Triển khai phòng chống hạn cao điểm mùa khô năm 2025

Trong các tháng cao điểm mùa khô năm 2025, nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh An Giang được dự báo sẽ bị hạn hán, thiếu nước cục, bộ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân. Tỉnh An Giang đang tập trung triển khai các giải pháp phòng, chống khô hạn, bảo vệ nền sản xuất nông nghiệp.

potal-an-giang-tap-trung-phong-chong-kho-han-trong-mua-kho-2025-7854609.jpg
Các trang thiết bị tại Trạm bơm 3/2 thường xuyên được kiểm tra đảm bảo cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Ảnh: Thanh Sang-TTXVN

Theo dự báo, khô hạn có khả năng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt của người dân một huyện trên địa bàn An Giang từ tháng 3 đến tháng 4/2024. Theo đó, trong cao điểm mùa khô, mực nước trên các kênh, rạch xuống thấp kèm theo nắng nóng kéo dài khiến một số vùng núi và đồng bằng ở các huyện như: Tịnh Biên, Tri Tôn, An Phú, Phú Tân,... sẽ gặp khó khăn trong công tác bơm tưới, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Bên cạnh đó, một số khu vực trên địa bàn huyện An Phú, Phú Tân hiện đang sử dụng nước mưa, giếng, kênh rạch không tập trung sẽ thiếu nước sinh hoạt do các khu vực này chưa có hệ thống cấp nước sinh hoạt. Đặc biệt, trong mùa khô, nhiều hộ dân sinh sống ở vùng cao ven các đồi núi, vùng đồng bằng 2 huyện Tịnh Biên, Tri Tôn và một số huyện, thị khác có khả năng thiêu nước sinh hoạt cục bộ do nguồn nước từ các giếng, suối và nguồn nước dự trữ không đảm bảo sử dụng.

potal-an-giang-tap-trung-phong-chong-han-trong-mua-kho-2025-7854622.jpg
Một dòng kênh dẫn nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Ảnh: Thanh Sang-TTXVN

Dự báo độ mặn khu vực cửa sông thuộc tỉnh Kiên Giang có xu thế giảm chậm trong những ngày đầu tháng 2/2025. Trong những ngày giữa tháng 2/2025 độ mặn có thể tăng cao trở lại. Dự báo trong những ngày giữa tháng 2/2025 độ mặn trong các kênh, rạch vùng giáp ranh giữa 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang tại hai huyện Tri Tôn và Thoại Sơn (An Giang) tiếp tục lên chậm, độ mặn cao nhất dao động ở mức 0,1-0,2%. Trong trường hợp bất thường, mặn từ tỉnh Kiên Giang xâm nhập vào sâu trong nội đồng nhiều khu vực huyện Thoại Sơn (An Giang) có khả năng sẽ bị ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.

Hiện tỉnh An Giang có khoảng 126 công trình như: kênh, cống, trạm bơm có khả năng ảnh hưởng về nguồn nước do mực nước xuống thấp. Trong đó, có 60 công trình kênh trữ nước với chiều dài nạo vét 146.588 m cần nạo vét; 30 công trình cống trữ nước phục vụ tưới tiêu cho khoảng 7.646 ha diện tích sản xuất nông nghiệp và 36 trạm bơm phục vụ tưới phục vụ bơm tới cho khảng 2.890 ha sản xuất.

potal-an-giang-tap-trung-phong-chong-kho-han-trong-mua-kho-2025-7854600.jpg
Trạm bơm 3/2 giúp đảm bảo sản xuất trong mùa khô cho người dân vùng biên giới thị xã Tịnh Biên (An Giang). Ảnh: Thanh Sang-TTXVN

