Thực phẩm lên men giúp giảm stress, trầm cảm

Một nghiên cứu mới từ các nhà khoa học Singapore vừa phát hiện mối liên hệ quan trọng giữa vi khuẩn đường ruột và sức khỏe tâm thần, mở ra hy vọng mới trong việc điều trị lo âu và trầm cảm thông qua chế độ ăn uống.

Theo công bố trên tạp chí EMBO Molecular Medicine, các nhà nghiên cứu từ Trường Y Duke-NUS và Viện Thần kinh Quốc gia Singapore đã chứng minh được vai trò trực tiếp của các phân tử indole - được tạo ra bởi vi khuẩn đường ruột - trong việc điều hòa hoạt động não bộ liên quan đến lo âu.

Giáo sư Patrick Tan, Phó Khoa cấp cao phụ trách nghiên cứu tại Duke-NUS nhấn mạnh: "Phát hiện này mở ra tiềm năng to lớn cho những người đang phải vật lộn với các tình trạng căng thẳng, rối loạn giấc ngủ hoặc không dung nạp được thuốc tâm thần thông thường".

Các nhà khoa học cho rằng việc bổ sung lợi khuẩn (probiotic) qua thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng có thể giúp cải thiện cân bằng vi khuẩn trong đường ruột, từ đó tác động tích cực đến sức khỏe tâm thần. Một số thực phẩm giàu probiotics bao gồm: kefir (sữa lên men), kombucha (trà lên men), dưa cải bắp, đồ muối chua, tương miso, tempeh, kim chi, bánh mì men chua.

Nghiên cứu này tiếp nối những phát hiện gần đây từ Đại học Harvard và Bệnh viện Đa khoa Massachusetts về mối liên hệ giữa một loại vi khuẩn đường ruột và bệnh trầm cảm. Nhóm nghiên cứu Singapore cho biết họ đang lên kế hoạch tiến hành các thử nghiệm lâm sàng để phát triển liệu pháp điều trị mới dựa trên lợi khuẩn nhằm cải thiện sức khỏe tâm thần.

Thanh Tùng

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Phòng tránh cúm trong thời điểm giao mùa

Phòng tránh cúm trong thời điểm giao mùa

Hiện đang là thời điểm giao mùa Đông - Xuân, với độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và lây lan. Bên cạnh đó, nhu cầu đi lại, giao thương và các hoạt động lễ hội đầu năm gia tăng cũng làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, nhất là dịch cúm.

Người dân không chủ quan nhưng cũng không quá hoang mang, lo sợ vì bệnh cúm

Người dân không chủ quan nhưng cũng không quá hoang mang, lo sợ vì bệnh cúm

Những ngày qua, thông tin về diễn biến phức tạp của dịch cúm tại Việt Nam và trên thế giới khiến nhiều người dân hoang mang, lo lắng. Đặc biệt, sau khi một nữ diễn viên nổi tiếng người Đài Loan (Trung Quốc) tử vong do mắc cúm càng dấy lên những lo ngại về dịch bệnh tưởng như không còn xa lạ này.

Bệnh nhân có bệnh nền tim mạch cần lưu ý gì khi bị cúm mùa?

Bệnh nhân có bệnh nền tim mạch cần lưu ý gì khi bị cúm mùa?

“Cúm mùa có thể làm nặng lên các triệu chứng ở bệnh nhân suy tim và làm tăng nguy cơ các biến chứng tim mạch ở cả người khỏe mạnh và bệnh nhân có bệnh nền tim mạch” - Đây là khẳng định của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hoài, Viện Trưởng Viện Tim Mạch quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai.

Giám sát, phát hiện sớm các bệnh lây truyền qua đường hô hấp

Giám sát, phát hiện sớm các bệnh lây truyền qua đường hô hấp

Để chủ động công tác phòng, chống bệnh cúm mùa, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, ngày 13/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Hoàng Việt Phương cho biết đã yêu cầu Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh thực hiện rà soát đối tượng tiêm chủng để tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho những đối tượng chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ các mũi vaccine phòng bệnh sởi.

Không nên chủ quan trước cúm mùa

Không nên chủ quan trước cúm mùa

Bệnh nhân nam T.V.L, 78 tuổi, ở Từ Liêm, Hà Nội, được chuyển từ bệnh viện gần nhà đến Trung tâm Bệnh Nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng sốt cao, khó thở mỗi lúc một tăng. Bệnh nhân có tiền sử huyết áp cao, bệnh Alzheimer, test dương tính cúm A. Trước tình trạng bệnh nhân bị suy hô hấp, các y bác sỹ đã phải mở nội khí quản, cho bệnh nhân thở máy và điều trị tích cực.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh khi thời tiết giao mùa

Chủ động phòng, chống dịch bệnh khi thời tiết giao mùa

Thời tiết Đông Xuân ở miền Bắc là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp nói chung và cúm mùa nói riêng phát triển. Cùng với đó, thời điểm hiện tại đang là mùa lễ hội, nhu cầu đi lại du Xuân đầu năm của người dân lớn, tạo nên nhiều khu vực tập trung đông người, kèm theo các dịch vụ vui chơi, ăn uống, nghỉ ngơi...; trong thời tiết nồm ẩm sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm như: cúm, sởi, ho gà, rubella, tiêu chảy… Do đó, người dân cần có những biện pháp chủ động phòng, chống dịch bệnh để bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ.

