Dù nửa cuối tháng 3/2025 đã xuất hiện mưa trái mùa rải rác tại thành phố Kon Tum và một số huyện, song Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum vẫn yêu cầu sở, ngành liên quan và các địa phương chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước mùa khô năm 2025.
Trong các tháng cao điểm mùa khô năm 2025, nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh An Giang được dự báo sẽ bị hạn hán, thiếu nước cục, bộ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân. Tỉnh An Giang đang tập trung triển khai các giải pháp phòng, chống khô hạn, bảo vệ nền sản xuất nông nghiệp.
Tỉnh Lâm Đồng bắt đầu triển khai Kế hoạch phòng, chống hạn, thiếu nước trên địa bàn tỉnh. Mục đích nhằm chủ động nắm bắt tình hình thời tiết để triển khai kịp thời các phương án ứng phó với hạn hán, thiếu nước; đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân trên địa bàn toàn tỉnh trong mùa khô năm 2025.
Dự án Hồ chứa nước Sông Than (ở xã Hòa Sơn, huyện Ninh Sơn) là một trong những công trình trọng điểm của tỉnh Ninh Thuận có vốn đầu tư trên 1.040 tỷ đồng, thuộc dự án nhóm B, thời gian thực hiện được duyệt từ năm 2018 - 2022. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, dự án bị tác động bởi một số nguyên nhân bất khả kháng, làm ảnh hưởng tiến độ thực hiện và giải ngân vốn. Để đảm bảo hiệu quả đầu tư và tiến độ dự án, tỉnh Ninh Thuận thống nhất điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn và điều chỉnh thời gian thực hiện từ năm 2018 - 2022 thành từ năm 2018 - 2024.
Trước nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước tưới cho cây trồng, ngành chức năng trong tỉnh Kon Tum đang tăng cường quản lý nguồn nước ở các hồ đập thuỷ lợi và điều tiết, sử dụng nước khoa học, tiết kiệm để phòng chống hạn.
Nắng nóng kéo dài trong thời gian qua tại tỉnh Phú Yên đã khiến cho hơn 1.000 ha lúa vụ Hè Thu năm 2023 đang trong giai đoạn trổ đòng - chín sữa bị thiếu nước tưới, nguy cơ ảnh hưởng lớn đến năng suất. Do vậy, cơ quan liên quan và các địa phương trong tỉnh đã khẩn trương triển khai giải pháp điều tiết nước để chống hạn cho cây lúa.
Nắng nóng kéo dài khiến cho hàng nghìn ha lúa vụ hè thu của nông dân tỉnh Phú Yên đang trong giai đoạn sinh trưởng gặp phải khô hạn. Trước tình trạng này, ngày 25/6, ông Trần Hữu Thế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên đã trực tiếp đi kiểm tra và yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty Thủy nông Đồng Cam (hệ thống thủy lợi lớn nhất tỉnh Phú Yên), chính quyền các địa phương khẩn trương điều tiết nước để chống hạn cho lúa.
Đồng bằng sông Cửu Long đang bước vào giai đoạn cao điểm mùa khô 2021-2022, dự báo xâm nhập mặn sẽ diễn ra sớm, vào sâu nội địa do nước thượng nguồn giảm (đỉnh điểm dự kiến là tháng 3 và tháng 4 tới).
Là địa phương có điều kiện thời tiết tự nhiên khắc nghiệt nhất tỉnh Gia Lai, thời gian qua, huyện Krông Pa đã đón nhận một đợt nắng nóng kéo dài gây thiệt hại lớn đến các diện tích cây trồng. Theo thống kê của địa phương, đợt nắng hạn năm nay đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hơn 16.000 ha cây trồng vụ Mùa; trong đó hơn 12.000 ha chủ yếu là cây sắn (mỳ) và hoa màu hư hại lên đến 70%, ước thiệt hại hơn 120 tỷ đồng.
Ngày 5/10, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 36/CT-TTg, ngày 11/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ về chủ động triển khai các biện pháp ứng phó nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong mùa khô 2020-2021 ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Trước tình trạng khô hạn kéo dài, chính quyền địa phương và người dân các huyện miền núi (Sông Hinh, Đồng Xuân, Sơn Hòa) của tỉnh Phú Yên đã chủ động nhiều giải pháp để chống hạn cho cây trồng. Đặc biệt, với sự tham gia của doanh nghiệp đã phần nào giảm bớt khó khăn cho người nông dân.