Để phòng, chống khô hạn, UBND tỉnh An Giang yêu cầu các địa phương thường xuyên kiểm tra, theo dõi mực nước tại các kênh giáp ranh Kiên Giang, các nguồn lấy nước của nhà máy cấp nước sinh hoạt để chủ động vận hành công trình cấp nước hợp lý. Đồng thời, tỉnh An Giang sẽ phối hợp với tỉnh Kiên Giang vận hành hệ thông thủy lợi trong vùng Tứ Giác Long Xuyên phục vụ ngăn mặn, trữ ngọt cho khu vực An Giang. Để đảm bảo sản xuất vụ Đông Xuân và Hè Thu năm 2025, UBND tỉnh An Giang yêu cầu các huyện và Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi tỉnh chủ động lập kế hoạch triển khai phòng, chống khô hạn, bảo vệ sản xuất với diện tích gieo trồng lúa, màu trên trên địa bàn toàn tỉnh.

Ông Lương Huy Khanh, Chi cục trưởng - Chi cục Thuỷ Lợi tỉnh An Giang cho biết: Tỉnh đã yêu cầu các đơn vị liên quan thường xuyên theo dõi diễn biến nguồn nước trên các sông, kênh rạch, nhất là khu vực miền núi, vùng giáp ranh với tỉnh Kiên Giang đảm bảo cấp đủ nước ngọt cho sinh hoạt và phục vụ tốt cho sản xuất cho người dân. Đồng thời, triển khai nạo vét các công trình kênh mương bị cạn kiệt, đảm bảo nguồn nước tưới phục vụ cho sản xuất và nước sinh hoạt của người dân.

potal-an-giang-tap-trung-phong-chong-kho-han-trong-mua-kho-2025-7854607.jpg
Trạm bơm 3/2 đảm bảo cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trong mùa khô cho người dân vùng biên giới thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Ảnh: Thanh Sang-TTXVN

Theo ông Khanh: Tỉnh An Giang cũng yêu cầu 2 huyện giáp ranh với tỉnh Kiên Giang là Thoại Sơn và Tri Tôn phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi độ mặn của tỉnh Kiên Giang và khu vực giáp ranh để chuẩn bị phương án bảo vệ sản xuất và cấp nước ngọt cho dân sinh hoạt. Đối với vùng cao huyện Tri Tôn, Tịnh Biên khi bị thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất cần phải tổ chức cấp, chuyển nước đảm bảo đủ sinh hoạt cho người dân; tăng cường trữ nước cho các hồ chứa hỗ trợ cấp nước sinh hoạt và phục vụ tưới chông hạn cho sản xuất nông nghiệp.

Để phòng, chống khô hạn cho các huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An Giang sẽ tập trung hoàn thiện các dự án thủy lợi vùng cao phục vụ tích trữ nước. Trong đó tỉnh sẽ tận đầu tư xây dựng mới thêm 3 hồ chứa nước Núi Dài 2, Cô Tô (huyện Tri Tôn) và hồ Tà Lọt (Tịnh Biên) với dung tích 1,07 triệu m3 và 1 trạm bơm Văn Giáo (Tịnh Biên) phục vụ sản xuất cho 1.700 ha và cung cấp nước sinh hoạt, phòng cháy chữa cháy rừng.

Bên cạnh đó, Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi tỉnh An Giang cũng tập trung nạo vét khơi thông dòng chảy kênh bị cạn kiệt đảm bảo đủ nguồn nước để phục vụ cho sản xuất; rà soát kiểm tra các hệ thống trạm bơm điện, chủ động tu bổ, sửa chữa các sự cố hư hỏng, theo dõi mực nước thủy triều để lấy nước phục vụ bơm tưới cho những vùng bị thiếu nước cục bộ đảm bảo sản xuất nông nghiệp…

Thanh Sang

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Giải pháp sử dụng đế đông trùng hạ thảo thay thế kháng sinh trong chăn nuôi

Giải pháp sử dụng đế đông trùng hạ thảo thay thế kháng sinh trong chăn nuôi

Áp dụng sáng kiến “Sử dụng đế đông trùng hạ thảo, dược liệu bổ sung dinh dưỡng và tăng sức đề kháng trong khẩu phần ăn nuôi gà an toàn sinh học”, nhiều hộ dân ở Nam Định đã tìm ra giải pháp hạn chế sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Quy hoạch đất lâm nghiệp: Động lực phát triển kinh tế rừng bền vững ở Nghệ An