Quảng Nam: Phòng, chống sốt phát ban lan rộng

Quảng Nam: Phòng, chống sốt phát ban lan rộng

Trước tình trạng sốt phát ban diễn biến phức tạp ở xã Trà Leng, huyện miền núi Nam Trà My, đại diện lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với lực lượng y tế huyện phun hóa chất vệ sinh môi trường, khuyến cáo người dân hạn chế tiếp xúc với người bệnh, đẩy mạnh diệt muỗi và hạn chế tiếp cận các động vật truyền bệnh…

Bộ Y tế hướng dẫn chăm sóc sức khỏe mùa lạnh

Bộ Y tế hướng dẫn chăm sóc sức khỏe mùa lạnh

Bộ Y tế cho biết, vào mùa lạnh, người dân có thể gặp phải một số vấn đề sức khỏe như: Cảm lạnh, hen suyễn, viêm họng, viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, cúm, đột quỵ, ngộ độc khí than do sưởi ấm, đun nấu... Nguyên nhân chủ yếu là do phải tiếp xúc quá lâu hoặc làm việc trong môi trường lạnh hoặc cũng có thể do thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột.

Cảnh báo đột quỵ ở người trẻ tuổi

Cảnh báo đột quỵ ở người trẻ tuổi

Hiện nay, tình trạng đột quỵ ở người trẻ tuổi xảy ra nhiều và đang trở nên đáng báo động. Nguyên nhân hay gặp gây đột quỵ ở người trẻ tuổi là: Tăng huyết áp, stress, chế độ ăn, lười vận động… Ngoài ra còn một số căn nguyên do di truyền như bệnh lý tim mạch, bệnh lý dị dạng mạch máu não hình thành tổn thương ngay từ khi còn nhỏ.

Mang Tết ấm, xuân vui đến với mọi nhà

Mang Tết ấm, xuân vui đến với mọi nhà

Tết Nguyên đán Ất Tỵ đã đến trên khắp phố phường, người dân phấn khởi đón một năm mới bên gia đình. Đón mùa xuân mới, tỉnh Vĩnh Long tổ chức nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, đồng thời nỗ lực thực hiện công tác an sinh xã hội để mọi người dân có điều kiện đón Tết và có thêm sinh khí, động lực khởi đầu một năm mới.

Khuyến cáo người dân không đi lấy nọc độc sau khi bị chó dại cắn

Khuyến cáo người dân không đi lấy nọc độc sau khi bị chó dại cắn

Ngày 14/1, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) Đồng Nai, cho biết trên địa bàn vừa ghi nhận một trường hợp tử vong do mắc bệnh dại. Đáng nói, trường hợp này sau khi bị chó nghi dại cắn không thực hiện tiêm ngừa vaccine phòng dại mà chỉ đi nhờ thầy lang lấy nọc độc.

Khoảng cách giữa thời gian sống khỏe và tuổi thọ ngày càng nới rộng

Khoảng cách giữa thời gian sống khỏe và tuổi thọ ngày càng nới rộng

Nghiên cứu được công bố ngày 13/1 trên tạp chí y khoa JAMA Network Open đã chỉ ra khoảng cách ngày càng nới rộng giữa số năm sống khỏe và tuổi thọ của người dân tại 183 quốc gia được nghiên cứu. Cụ thể, người dân ở những quốc gia trên có trung bình 9,6 năm sống trong tình trạng sức khỏe kém.

Băng giá xuất hiện tại nhiều vùng núi cao Lào Cai

Băng giá xuất hiện tại nhiều vùng núi cao Lào Cai

Từ đêm 11/1 đến sáng 12/1, do ảnh hưởng của không khí lạnh từ phía Bắc tràn xuống, nhiệt độ tại các khu vực vùng cao của Sa Pa (Lào Cai) xuống rất thấp. Đặc biệt, khu vực đỉnh Fansipan, đỉnh đèo Trạm Tôn và Ô Quy Hồ xuất hiện băng tuyết phủ núi rừng, cây cối bị đóng băng trắng xóa.

Giải oan cho chất béo từ sữa trong chuyển hóa lipid

Giải oan cho chất béo từ sữa trong chuyển hóa lipid

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Trung Quốc đã làm sáng tỏ những tranh cãi lâu nay về tác động của sữa nguyên kem và chất béo từ sữa đối với sức khỏe con người. Kết quả được công bố trên tạp chí khoa học iMeta ngày 1/1 cho thấy việc tiêu thụ lâu dài sữa nguyên kem và chất béo từ sữa không gây ra tăng cân đáng kể hoặc làm tăng gánh nặng lipid trong máu, theo thí nghiệm đối với chuột.