Chủ động phòng, chống dịch bệnh khi thời tiết giao mùa

Thời tiết Đông Xuân ở miền Bắc là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp nói chung và cúm mùa nói riêng phát triển. Cùng với đó, thời điểm hiện tại đang là mùa lễ hội, nhu cầu đi lại du Xuân đầu năm của người dân lớn, tạo nên nhiều khu vực tập trung đông người, kèm theo các dịch vụ vui chơi, ăn uống, nghỉ ngơi...; trong thời tiết nồm ẩm sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm như: cúm, sởi, ho gà, rubella, tiêu chảy… Do đó, người dân cần có những biện pháp chủ động phòng, chống dịch bệnh để bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ.

potal-cum-a-dien-bien-phuc-tap-nhieu-ca-nang-7843982.jpg
Hiện nay, Khoa Cấp cứu của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho 9 bệnh nhân mắc cúm A, đa phần bệnh nhân là người cao tuổi, người có bệnh lý nền. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN

Ghi nhận trong thời gian gần đây, số bệnh nhân nhập viện do mắc cúm A tăng cao. Nhiều người có tâm lý chủ quan khi mắc cúm, cho rằng chỉ là bệnh nhẹ, không đi khám sớm, khi bệnh diễn tiến nặng, bệnh nhân mới nhập viện thì đã ở trong tình trạng điều trị khó khăn. Các bệnh nhân này phần lớn là người già có hệ miễn dịch lão hóa, mắc nhiều bệnh lý nền và trẻ nhỏ có sức đề kháng kém.

Mới đây, Hệ thống Y tế Medlatec ghi nhận 3 trẻ trong một gia đình ở Hà Nội nhiễm cúm A, trong đó 2 trẻ có diễn biến nặng với biến chứng viêm phổi, phải nhập viện để điều trị. Cả 3 bệnh nhi đến khám với các triệu chứng: sốt cao, không đáp ứng thuốc hạ sốt, ho khan nhiều, đau tức ngực trái và có nhiều dịch mũi. Test nhanh, 3 trẻ đều có kết quả dương tính với cúm A. Trong đó, 2 bé gái nặng hơn, được chỉ định nhập viện do biến chứng viêm phổi. Bé trai do triệu chứng nhẹ hơn, được kê đơn thuốc điều trị và theo dõi tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ.Tình trạng người già nhập viện do mắc cúm và tự điều trị tại nhà, khi trở nặng mới đến bệnh viện cũng xuất hiện khá nhiều trong thời gian gần đây. Nhiều người có tâm lý chủ quan khi mắc cúm và cho rằng đây chỉ là bệnh nhẹ nên không đi khám sớm. Tuy nhiên, đối với những người có hệ miễn dịch suy giảm, cúm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, làm tổn thương cơ thể ở mức độ nghiêm trọng.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra hằng năm, thường vào mùa Đông - Xuân. Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, ho, hắt hơi. Có 4 chủng virus cúm mùa gồm: A, B, C và D; trong đó virus cúm A và B là 2 chủng virus chính ở người có thể gây ra các đợt dịch cúm mùa, cũng như các trường hợp tản phát và đợt bùng phát ngoài mùa cúm. Các triệu chứng phổ biến của bệnh gồm: đau đầu, sốt, ho, đau họng, đau nhức cơ khớp và nói chung là cảm giác khó chịu. Mức độ nghiêm trọng của bệnh từ các triệu chứng nhẹ đến viêm phổi nặng, viêm não và nhiễm trùng toàn thân, có thể đe dọa tính mạng. Những biểu hiện nghiêm trọng này có thể do bản thân virus cúm hoặc các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, virus khác xảy ra sau nhiễm cúm, làm suy yếu khả năng phòng vệ của cơ thể.