Quy hoạch đất lâm nghiệp: Động lực phát triển kinh tế rừng bền vững ở Nghệ An

Theo quy hoạch đến năm 2030, tỉnh Nghệ An sẽ có 1.148.476 ha đất lâm nghiệp (gồm: 171.062 ha rừng đặc dụng; 370.405 ha rừng phòng hộ; 607.009 ha rừng sản xuất). Qua đó, đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Phụ nữ Khmer vùng biên giới Tây Nam siêng năng, nhạy bén vươn lên thoát nghèo

Phụ nữ Khmer vùng biên giới Tây Nam siêng năng, nhạy bén vươn lên thoát nghèo

Xác định việc chăm lo, hỗ trợ cho hội viên phụ nữ hộ nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh khó khăn là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thời gian qua, các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Kiên Giang hướng về cơ sở và triển khai nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả. Từ đây, hàng nghìn hộ gia đình có điều kiện tham gia lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo có cuộc sống ấm no, tiến bộ hơn.

An Giang ứng dụng công nghệ, chuyển sản xuất nông nghiệp theo hướng “thuận thiên”

An Giang ứng dụng công nghệ, chuyển sản xuất nông nghiệp theo hướng “thuận thiên”

Là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, đất đai phù sa, màu mỡ, An Giang có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đã và đang là thách thức lớn đã, ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài đến một trong những vựa lúa lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Trong bối cảnh đó, An Giang đang từng bước thay đổi tư duy sản xuất, mạnh dạn ứng dụng các giải pháp về công nghệ, sinh thái để nâng cao giá trị sản xuất, góp phần tăng thu nhập, giảm tác động đến môi trường, hướng đến một nền sản xuất xanh và bền vững.

"Biến hóa" hợp lý, nâng tầm giá trị nông sản Đà Lạt

"Biến hóa" hợp lý, nâng tầm giá trị nông sản Đà Lạt

Bằng công nghệ hiện đại, ngay từ khi còn trên ghế giảng đường, các sinh viên Trường Đại học Đà Lạt (thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng) đã nâng tầm cho nông sản địa phương, góp phần mở ra cơ hội nâng cao giá trị cho sản phẩm đặc sản của thành phố ngàn hoa.

Trà Vinh phát triển hợp tác xã nông nghiệp đa ngành nghề gắn với các vùng nguyên liệu

Trà Vinh phát triển hợp tác xã nông nghiệp đa ngành nghề gắn với các vùng nguyên liệu

Năm 2025, tỉnh Trà Vinh tập trung đổi mới toàn diện vể tổ chức và hoạt động của hợp tác xã, khắc phục những hạn chế, yếu kém, đảm bảo các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh hoạt động đúng Luật Hợp tác xã năm 2023. Tỉnh đặt mục tiêu thành lập mới 10 hợp tác xã; thành viên hợp tác xã tăng từ 15% trở lên; xây dựng từ 1- 2 mô hình hợp tác xã sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ tiên tiến.

Liên kết "4 nhà" trồng cây khoai tây Atlantic cho thu nhập cao ở Quảng Ninh

Liên kết "4 nhà" trồng cây khoai tây Atlantic cho thu nhập cao ở Quảng Ninh

Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán 2025, nông dân thành phố Đông Triều (Quảng Ninh) đã tập trung thu hoạch khoai tây Atlantic vụ Đông để sớm giải phóng đất chuẩn bị gieo cấy vụ lúa Xuân năm 2025 kịp thời vụ. So với các loại cây trồng vụ Đông, khoai tây Atlantic có giá trị kinh tế cao, do năng suất và chất lượng khoai có ưu thế vượt trội.

