Theo dự báo của các cơ quan chuyên môn tỉnh Bến Tre, tình hình xâm nhập mặn trong mùa khô 2024 - 2025 đến sớm, đạt đỉnh điểm vào khoảng tháng 2 - 3/2025. Nước mặn hiện nay xâm nhập sâu vào các nhánh sông và nội đồng, độ mặn hơn 2‰ tiến sâu khoảng 40 km vào đất liền, ngành chức năng Bến Tre khuyến cáo người dân cần chủ động bảo vệ sức khỏe và phòng, chống dịch, bệnh trong mùa nắng nóng, thiếu nước, xâm nhập mặn.
Thời điểm này, giá lợn hơi trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang ở mức cao kỷ lục từ 81.000 -82.000 đồng/kg. Với giá bán này người nuôi có lợi nhuận cao nên nhiều người đã có động lực tái đàn nuôi vụ mới.Ông Đào Văn Tâm, ngụ thôn Lồ Ồ, xã Đá Bạc, huyện Châu Đức hiện đang nuôi 70 con lợn; trong đó có 65 con lợn thịt và 5 con lợn nái. Ông Tâm cho biết: Thời điểm mùng 6 Tết Nguyên đán ông có xuất chuồng 1 đàn lợn 11 con, với giá 70.000 đồng/kg, khi đó mỗi con lợn lãi 2,5 triệu đồng. Đến nay, giá lợn hơi đã tăng lên 82.000 đồng/kg, ông tiếp tục có đàn 21 con chuẩn bị được xuất bán.
Những ngày qua, thông tin về diễn biến phức tạp của dịch cúm tại Việt Nam và trên thế giới khiến nhiều người dân hoang mang, lo lắng. Đặc biệt, sau khi một nữ diễn viên nổi tiếng người Đài Loan (Trung Quốc) tử vong do mắc cúm càng dấy lên những lo ngại về dịch bệnh tưởng như không còn xa lạ này.
Thời tiết Đông Xuân ở miền Bắc là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp nói chung và cúm mùa nói riêng phát triển. Cùng với đó, thời điểm hiện tại đang là mùa lễ hội, nhu cầu đi lại du Xuân đầu năm của người dân lớn, tạo nên nhiều khu vực tập trung đông người, kèm theo các dịch vụ vui chơi, ăn uống, nghỉ ngơi...; trong thời tiết nồm ẩm sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm như: cúm, sởi, ho gà, rubella, tiêu chảy… Do đó, người dân cần có những biện pháp chủ động phòng, chống dịch bệnh để bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ.
Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn là Cửa khẩu đường bộ có lưu lượng lớn người và hàng hóa lưu thông, ra vào khu vực thực hiện hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu mỗi ngày. Vì vậy, nơi đây luôn tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh xâm nhập. Lực lượng kiểm dịch y tế tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị chủ động triển khai biện pháp phòng ngừa các loại dịch bệnh lây truyền qua đường hô hấp từ hành khách xuất nhập cảnh cũng như hàng hóa và phương tiện lưu thông qua đây.
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa, đến đầu tháng 1/2025, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ghi nhận 334 ca nghi mắc sốt xuất huyết, 185 ca tay chân miệng, 3 trường hợp nhiễm liên cầu khuẩn lợn (trong đó có 2 trường hợp tử vong), 3 ca mắc bạch hầu, 64 trường hợp mắc bệnh ho gà...
Hơn 1 tháng nữa sẽ đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đây cũng là thời điểm nhu cầu tiêu dùng thịt gia súc, gia cầm tăng cao. Vì vậy các hộ chăn nuôi cũng liên tục tăng đàn vật nuôi. Điều này đồng nghĩa dịch bệnh dễ phát sinh. Do đó, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi đã và đang tăng cường phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
Trước diễn biến phức tạp của dịch tả lợn Châu Phi có chiều hướng bùng phát, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam đã ban hành Chỉ thị yêu cầu các Sở, ban, ngành và chính quyền các huyện, thành phố trong tỉnh tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi, quyết không để dịch bệnh bùng phát và lan rộng.
Diễn biến môi trường, thời tiết bất lợi cộng với dịch bệnh khiến ngành nuôi trồng thuỷ sản bị thiệt hại lớn. Do đó, ngành nông nghiệp và các địa phương cần chủ động lên phương án phòng, chống hiệu quả nhằm giảm thiểu thiệt hại kinh tế; đảm bảo chất lượng, nguồn cung thuỷ sản cho tiêu dùng và xuất khẩu. Đây là nội dung được các đại biểu thảo luận tại Hội nghị phòng, chống dịch bệnh thủy sản năm 2024 và kế hoạch năm 2025 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, ngày 3/10.
Những ngày qua, nước lũ rút tới đâu, nhân dân Yên Bái và các lực lượng hỗ trợ tập trung dọn dẹp, vệ sinh đến đó; đồng thời tiến hành vệ sinh môi trường nhằm ngăn ngừa dịch bệnh, giúp người dân sớm ổn định cuộc sống sau lũ.
Ngày 12/9 Bộ Y tế đã có văn bản số 5400/BYT-DP gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường trong, sau mưa lũ và ngập lụt.
Thời điểm mùa mưa, gia súc, gia cầm rất nhạy cảm với dịch bệnh, đây cũng là thời điểm nguy cơ bùng phát và lây lan dịch bệnh trên diện rộng. Do đó, công tác quản lý, giám sát và phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi đang được ngành chức năng và người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thực hiện chặt chẽ.