Tình trạng nắng nóng kéo dài tại tỉnh Đắk Lắk đã khiến nhiều diện tích cây trồng bị thiệt hại do thiếu nước tưới. Nhiều công trình hồ, đập thủy lợi cũng rơi vào tình trạng cạn “trơ đáy”, không còn khả năng cung cấp nước phục vụ tưới tiêu. Người dân các địa phương đang gồng mình chống hạn cho cây trồng trước diễn biến khó lường của thời tiết.
Ngày 10/2, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cùng Đoàn công tác của Bộ đã có chuyến làm việc tại tỉnh Sóc Trăng về công tác ứng phó với tình hình hạn, mặn. Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Phan Văn Sáu, lãnh đạo UBND tỉnh và lãnh đạo các sở ban ngành, UBND một số huyện bị ảnh hưởng của hạn, mặn trên địa bàn tỉnh làm việc với đoàn.
Trước tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn trở nên nghiêm trọng đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung; trong đó có tỉnh Sóc Trăng nói riêng, tỉnh này đang chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô 2019-2020.
Thời tiết ở Thừa Thiên - Huế gần đây hết sức khắc nghiệt khi nắng hạn kéo dài, có thời điểm nắng nóng lên 40, 41 độ C. Nhiều đợt nắng nóng liêp tiếp xảy ra trên diện rộng, khiến hàng trăm héc ta thanh trà tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng, nguy cơ mất mùa hiện hữu.
Trước tình hình nắng nóng kéo dài, mực nước chứa tại các hồ đập trên địa bàn ngày càng xuống thấp gây ảnh hưởng lớn đến vụ Hè Thu 2019, tỉnh Quảng Trị đang tiến hành nhiều giải pháp; trong đó có chuyển đổi diện tích thiếu nước sang các loại cây, con khác, chuyển từ giống lúa dài ngày sang ngắn và cực ngắn ngày để đảm bảo hiệu quả sản xuất.
Nhằm giảm nhẹ thiệt hại thiên tai, ổn định đời sống nhân dân trên huyện cù lao nhiễm mặn Tân Phú Đông nằm hạ lưu sông Tiền, Tiền Giang đầu tư trên 3,2 tỷ đồng từ nguồn vốn miễn thu thủy lợi phí và nguồn phát triển đất lúa triển khai thi công nạo vét 12 công trình kênh mương nội đồng dự án Phú Thạnh – Phú Đông có tổng chiều dài gần 3.000m và khối lượng đất đào đắp khoảng 164.000 m3.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang Trần Anh Thư cho biết, mùa khô năm 2019 được dự báo diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài, nguy cơ xảy ra hạn hán và xâm nhâp mặn rất cao. Tỉnh đang triển khai phương án phòng chống hạn, xâm nhập mặn bảo vệ sản xuất với diện tích trồng lúa và hoa màu trên 260.000 ha; trong đó, có hơn 24.000 ha có khả năng bị ảnh hưởng của hạn hán và xâm nhập mặn. Mục tiêu là không để xảy ra tình trạng thiếu nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất trong mùa khô hạn 2019 sắp tới.
Tại tỉnh Hà Tĩnh trong nhiều ngày qua đã xuất hiện tình trạng nắng nóng với nền nhiệt độ luôn ở mức 38 đến 40 độ C. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi, nhất là đối với vụ lúa Hè Thu 2018.
Nhằm bảo đảm nguồn nước tưới tiêu, chống hạn phục vụ gần 30.000 ha đất canh tác thuộc các huyện duyên hải Gò Công: Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công, Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đầu tư trên 24,6 tỉ đồng thi công nạo vét, mở rộng 92 tuyến kênh mương nội đồng có tổng chiều dài trên 135.000 m và khối lượng đất đào đắp trên 926.000 m3.
Trong tình trạng khô hạn như hiện nay, biện pháp lâu dài cũng như trước mắt là phải áp dụng kỹ thuật tưới tiên tiến tiết kiệm nước, tưới đúng thời điểm và vừa đủ nước cho cây trồng.
Để đối phó hạn hán, xâm nhập mặn, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, bảo vệ trà lúa đông xuân trong vùng dự án ngọt hóa Gò Công không để ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống, tỉnh Tiền Giang đã hỗ trợ khẩn cấp 1,6 tỷ đồng giúp các huyện thị trong vùng mua máy bơm phục vụ chống hạn; đầu tư khoảng 12 tỷ đồng tổ chức 401 điểm bơm chuyền hai cấp bơm ứng cứu chống hạn phục vụ gần 14.000 ha lúa đông xuân ở những địa bàn khó khăn.