Trồng sả thích ứng hạn mặn lãi gấp ba lần lúa ở Tân Phú Đông

Trồng sả thích ứng hạn mặn lãi gấp ba lần lúa ở Tân Phú Đông

Ông Bùi Thái Sơn, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang cho biết, nhằm ứng phó hạn mặn, nông dân địa phương chuyển đổi 3.780 ha đất trồng lúa một vụ bấp bênh sang trồng sả, hình thành vùng chuyên canh sả lớn nhất tỉnh Tiền Giang với sản lượng thu hoạch đạt trên 60.000 tấn sả thương phẩm mỗi năm.

Trà Vinh khuyến cáo nông dân không mở rộng diện tích trồng cam sành

Trà Vinh khuyến cáo nông dân không mở rộng diện tích trồng cam sành

Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đang khuyến cáo nhà vườn trồng cam sành tuyệt đối không tự ý mở rộng thêm diện tích, đồng thời chuyển đổi sang cây trồng khác để nâng cao hiệu quả sản xuất. Nguyên nhân là nhiều năm trở lại đây, người trồng cam liên tục bị thua lỗ do giá cam thường xuyên đứng ở mức thấp.

Xây dựng nền tảng kinh tế vững chắc giúp người dân phát triển bền vững

Xây dựng nền tảng kinh tế vững chắc giúp người dân phát triển bền vững

Trong hành trình giảm nghèo bền vững, các địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã không ngừng triển khai những chương trình hỗ trợ sinh kế, giúp người dân nghèo, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên cải thiện cuộc sống. Với sự hỗ trợ đồng bộ từ cấp ủy, chính quyền và sự nỗ lực của chính người dân, các chương trình này đang mang lại những thay đổi tích cực, góp phần xóa đói giảm nghèo và xây dựng một tương lai tươi sáng cho các hộ gia đình.

Tết ấm của người trồng mía ở Hbông

Tết ấm của người trồng mía ở Hbông

Những ruộng mía “thắng cánh cò bay” đang từng bước làm thay đổi diện mạo vùng đất khó Hbông (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai). Từ nơi đầy sỏi đá, cây mía đã dần biến vùng đất “kén cây trồng” trở nên trù phú, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nơi đây.

Hiệu quả từ các dự án đầu tư ở Kon Plông

Hiệu quả từ các dự án đầu tư ở Kon Plông

Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, tích cực hỗ trợ doanh nghiệp đến khảo sát, tìm hiểu cơ hội là những việc làm luôn được lãnh đạo huyện Kon Plông (Kon Tum) quan tâm. Qua đó tạo niềm tin cho các nhà đầu tư đến với Kon Plông...

Đổi thay ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tuyên Quang

Đổi thay ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tuyên Quang

Tết năm nay, đồng bào các dân tộc ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Tuyên Quang chào đón năm mới trong niềm vui, sự phấn khởi trước những đổi thay của quê hương. Cuộc sống người dân vùng khó khăn đang dần "thay da, đổi thịt", ấm no, đủ đầy hơn...

“Cú hích” giúp huyện vùng cao biên giới Mường Lát vươn lên thoát nghèo

“Cú hích” giúp huyện vùng cao biên giới Mường Lát vươn lên thoát nghèo

Với quyết tâm từng bước kéo Mường Lát gần hơn với miền xuôi, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết 11 đặc thù về "Xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045". Qua 2 năm triển khai Nghị quyết, đến nay Mường Lát đã chuyển mình mạnh mẽ, đạt được những thành quả nhất định, nhiều mục tiêu đề ra đã đạt và vượt kế hoạch.

Viên Anh Minh - Chàng trai Tày thành công với mô hình trồng dâu tây hữu cơ gắn với du lịch

Viên Anh Minh - Chàng trai Tày thành công với mô hình trồng dâu tây hữu cơ gắn với du lịch

Hà Giang không chỉ nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, cao nguyên đá Đồng Văn hay mùa hoa tam giác mạch, mà còn ghi dấu ấn với những mô hình nông nghiệp sáng tạo và bền vững. Tuy nhiên Hà Giang vốn không phải nơi có nhiều vườn dâu tây nên từ khi vườn dâu tây hữu cơ Viên Minh tại Quản Bạ ra đời đã trở thành một điểm sáng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và du lịch địa phương.

Người trồng đào ở Nam Dịnh thắng lớn vụ Tết

Người trồng đào ở Nam Dịnh thắng lớn vụ Tết

Mặc dù cơn bão số 3 (Yayi) đã làm cho nhiều diện tích đào tại tỉnh Nam Định bị ảnh hưởng, song nhờ chăm sóc đúng quy trình cùng với thời tiết ủng hộ, cây đào phát triển khỏe, đâm chồi, nảy lộc, hoa nở đúng vào dịp Tết Nguyên đán. Hiện lượng cây tiêu thụ rất nhanh, giá cũng tăng cao, người trồng đào "thắng" lớn.

Nghề thủ công truyền thống góp phần tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum

Nghề thủ công truyền thống góp phần tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum

Đối với cộng đồng người dân tộc thiểu số tại tỉnh Kon Tum, đan lát được xem như một trong những nét văn hóa truyền thống, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trước tình trạng nghề đan lát đang dần mất “chỗ đứng” trong quá trình phát triển, cộng đồng các dân tộc tại Kon Tum đang ra sức truyền nghề cho thế hệ trẻ và đưa sản phẩm đan lát thành hàng hóa nhằm tăng thêm thu nhập, hướng đến bảo tồn và phát huy giá trị ngành nghề truyền thống này.

Nghệ nhân Phạm Minh Châu thổi “hồn” cho quất bonsai

Nghệ nhân Phạm Minh Châu thổi “hồn” cho quất bonsai

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, vườn quất của ông Phạm Minh Châu, xã Nam Điền, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định luôn nhộn nhịp người tham quan, mua cây. Những tác phẩm quất bonsai với dáng, thế đẹp, tạo hình công phu, khiến ai ai cũng phải trầm trồ, thưởng lãm.

Giải pháp phù hợp với xu hướng phát triển cây sầu riêng ở Bình Phước

Giải pháp phù hợp với xu hướng phát triển cây sầu riêng ở Bình Phước

Giá trị kinh tế cao của cây sầu riêng mang lại đã thu hút người dân chuyển hướng canh tác mới. Nhận thức rõ tầm quan trọng để vườn cây phát triển bền vững, nhiều hộ dân ở Bình Phước đã chủ động phòng ngừa sâu bệnh như là một chiến lược kinh tế và bền vững hơn so với việc chữa bệnh khi cây đã bị nhiễm.

Ngư dân Phú Yên trúng mùa khai thác tôm hùm giống

Ngư dân Phú Yên trúng mùa khai thác tôm hùm giống

Gần hai tháng nay, ngư dân tỉnh Phú Yên vào mùa khai thác tôm hùm giống ngoài tự nhiên. Dù giá bán giảm so với những năm trước nhưng sản lượng khai thác tăng cao khiến ngư dân phấn khởi. Lượng tôm khai thác được góp phần cung ứng một phần cho người nuôi tôm hùm thương phẩm.

Ninh Thuận phát triển mạnh kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Ninh Thuận phát triển mạnh kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, vùng miền, tỉnh Ninh Thuận đang tập trung triển khai các chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thông qua việc huy động tối đa các nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất và nâng cao chất lượng dịch vụ an sinh xã hội. Qua đó, từng bước góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

Giảm thiểu phát thải khí mê-tan từ cánh đồng lúa

Giảm thiểu phát thải khí mê-tan từ cánh đồng lúa

Ngày 13/1, tọa đàm với chủ để “Phát thải khí mê-tan từ đồng lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long” đã diễn ra tại tỉnh Trà Vinh, thu hút gần 100 đại biểu là lãnh đạo ngành nông nghiệp, tài nguyên - môi trường, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ngành hàng lúa gạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, các chuyên gia, nhà khoa học đến từ các viện, trường trong và ngoài nước tham dự.