Trên phạm vi cả nước, hiện đang trong giai đoạn thời tiết mùa hè nắng nóng, mưa nhiều, đồng thời là cao điểm du lịch hè với nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao. Do đó nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm rất lớn, nhất là bệnh sởi và một số bệnh dự phòng.
Sáng 17/6, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị Triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm các tháng cuối năm 2024.
Một dịch bệnh hủy diệt loài nhím biển ở Biển Đỏ đang có nguy cơ lây lan ra các khu vực khác và đe dọa các rạn san hô toàn cầu. Đây là cảnh báo của các nhà khoa học Israel trên tạp chí Current Biology.
Theo kết quả giám sát chủ động dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An cho thấy tỷ lệ lưu hành các loại mầm bệnh lớn như cúm gia cầm A/H5N1 là 13,39%, bệnh dại là 64,7%, dịch tả lợn châu Phi là 3,45%... Theo đó, nguy cơ bùng phát dịch bệnh ở đàn gia súc, gia cầm là rất lớn.
Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024, tỉnh An Giang xuống giống 227.256 ha lúa, nếp và đây được xem là vụ lúa quan trọng nhất trong năm. Tuy nhiên đến nay, tỉnh đã có hơn 10.856,9 ha bị nhiễm dịch hại, nhất là rầy nâu, sâu cuốn lá, đạo ôn lá, chuột… nếu không chủ động, theo dõi phát hiện sớm để quản lý phòng trị sẽ gây hại nặng, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng lúa vụ Đông Xuân.
Thời gian qua, mặc dù cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, song các bệnh truyền nhiễm vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát và lây lan. Đặc biệt, vào thời điểm chuyển mùa và Tết Nguyên đán năm 2024 đang đến gần, nhu cầu đi lại, giao lưu, tiếp xúc của người dân tăng cao là điều kiện thuận lợi để dịch bệnh phát triển.
UBND tỉnh Bình Phước vừa ban hành công văn, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị, địa phương chủ động tăng cường các biện pháp ứng phó với dịch bệnh.
Để ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh xảy ra trên gia súc, gia cầm và thủy sản, tỉnh Ninh Thuận đang chủ động các phương án, nguồn nhân lực, vật tư… để xử lý khi có phát sinh các dịch bệnh nguy hiểm; qua đó nhằm ứng phó kịp thời nguy cơ lây nhiễm các bệnh mới xuất hiện, có khả năng lây truyền từ động vật sang người, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người và động vật nuôi.
Đó là ý kiến của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình đưa ra dựa trên tổng kết, đánh giá tình hình dịch bệnh thủy sản trên địa bàn từ năm 2017 đến nay. Dịch bênh trên tôm diễn biến phức tạp, bất thường đã gây thiệt hại rất lớn cho người nuôi tôm ở đây.
Trước tình hình dịch bệnh gia súc,gia cầm đang phát sinh và lây lan trong khu vực, đặc biệt là dịch tả lợn châu Phi đã tái phát tại 6 xã trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Để chủ động ngăn chặn dịch bệnh phát sinh và lây lan trên địa bàn, đảm bảo cho đàn gia súc, gia cẩm của tỉnh phát triển ổn định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang đã tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.
Tại Nghệ An, thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa như hiện nay là một trong những nguyên nhân dẫn tới một số dịch bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, hô hấp, đau mắt đỏ và gia tăng nhiều ổ dịch sốt xuất huyết.
Hiện tượng El Nino đã tác động tiêu cực đến nước ta với diễn biến bất thường của thời tiết, xảy ra nhiều tình huống thiên tai bất thường, khó dự đoán. Mưa lớn bất ngờ và kéo dài ở một số địa phương có thể gây lũ quét, ngập lụt, xảy ra sụt lún, sạt lở đất làm rất lớn đến tính mạng, tài sản, đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Nắng nóng kéo dài, cộng thêm diễn biến thời tiết bất thường do hiện tượng El Nino (thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều) là nguyên nhân chủ yếu của nhiều dịch bệnh lây lan, đặc biệt là các bệnh liên quan đến sốt xuất huyết, tay chân miệng. Vì vậy, bên cạnh các biện pháp tích cực của ngành y tế, mỗi cá nhân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng, ngừa, vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ.
Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các tỉnh: Điện Biên, Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng và Lào Cai về việc tăng cường phòng, chống bệnh nhiệt thán. Đây là bệnh thuộc Danh mục bệnh phải công bố dịch, bệnh lây truyền giữa động vật và người, bệnh động vật cấm giết mổ và chữa bệnh.
Theo ông Lê Huyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, ngành chăn nuôi là thế mạnh phát triển của tỉnh, do vậy tỉnh luôn xác định phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, không chủ quan, lơ là và kiên quyết không để các loại bệnh nguy hiểm xâm nhập, tái phát, lây lan ra diện rộng, gây thiệt hại cho người dân và ngành chăn nuôi của tỉnh.
Dịch bệnh lở mồm long móng và viêm da nổi cục trên đàn gia súc đang xuất hiện tại huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Vì vậy, ngành thú y tỉnh Quảng Ngãi đang tích cực phối hợp với các địa phương cấp bách thực hiện các giải pháp phòng chống dịch.
Vào thời điểm trước và sau Tết Nguyên đán 2023, "thủ phủ điều" Bình Phước đang vào cao điểm mùa trổ bông, đậu trái. Tuy nhiên, thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng nhiều diện vườn điều nên người dân đang tích cực chăm sóc vườn, chủ động phòng ngừa dịch bệnh.