Các nhà khoa học đã bắt đầu tiến hành nghiên cứu từ năm 2006, đối với 3.202 người từ 5-12 tuổi được lựa chọn ngẫu nhiên từ các trường tiểu học công lập ở thủ đô Bogota của Colombia. Các nhà nghiên cứu đã thu thập thông tin về thói quen hằng ngày của trẻ, trình độ học vấn của cha mẹ, cân nặng và chiều cao, cũng như chế độ ăn uống và điều kiện kinh tế của hộ gia đình. Các nhà khoa học cũng lấy mẫu máu của những đối tượng được nghiên cứu.
Khoảng 6 năm sau đó, khi những em nhỏ trên đã 11 - 18 tuổi, các nhà khoa học đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp và ngẫu nhiên 273 em, đánh giá hành vi của trẻ thông qua bảng câu hỏi được cung cấp cho chính trẻ em và cha mẹ của những em này.
Các kết quả phân tích cho thấy trẻ em có hàm lượng vitamin D trong máu thấp thường có xu hướng gặp các vấn đề về hành vi cao gần gấp hai lần so với những trẻ khác, cụ thể là các em này có tính cách hung hăng, hay phá vỡ các nội quy... Mật độ thấp của protein vận chuyển vitamin D trong máu cũng được cho là một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi hung hăng và các triệu chứng lo lắng hay trầm cảm ở các đối tượng này.
Giáo sư Eduardo Villamor - tác giả của nghiên cứu trên ,cho biết: "Trẻ em bị thiếu vitamin D trong giai đoạn học tiểu học thường gặp nhiều rối loạn hành vi khi đến tuổi thanh niên, hoặc thậm chí là các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm và tâm thần phân liệt".
Khoảng 6 năm sau đó, khi những em nhỏ trên đã 11 - 18 tuổi, các nhà khoa học đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp và ngẫu nhiên 273 em, đánh giá hành vi của trẻ thông qua bảng câu hỏi được cung cấp cho chính trẻ em và cha mẹ của những em này.
Các kết quả phân tích cho thấy trẻ em có hàm lượng vitamin D trong máu thấp thường có xu hướng gặp các vấn đề về hành vi cao gần gấp hai lần so với những trẻ khác, cụ thể là các em này có tính cách hung hăng, hay phá vỡ các nội quy... Mật độ thấp của protein vận chuyển vitamin D trong máu cũng được cho là một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi hung hăng và các triệu chứng lo lắng hay trầm cảm ở các đối tượng này.
Giáo sư Eduardo Villamor - tác giả của nghiên cứu trên ,cho biết: "Trẻ em bị thiếu vitamin D trong giai đoạn học tiểu học thường gặp nhiều rối loạn hành vi khi đến tuổi thanh niên, hoặc thậm chí là các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm và tâm thần phân liệt".
Thanh Phương
TTXVN