Khu vực xét nghiệm và test cúm cho bệnh nhân tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN

Khu vực xét nghiệm và test cúm cho bệnh nhân tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN

Trước tình hình bệnh cúm mùa có xu hướng gia tăng, thành phố Hà Nội đề nghị các địa phương tiếp tục tăng cường giám sát, phát hiện kịp thời các trường hợp sốt, nghi nhiễm cúm trên địa bàn, giám sát chặt chẽ các trường hợp viêm phổi nặng do virus tại cộng đồng và tại các cơ sở khám, chữa bệnh để phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, kịp thời cấp cứu, điều trị bệnh nhân, hạn chế đến mức thấp nhất số mắc và tử vong. Để chủ động phòng ngừa cúm mùa, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp như: đảm bảo vệ sinh cá nhân, sử dụng khẩu trang thường xuyên, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hằng ngày bằng nước muối; giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng, thực hiện lối sống lành mạnh; ăn uống đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường vận động thể lực để nâng cao thể trạng. Người dân cần hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời, không nên tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc kháng virus mà cần phải theo hướng dẫn và có chỉ định của thầy thuốc; tiêm vaccine chủ động phòng bệnh cúm mùa, là biện pháp dự phòng hiệu quả.

Sở Y tế Hà Nội cũng đã có công văn số 471/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập tại địa bàn, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại kéo dài. Trong đó, bên cạnh việc phổ biến Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe mùa lạnh cho cộng đồng và người lao động, các cơ sở y tế tại Hà Nội cần rà soát, đảm bảo bố trí đầy đủ cơ số thuốc cấp cứu, đủ giường bệnh, chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện để xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu thường gặp; tổ chức khám, chữa bệnh cho người dân, bảo đảm phòng, chống rét cho người bệnh và người nhà người bệnh trong quá trình khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế theo quy định...

Nguyễn Cúc

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Bộ Y tế hướng dẫn chăm sóc sức khỏe mùa lạnh

Bộ Y tế hướng dẫn chăm sóc sức khỏe mùa lạnh

Bộ Y tế cho biết, vào mùa lạnh, người dân có thể gặp phải một số vấn đề sức khỏe như: Cảm lạnh, hen suyễn, viêm họng, viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, cúm, đột quỵ, ngộ độc khí than do sưởi ấm, đun nấu... Nguyên nhân chủ yếu là do phải tiếp xúc quá lâu hoặc làm việc trong môi trường lạnh hoặc cũng có thể do thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột.

Cảnh báo đột quỵ ở người trẻ tuổi

Cảnh báo đột quỵ ở người trẻ tuổi

Hiện nay, tình trạng đột quỵ ở người trẻ tuổi xảy ra nhiều và đang trở nên đáng báo động. Nguyên nhân hay gặp gây đột quỵ ở người trẻ tuổi là: Tăng huyết áp, stress, chế độ ăn, lười vận động… Ngoài ra còn một số căn nguyên do di truyền như bệnh lý tim mạch, bệnh lý dị dạng mạch máu não hình thành tổn thương ngay từ khi còn nhỏ.

Mang Tết ấm, xuân vui đến với mọi nhà

Mang Tết ấm, xuân vui đến với mọi nhà

Tết Nguyên đán Ất Tỵ đã đến trên khắp phố phường, người dân phấn khởi đón một năm mới bên gia đình. Đón mùa xuân mới, tỉnh Vĩnh Long tổ chức nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, đồng thời nỗ lực thực hiện công tác an sinh xã hội để mọi người dân có điều kiện đón Tết và có thêm sinh khí, động lực khởi đầu một năm mới.

Khuyến cáo người dân không đi lấy nọc độc sau khi bị chó dại cắn

Khuyến cáo người dân không đi lấy nọc độc sau khi bị chó dại cắn

Ngày 14/1, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) Đồng Nai, cho biết trên địa bàn vừa ghi nhận một trường hợp tử vong do mắc bệnh dại. Đáng nói, trường hợp này sau khi bị chó nghi dại cắn không thực hiện tiêm ngừa vaccine phòng dại mà chỉ đi nhờ thầy lang lấy nọc độc.

Khoảng cách giữa thời gian sống khỏe và tuổi thọ ngày càng nới rộng

Khoảng cách giữa thời gian sống khỏe và tuổi thọ ngày càng nới rộng

Nghiên cứu được công bố ngày 13/1 trên tạp chí y khoa JAMA Network Open đã chỉ ra khoảng cách ngày càng nới rộng giữa số năm sống khỏe và tuổi thọ của người dân tại 183 quốc gia được nghiên cứu. Cụ thể, người dân ở những quốc gia trên có trung bình 9,6 năm sống trong tình trạng sức khỏe kém.

Băng giá xuất hiện tại nhiều vùng núi cao Lào Cai

Băng giá xuất hiện tại nhiều vùng núi cao Lào Cai

Từ đêm 11/1 đến sáng 12/1, do ảnh hưởng của không khí lạnh từ phía Bắc tràn xuống, nhiệt độ tại các khu vực vùng cao của Sa Pa (Lào Cai) xuống rất thấp. Đặc biệt, khu vực đỉnh Fansipan, đỉnh đèo Trạm Tôn và Ô Quy Hồ xuất hiện băng tuyết phủ núi rừng, cây cối bị đóng băng trắng xóa.

Giải oan cho chất béo từ sữa trong chuyển hóa lipid

Giải oan cho chất béo từ sữa trong chuyển hóa lipid

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Trung Quốc đã làm sáng tỏ những tranh cãi lâu nay về tác động của sữa nguyên kem và chất béo từ sữa đối với sức khỏe con người. Kết quả được công bố trên tạp chí khoa học iMeta ngày 1/1 cho thấy việc tiêu thụ lâu dài sữa nguyên kem và chất béo từ sữa không gây ra tăng cân đáng kể hoặc làm tăng gánh nặng lipid trong máu, theo thí nghiệm đối với chuột.

Hy vọng mới về thuốc kéo dài tuổi thọ

Hy vọng mới về thuốc kéo dài tuổi thọ

Các nhà khoa học Mỹ gần đây đang tăng cường nghiên cứu thuốc làm tăng tuổi thọ của chó với mục đích tìm ra phương thức kéo dài tuổi thọ cho con người.

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi ngộ độc rượu

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi ngộ độc rượu

Thời gian qua, một số địa phương trên cả nước đã xảy ra những vụ ngộ độc rượu làm nhiều người phải nhập viện cấp cứu, trong đó có một số trường hợp tử vong. Nguyên nhân có thể là do sử dụng phải rượu không có nguồn gốc, do một số cơ sở mua cồn công nghiệp pha chế thành rượu. Xét nghiệm cho thấy hàm lượng độc tố Methanol trong các mẫu rượu này.

Bước tiến quan trọng trong điều trị chứng ngưng thở khi ngủ

Bước tiến quan trọng trong điều trị chứng ngưng thở khi ngủ

Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) ngày 20/12 đã phê duyệt Zepbound - loại thuốc đầu tiên được sử dụng để điều trị chứng ngưng thở khi ngủ (OSA) ở bệnh nhân béo phì. Đây được coi là bước đột phá trong điều trị một tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến hàng triệu người Mỹ.

Mối liên hệ giữa bệnh Alzheimer và virus herpes

Mối liên hệ giữa bệnh Alzheimer và virus herpes

Trong một nghiên cứu mới đây, các chuyên gia tại Mỹ cho biết bệnh Alzheimer có thể có liên quan đến virus cytomegalo hay HCMV, thuộc nhóm virus herpes gây nhiễm trùng và có thể di chuyển từ ruột đến não.

Các nhà nghiên cứu Australia tìm ra cách vô hiệu hoá các đột biến gene gây ung thư

Các nhà nghiên cứu Australia tìm ra cách vô hiệu hoá các đột biến gene gây ung thư

Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà nghiên cứu của Trung tâm Ung thư Peter MacCallum ở thành phố Melbourne (Australia) đã chứng minh rằng có thể sử dụng công cụ chỉnh sửa gene mạnh mẽ CRISPR để vô hiệu hoá các đột biến gene KRAS G12, NRAS G12D và BRAF V600E gây ra ung thư tuyến tụy, đại trực tràng và ung thư phổi.

Hệ lụy sức khỏe từ thói quen nhai đá

Hệ lụy sức khỏe từ thói quen nhai đá

Các chuyên gia về sức khỏe răng miệng cảnh báo rằng thói quen này có thể gây ra nhiều tổn hại cho răng miệng và thậm chí phản ánh các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Tế bào gốc hé lộ bí quyết sống thọ trăm tuổi

Tế bào gốc hé lộ bí quyết sống thọ trăm tuổi

Một nhóm các nhà khoa học tại Boston (Mỹ) vừa đạt được bước tiến quan trọng trong việc nghiên cứu về tuổi thọ con người khi thiết lập thành công một ngân hàng tế bào gốc từ máu của những người sống thọ trên 100 tuổi, mở ra cơ hội mới để tìm hiểu các yếu tố góp phần tạo nên cuộc sống khỏe mạnh và trường thọ.