
Bảo tồn giá trị di sản văn hóa Lễ hội Phước Biển của đồng bào Khmer
Lễ hội Phước Biển của đồng bào Khmer được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc
Lễ hội Phước Biển của đồng bào Khmer được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc
Xuân mới đang về với đồng bào Khmer trên quê hương Trà Vinh. Đón xuân năm nay, đồng bào Khmer Trà Vinh như được nhân thêm niềm vui khi diện mạo phum sóc nông thôn mới khoác trên mình “tấm áo mới”…
Đối với đồng bào Khmer Sóc Trăng, chiếc ghe Ngo có vị trí vô cùng quan trọng, được xem là vị thần bảo vệ sự bình yên, là hiện thân của tình đoàn kết và sức mạnh thôn xóm. Ðua ghe Ngo ở Sóc Trăng ngày nay đã trở thành một lễ hội mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, một hoạt động văn hóa chung của cộng đồng, góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống…
Từ 15/9 – 15/10/2024 âm lịch, đồng bào Khmer trong tỉnh Hậu Giang rộn ràng mừng Lễ Dâng y Kathina. Nghi lễ này được tổ chức trang nghiêm tại các chùa sau 3 tháng an cư kiết hạ, là dịp để đồng bào phật tử thành kính dâng y Casa, dâng bông các vật dụng thiết yếu đến chư Tăng.
Không chỉ định vị thương hiệu đường thốt nốt Palmania trên thị trường bằng “tấm thẻ bài” OCOP 4 sao, giải thưởng 2 sao Great Taste Awards, Chau Ngọc Dịu - nữ Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Palmania (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) còn là người tiên phong đưa sản phẩm đường thốt nốt của tỉnh An Giang vào thị trường châu Âu. Cô gái đó đã góp phần nâng tầm giá trị sản phẩm thốt nốt truyền thống của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi An Giang.
Nhân lễ Sene Dolta 2024 của đồng bào Khmer Nam Bộ, ngày 27/9, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bạc Liêu tổ chức nhiều Đoàn đến thăm, chúc mừng tại Hội đoàn kết sư sãi yêu nước, các chùa ở tỉnh.
Tỉnh Trà Vinh có tổng dân số trên 1 triệu người, trên 59% là tín đồ tôn giáo, hơn 32% là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó đồng bào Khmer chiếm 31,5%. Với phương châm sống “Tốt đời, đẹp đạo”, những năm qua, các tổ chức tôn giáo, tín đồ các tôn giáo luôn đoàn kết, thống nhất, tích cực hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước, nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Đã thành thói quen, mỗi buổi sáng, tại nhà ông Trầm Chài Xuôl (xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng), người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer ở xã đều đến uống trà để bàn về chuyện làm ăn kinh tế, học hành của con em dân tộc Khmer. Nhưng những ngày qua, câu chuyện trở nên trầm lắng, bởi ai cũng tiếc thương sự ra đi của Tổng Bí thư.
Với đặc thù là huyện vùng sâu, có đông đồng bào dân tộc sinh sống, trong những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang đã chủ động xây dựng đội ngũ người có uy tín trong cộng đồng. Từ đó phát huy vai trò của người có uy tín trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở địa phương. Hơn nữa, họ còn là những hạt nhân nòng cốt trong đấu tranh với những quan điểm sai lệch về chính sách dân tộc, quyết lòng bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng.
Ngày 16/6, tại xã Thuận Hưng (huyện Mỹ Tú), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND huyện Mỹ Tú tổ chức khánh thành 2 cây cầu nông thôn (Vạn Duyên và Khiêm Hương) với tổng kinh phí gần 1 tỷ đồng, tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc Khmer giao thương dễ dàng, trẻ em đi học thuận lợi.
Ngày 14/4, tại không gian chùa Khmer, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây,Hà Nội), đồng bào dân tộc Khmer đến từ tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức đón Tết Chol Chnam Thmay. Các nhà sư, tăng ni, Phật tử đã thực hiện các nghi thức rất chu đáo, vui tươi.
Sau 3 ngày tổ chức, ngày 14/4 các hoạt động Tết Quân - dân mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2024 đã kết thúc tại phường Vĩnh Phước, thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng).
Mừng Tết cổ truyền của đồng bào Khmer năm 2024, từ ngày 6 -13/4, lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trà Vinh đã tổ chức nhiều đoàn đi thăm, chúc Tết, trao quà tặng các chùa Phật giáo Nam tông Khmer, các gia đình chính sách, cán bộ hưu trí người Khmer tiêu biểu trên địa bàn.
Ngày 12/4, tại chùa Xẻo Me (phường Vĩnh Phước, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng), Ban Tổ chức Tết quân - dân tỉnh Sóc Trăng đã làm Lễ xuất quân tổ chức các hoạt động “quân - dân Sóc Trăng mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2024”. Đây là năm đầu tiên tỉnh tổ chức Tết quân - dân nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer.
Sáng 12/4, Bí thư Thành ủy Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu, Chủ tịch UBND thành phố Trần Việt Trường cùng lãnh đạo các Ban, ngành, đoàn thể thành phố đến thăm, chúc Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024 của đồng bào Khmer.
Tối 11/4, tại phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, Ban Tổ chức Tết quân dân thành phố Cần Thơ tổ chức tổng kết các hoạt động Tết quân dân mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2024. Đây là năm thứ 4 liên tiếp Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố Cần Thơ tổ chức mô hình “Dân vận khéo” này.
Ngày 8/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng tổ chức buổi họp mặt cán bộ hưu trí, các sư sãi, gia đình chính sách tiêu biểu, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong tỉnh là người dân tộc Khmer nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây 2024.
Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer đang đến gần, không khí tại các phum, sóc ngày càng sôi động. Các ngôi chùa được chỉnh trang nhằm đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, vui chơi của cộng đồng.
Ngày 5/4, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bạc Liêu có văn bản hướng dẫn, phối hợp triển khai các hoạt động mừng Tết cổ truyền Chôl-Chnăm-Thmây năm 2024 của đồng bào Khmer trong tỉnh.
Ngày 2/4, tại ấp Nam Hải, xã Đại Hải (huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng), Chư tăng cùng Ban Quản trị chùa Ante Kosêy Sirêy Labach đã tổ chức Lễ công bố quyết định về việc công nhận chùa Ante Kosêy Sirêy Labach là cơ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trực thuộc hệ thống quản lý của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Sóc Trăng. Đây là ngôi chùa thứ 93 của đồng bào Khmer trên địa bàn.
Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024 của đồng bào Khmer, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi Thư chúc mừng đến đồng bào, đồng chí và các vị chư tăng dân tộc Khmer.
Tối 24/3, tại Chùa Serey Cro Săng (thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng), UBND thị xã Vĩnh Châu tổ chức bế mạc Lễ hội Phước Biển năm 2024.
Sóc Trăng là địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 35% dân số, trong đó trên 30% là người dân tộc Khmer. Cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước trong phát triển hạ tầng giao thông nông thôn phục vụ đời sống người dân, nhiều địa phương đã tích cực thực hiện huy động các nguồn lực xây dựng quê hương.
Ngày 17/3, đông đảo người dân huyện Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước) và vùng lân cận đã tham gia Lễ hội Phá Bàu (lễ hội Dua Tpeng), được tổ chức tại bàu Kpoch, ấp Sóc Lớn, xã Lộc Khánh.
Cứ vào dịp 14 - 15/2 âm lịch hằng năm (theo lịch Khmer), đồng bào Khmer ở phum Chroi Rum Chek, khóm Vĩnh An, phường 2, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) lại tổ chức lễ cúng phước biển nhằm bày tỏ lòng biết ơn các bậc tiền nhân đã có công khai hoang mở cõi, tạ ơn biển cả cho nhiều tôm, cá, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu…
Xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng), địa phương có gần 92% dân số là đồng bào Khmer sinh sống. Bộ mặt nông thôn nơi đây đã có nhiều khởi sắc.
Đại Tâm là xã đầu tiên của huyện Mỹ Xuyên và là xã thứ 2 của tỉnh, cũng là một trong những xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số nhất của Sóc Trăng (với gần 85% dân số là đồng bào Khmer) được công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu.