Trong công trình nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc Đại học London (UCL) đã phân tích dữ liệu của 4.257 thanh thiếu niên và đánh giá mức độ biểu hiện trầm cảm, như chán nản, mất hứng thú và kém tập trung..., qua phân tích bảng trả lời câu hỏi lâm sàng có thang điểm.
Kết quả cho thấy, với các thanh thiếu niên ở độ tuổi 12, 14 và 16, cứ mỗi 60 phút ngồi lì mỗi ngày, điểm số đánh giá nguy cơ trầm cảm của các em này vào năm 18 tuổi tăng ở mức tương ứng là 11,1%, 8% hoặc 10,5%. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện rằng những trẻ vị thành niên lười vận động và ngồi nhiều ở cả 3 độ tuổi trên luôn có điểm số nguy cơ trầm cảm khi 18 tuổi cao hơn 28,2% so với những trẻ khác.
Các chuyên gia kết luận những trẻ ngồi nhiều phần lớn thời gian trong ngày trong suốt quá trình niên thiếu có thể đối mặt với nguy cơ mắc chứng trầm cảm khi 18 tuổi cao hơn so với những trẻ chăm vận động. Theo chuyên gia này, không chỉ các hoạt động thể chất mạnh mới có lợi cho sức khỏe tinh thần, mà bất kỳ sự vận động nào làm giảm thời gian ngồi ì một chỗ cũng đều có lợi.
Kết quả cho thấy, với các thanh thiếu niên ở độ tuổi 12, 14 và 16, cứ mỗi 60 phút ngồi lì mỗi ngày, điểm số đánh giá nguy cơ trầm cảm của các em này vào năm 18 tuổi tăng ở mức tương ứng là 11,1%, 8% hoặc 10,5%. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện rằng những trẻ vị thành niên lười vận động và ngồi nhiều ở cả 3 độ tuổi trên luôn có điểm số nguy cơ trầm cảm khi 18 tuổi cao hơn 28,2% so với những trẻ khác.
Các chuyên gia kết luận những trẻ ngồi nhiều phần lớn thời gian trong ngày trong suốt quá trình niên thiếu có thể đối mặt với nguy cơ mắc chứng trầm cảm khi 18 tuổi cao hơn so với những trẻ chăm vận động. Theo chuyên gia này, không chỉ các hoạt động thể chất mạnh mới có lợi cho sức khỏe tinh thần, mà bất kỳ sự vận động nào làm giảm thời gian ngồi ì một chỗ cũng đều có lợi.
Phan An