tổng diện tích hơn 1.200 ha, tổng vốn đầu tư hơn 37.400 tỷ đồng.

Bí thư Thành ủy Hà Tiên Nguyễn Lưu Trung nhấn mạnh, địa phương đang có nhiều kế hoạch, chương trình xúc tiến đầu tư và luôn đồng hành cùng nhà đầu tư, doanh nghiệp. Một trong những vấn đề cốt lõi là Hà Tiên tập trung nguồn lực xây dựng phát triển, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, phát triển kinh tế biên mậu, giao thông, ứng phó với biến đổi khí hậu, công nghệ thông tin hiện đại; đặc biệt phát triển hạ tầng số, thương mại điện tử, hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, du lịch… phục vụ phát triển kinh tế của địa phương.

Hà Tiên tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học trên vùng biên. Đồng thời áp dụng, thực hiện chính sách ưu đãi pháp luật cho phép, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện dự án, sản xuất kinh doanh. Thành phố đang tập trung vào phát triển du lịch để thu hút du khách trong nước và quốc tế như: Du lịch khám phá “Hà Tiên thập cảnh”, lịch sử văn hóa và lễ hội, tâm linh tín ngưỡng; du lịch sinh thái biển đảo, đầm Đông Hồ…

Thành phố huy động, tập trung nguồn lực đầu tư các công trình văn hóa như: Nhà trưng bày và cột biểu “Hà Tiên thập cảnh”, bảo tàng “Hà Tiên thập cảnh” và “Tao đàn Chiêu Anh Các”, tổ hợp văn hóa, du lịch Hà Tiên thập cảnh, bảo tàng sinh thái đầm Đông Hồ và lịch sử Hà Tiên, bảo tàng sinh thái biển Hà Tiên, tháp ngắm cảnh Núi Đèn và Tô Châu, làng văn hóa Hữu Nghị… Hà Tiên tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến hoạt động thương mại du lịch, đẩy mạnh việc ứng dụng, khai thác công nghệ thông tin. Năm 2024, thành phố đón hơn 3 triệu lượt du khách, vượt 16% kế hoạch, tăng trên 21% so với năm 2023; trong đó có 6.897 lượt khách quốc tế.

Lê Huy Hải

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Ninh Bình: Đã dập tắt được cháy rừng ở Tràng An

Ninh Bình: Đã dập tắt được cháy rừng ở Tràng An

Sau nhiều giờ nỗ lực dập lửa, đám cháy rừng đặc dụng ở Tràng An, Ninh Bình đã được dập tắt trong đêm 23, rạng sáng 24/1. Hiện các lực lượng chức năng đang khám nghiệm hiện trường, làm rõ nguyên nhân vụ cháy.

Thời tiết ngày 24/1/2025: Bắc Bộ nhiều sương mù, trời rét

Thời tiết ngày 24/1/2025: Bắc Bộ nhiều sương mù, trời rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống nước ta. Dự báo, khoảng đêm 25 và sáng 26/1, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến khu vực Bắc Trung Bộ, Tây Bắc Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh lên cấp 3, vùng ven biển cấp 3-4, có nơi có gió giật cấp 6.

Cháy rừng tại Tràng An: Lực lượng cứu hỏa nỗ lực tiếp cận hiện trường

Cháy rừng tại Tràng An: Lực lượng cứu hỏa nỗ lực tiếp cận hiện trường

Chiều 23/1, trên núi Phủ Khống, thuộc xã Trường Yên, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình xảy ra vụ cháy rừng đặc dụng. Khu vực này nằm trong Quần thể danh thắng Tràng An. Ngay sau khi phát hiện có cháy, lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường, phối hợp với lực lượng tại chỗ triển khai phương án chữa cháy.

Ứng phó với rét đậm, rét hại

Ứng phó với rét đậm, rét hại

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ và ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang về việc chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại và gió mạnh trên biển.

 Đồng bào Bru - Vân Kiều ở bản Dốc Mây được trao nhà đại đoàn kết

Đồng bào Bru - Vân Kiều ở bản Dốc Mây được trao nhà đại đoàn kết

Ngày 23/1, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, UBND huyện Quảng Ninh tổ chức Khánh thành và bàn giao 8 nhà đại đoàn kết cho hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại bản Dốc Mây (xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh).

Xuân ấm áp nghĩa tình quân dân nơi vùng biên giới Gia Lai

Xuân ấm áp nghĩa tình quân dân nơi vùng biên giới Gia Lai

Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, ngoài nhiệm vụ giữ vững bình yên biên giới, những người lính Biên phòng còn lan tỏa nghĩa tình, mang niềm vui Tết cổ truyền đến với đồng bào vùng biên. Với mục tiêu "không để ai bị bỏ lại phía sau", chương trình "Xuân Biên phòng - Ấm lòng dân bản" đã trở thành một trong những điểm sáng trong công tác chăm lo đời sống người dân vùng biên giới và là cầu nối yêu thương, gắn kết nghĩa tình quân dân.

Thời tiết ngày 23/1/2025: Bắc Bộ lạnh về đêm, Nam Bộ trời nắng

Thời tiết ngày 23/1/2025: Bắc Bộ lạnh về đêm, Nam Bộ trời nắng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 23/1, khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển khu vực Trường Sa) có mưa rào và dông rải rác, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8. Ngoài ra, ngày và đêm 23/1, vùng biển phía Tây khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây khu vực Trường Sa) có gió Đông Bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8; biển động; sóng biển cao từ 1,5-2,5m. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động ở các khu vực trên đều có nguy cơ chịu tác động của lốc xoáy, gió giật mạnh và sóng lớn.

Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc thăm, chúc Tết tại Hà Giang

Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc thăm, chúc Tết tại Hà Giang

Nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền Xuân Ất Tỵ 2025, trong hai ngày 21 và 22/1, Đoàn công tác của Trung ương do đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương đã có chuyến thăm, làm việc và chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang.

Xuân về Thài Khao

Xuân về Thài Khao

Không còn là mảnh đất khó khăn nhất của huyện Hàm Yên, thôn Thài Khao hôm nay đang thay đổi từng ngày, bừng lên sức sống mới khởi sắc và phát triển.

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn dự lễ đóng điện tại huyện Mường Ảng

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn dự lễ đóng điện tại huyện Mường Ảng

Sáng 22/1, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Lễ đóng điện Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia thuộc chương trình “Bừng sáng Điện Biên” tại bản Nặm Cứm, xã Ngối Cáy, huyện Mường Ảng; thăm, tặng quà Tết cho người dân huyện Mường Ảng và Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên).

Tái thiết cuộc sống trên vùng đất hứng chịu thiên tai tỉnh Cao Bằng

Tái thiết cuộc sống trên vùng đất hứng chịu thiên tai tỉnh Cao Bằng

Sau cơn bão số 3, toàn tỉnh Cao Bằng có tới 57 người thiệt mạng, 19 người bị thương; 2.290 nhà bị thiệt hại, ảnh hưởng; 796 nhà có nguy cơ sạt lở phải di dời, hàng trăm gia đình mất nhà cửa, hoa màu, tài sản. Trong đau thương, truyền thống đoàn kết, lá lành đùm lá rách của dân tộc Việt Nam lại tỏa sáng như một phép nhiệm mầu, qua đó hàn gắn những nỗi đau, sự mất mát, tái sinh cuộc sống tươi đẹp, thắp lên hy vọng ở tương lai cho những vùng quê.

Yên Bái phấn đấu trước tháng 9/2025, không còn nhà dột nát

Yên Bái phấn đấu trước tháng 9/2025, không còn nhà dột nát

Chiều 21/1, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2024 và phát động xóa nhà tạm, dột nát năm 2025.

Phát huy hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia tại Lạng Sơn

Phát huy hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia tại Lạng Sơn

Ba Chương trình mục tiêu quốc gia đã phát huy hiệu quả, góp phần hoàn thiện hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, cải thiện điều kiện sống, thu nhập của người dân trên địa bàn... Đây là đánh giá tại Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025, do UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức chiều 21/1.

Tết vui với thầy, cô giáo vùng khó tỉnh Nghệ An

Tết vui với thầy, cô giáo vùng khó tỉnh Nghệ An

Tết Ất Tỵ năm nay đến sớm hơn với hơn 40.000 giáo viên trong toàn ngành giáo dục Nghệ An, bởi đây là năm đầu tiên họ chính thức được thưởng Tết. Nhiều món quà ân tình khác đã được gửi đến các giáo viên, nhân viên vùng khó khăn, đặc thù ở tỉnh.

Đắk Lắk tăng cường công tác bảo vệ rừng trong dịp Tết Nguyên đán

Đắk Lắk tăng cường công tác bảo vệ rừng trong dịp Tết Nguyên đán

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương, sở, ngành liên quan tăng cường biện pháp quản lý, bảo vệ, phát triển rừng thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Ở nơi dân theo Đảng làm giàu

Ở nơi dân theo Đảng làm giàu

Suối Bu là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Văn Chấn (Yên Bái). Xã có 5 dân tộc sinh sống là Mông, Kinh, Tày, Thái, Gia Rai, trong đó dân tộc Mông chiếm 75% dân số.

Rộn ràng Tết quân - dân tại các địa phương

Rộn ràng Tết quân - dân tại các địa phương

Tết quân - dân tại các địa phương được tổ chức rộn ràng nhằm gắn kết lực lượng vũ trang và nhân dân; đồng thời lan tỏa thông điệp “Tết đến với mọi nhà”. Ngoài ra, chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” và “ Ngày hội Công nhân - Phiên chợ nghĩa tình” năm 2025 cũng được tổ chức nhằm hỗ trợ người lao động có hoàn cảnh khó khăn.

Thời tiết ngày 21/1/2025: Bắc Bộ và Trung Bộ có sương mù, trời rét

Thời tiết ngày 21/1/2025: Bắc Bộ và Trung Bộ có sương mù, trời rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 21/1, vùng biển phía Tây khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây khu vực Trường Sa) gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8. Vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông và từ Khánh Hòa đến Bình Thuận gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8; biển động.