Một nghiên cứu mới từ các nhà khoa học Singapore vừa phát hiện mối liên hệ quan trọng giữa vi khuẩn đường ruột và sức khỏe tâm thần, mở ra hy vọng mới trong việc điều trị lo âu và trầm cảm thông qua chế độ ăn uống.
Các nhà nghiên cứu Australia đã đạt được bước đột phá trong chẩn đoán dạng trầm cảm nặng bằng cách phân tích biểu cảm khuôn mặt và hoạt động của não bộ.
Một nghiên cứu mới đã cho thấy phương pháp giảm stress dựa trên chánh niệm (MBSR) có hiệu quả tương đương với thuốc chống trầm cảm escitalopram trong việc giảm các triệu chứng của các rối loạn lo âu như sợ khoảng trống (agoraphobia), rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu lan tỏa, và rối loạn lo âu xã hội.
Bạo lực học đường là câu chuyện không mới, thế nhưng, tình trạng này xuất hiện ngày càng nhiều. Nhiều học sinh rơi vào tình trạng trầm cảm, rối loạn cảm xúc và thậm chí có hành vi hủy hoại bản thân.
Các nhà nghiên cứu Mỹ đã xác định được một mô hình hoạt động của não bộ, được coi là "dấu ấn sinh học" liên quan đến các biểu hiện lâm sàng cho thấy sự phục hồi của bệnh nhân trầm cảm kháng thuốc được điều trị bằng một thiết bị kích thích não sâu (DBS) mới. Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) đã đưa ra thông báo này ngày 20/9.
Theo một báo cáo khoa học công bố trên tạp chí Nature Medicine ngày 1/8, các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Oulu ở Phần Lan và trường Đại học McGill ở Canada đã chỉ ra 6 yếu tố nguy cơ chính khiến con người dễ gặp phải những cơn đau mãn tính.
Khoảng 50% số người trước 75 tuổi có nguy cơ mắc ít nhất một trong số các chứng rối loạn tâm thần. Đây là kết quả nghiên cứu mới do Đại học Queensland (Australia) và Đại học Y Harvard (Mỹ) tiến hành và công bố trên tạp chí Lancet Psychiatry ngày 30/7.
Các nhà khoa học quốc tế tin rằng ngay cả những thói quen tưởng chừng vô hại, chẳng hạn như thức khuya và dậy muộn, cũng có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm, mất trí nhớ, tăng cân, huyết áp cao và tiểu đường…
Theo các nhà khoa học Australia, thuốc chống trầm cảm có thể chống lại những cơn đau dây thần kinh, qua đó mở đường cho các phương pháp điều trị mới cho chứng bệnh này.
Thói quen ngồi quá nhiều mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện các biểu hiện trầm cảm ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Đây là kết luận của các nhà khoa học Anh đưa ra ngày 12/2.
Saffron, hay còn được gọi là nhụy hoa nghệ tây, có thể được coi là phương pháp điều trị mới ở những người mắc chứng trầm cảm nếu kết hợp loại gia vị đắt nhất thế giới với thuốc chống suy nhược. Đây là kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Australia công bố ngày 4/11.
Theo nghiên cứu mới công bố của Đại học Michigan (Mỹ), việc cơ thể thiếu vitamin D khi còn ở độ tuổi tiểu học có thể sẽ dẫn đến xu hướng mắc chứng hung hăng, hoặc tâm trạng lo lắng và trầm cảm trong thời kỳ thanh niên.
Nghiên cứu khoa học mới được đăng trên tạp chí Women's Health Issues (Mỹ) chứng minh những bà mẹ làm đồng thời nhiều công việc có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn những người chỉ làm một công việc.
Sau khi tiến hành lục soát căn hộ của đối tượng gây ra vụ xả súng tại trung tâm thương mại Olympia chiều tối 22/7 ở thành phố Munich làm ít nhất 9 người thiệt mạng, cảnh sát Đức ngày 23/7 cho biết không có bằng chứng cho thấy hung thủ có bất kỳ mối liên hệ nào với nhóm khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng.