Triển khai thực hiện các giải pháp phát triển tôm nước lợ năm 2025

Ngày 14/2, tại thành phố Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển tôm nước lợ năm 2025. Chủ trì hội nghị có Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cùng Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Ngô Vũ Thăng.

potal-bac-lieu-hoi-nghi-trien-khai-nhiem-vu-phat-trien-tom-nuoc-lo-nam-2025-7856132.jpg
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Tuấn Kiệt – TTXVN

Dự hội nghị có đại diện các Bộ, ngành Trung ương; đại diện các vụ, cục, viện thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam; UBND, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đánh giá cao đối với những đề xuất, kiến nghị nâng cao hơn nữa năng lực nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu của các địa phương và doanh nghiệp trong thời gian tới.

Để nâng cao hơn nữa giá trị từ con tôm và tạo ra sự bứt phá ngành tôm phát triển bền vững các địa phương, nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, cần chú ý đến việc xây dựng chất lượng nguồn giống đạt chất lượng cao để chủ động trong sản xuất và giảm chi phí trong quá trình nuôi và hạn chế dịch bệnh. Cùng đó, có cơ chế chính sách, giải quyết những vấn đề về mặt kỹ thuật nuôi còn tồn động. Chẳng hạn như phương thức nuôi chủ yếu là ao đất, ao bạt còn 2 hay 3 giai đoạn là khó đòi hỏi trong giai đoạn tới hướng đến sản xuất xanh, ít phát thải và ứng dụng công nghệ số, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý trong nuôi trồng thủy.

Thứ trưởng nhấn mạnh: “Cùng với việc đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, phục vụ phát triển vùng nuôi, logistics, cần phải tổ chức lại tổ chức sản xuất, các khâu thu hoạch, sơ chế, chế biến, xúc tiến thương mại phải song hành với nhau. Chỉ có giải quyết các vấn đề này một cách đồng bộ, chặt chẽ mới tạo ra cạnh tranh tốt hơn thị trường tôm trên thế giới, đưa ngành tôm bứt phá đạt được mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD”.

potal-bac-lieu-hoi-nghi-trien-khai-nhiem-vu-phat-trien-tom-nuoc-lo-nam-2025-7856136.jpg
Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao tại Bạc Liêu. Ảnh: Tuấn Kiệt – TTXVN

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Ngô Vũ Thăng cho biết, Bạc Liêu có gần 140 nghìn ha nuôi trồng thủy sản, là một trong số 3 tỉnh, thành có diện tích và sản lượng nuôi tôm đứng đầu cả nước. Sản lượng hàng năm của Bạc Liêu đóng góp từ 20 - 21% tổng sản lượng tôm nuôi toàn quốc. Trong năm 2024, ngành tôm Bạc Liêu đã phát huy vai trò nòng cốt trong việc góp phần cho toàn ngành nông nghiệp, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 432.172 tấn, sản lượng thủy sản xuất khẩu đạt 121.950 tấn.

Ông Ngô Vũ Thăng cho rằng: Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển tôm nước lợ năm 2025 có ý nghĩa quan trọng, đánh giá những kết quả đạt được, những mặt chưa đạt được, các nút thắt cần tháo gỡ, đề ra các nhiệm vụ, giải pháp để nâng cao sản lượng, chất lượng và phát triển bền vững ngành tôm trong thời gian tới.

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu mong nhận được sự quan tâm hơn nữa của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và có mà những chỉ đạo giúp ngành tôm của Việt Nam nói chung và của Bạc Liêu nói riêng phát triển hiệu quả, bền vững, giải quyết được các vấn đề tồn tại về môi trường, dịch bệnh đối với sự phát triển bền vững của ngành tôm và giúp Bạc Liêu thành công xây dựng thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước; đặc biệt là, đạt chỉ tiêu xuất khẩu tôm của tỉnh trong 2025 dat 1,3 tỷ USD.

Theo Cục Thủy sản, năm 2024 sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2024 đạt vượt kế hoạch đề ra với diện tích nuôi đạt 749,8 nghìn ha, (tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2023); sản lượng nuôi tôm nước lợ năm 2024 đạt 1.290,5 nghìn tấn (tăng 15,3 % so với cùng kỳ năm 2023 - 1.119,6 nghìn tấn); trong đó, sản lượng tôm sú đạt 338,8 nghìn tấn và tôm thẻ chân trắng đạt 951,7 nghìn tấn.

potal-bac-lieu-hoi-nghi-trien-khai-nhiem-vu-phat-trien-tom-nuoc-lo-nam-2025-7856133.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Ngô Vũ Thăng phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Tuấn Kiệt – TTXVN

Về nhiệm vụ giải pháp năm 2025, Cục Thủy sản xác định diện tích nuôi tôm là 750 nghìn ha (tôm sú 630 nghìn ha, tôm thẻ 120 nghìn ha); sản lượng tôm các loại 1,3 – 1,4 triệu tấn; trong đó, tôm sú 350 nghìn tấn, tôm thẻ chân trắng 1.050 nghìn tấn; nhu cầu tôm giống khoảng 140-150 tỷ con.

Để đảm bảo kế hoạch cả năm 2025, Cục Thủy sản cho rằng: các địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản thực hiện đầy đủ các quy định của Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủy sản; theo dõi diễn biến của thời tiết, nhu cầu của thị trường kịp thời tham mưu chỉ đạo sản xuất nuôi trồng thủy sản đạt các mục tiêu kế hoạch 2025.

Cùng đó, phát triển nuôi tôm và các khâu trong chuỗi sản xuất tôm theo hướng công nghệ cao; áp dụng kỹ thuật, khoa học công nghệ tiên tiến, phù hợp và hiệu quả với từng phương thức nuôi, ưu tiên công nghệ tuần hoàn nước/ít thay nước, thu gom và tái sử dụng chất thải trong nuôi tôm, đáp ứng yêu cầu của thị trường về bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật và có trách nhiệm xã hội.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Việt Nam, xuất khẩu tôm 2024 đạt 3,9 tỷ USD, tăng 14% so với 2023. Nhu cầu thị trường tăng, sức mua phục hồi, tồn kho từ Mỹ, EU giảm. Giá tôm xuất khẩu có xu hướng tăng trong nửa cuối năm. Việt Nam xuất khẩu tôm sang 107 thị trường. Trong đó thị trường Mỹ, Trung Quốc và Hong Kong (Trung Quốc) tăng 11%-39%, thị trường Hàn Quốc giảm 3% thị trường nhỏ Canada, Anh, Australia tăng từ 4% - 33%.

Tại hội nghị, lãnh đạo các địa phương và đơn vị, doanh nghiệp đã có nhiều tham luận chỉ ra những thuận lợi, khó khăn, thách thức của hoạt động sản xuất, nuôi tôm nước lợ cũng như đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tôm giống, tôm thương phẩm; bảo vệ môi trường, xây dựng các vùng nuôi, cơ sở an toàn dịch bệnh. Các địa phương cũng có kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng, liên kết, chế biến nhằm giảm giá thành sản xuất để ngành tôm phát triển bền vững.

Tuấn Kiệt

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Đồng bào Jrai thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp bền vững

Đồng bào Jrai thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp bền vững

Hành trình của vợ chồng chị Rơ Châm Awưnh và anh Siu Sắt tại Gia Lai không chỉ là câu chuyện về một thương hiệu cà phê sạch, mà còn là sự đổi thay trong nhận thức của đồng bào Jrai về phương thức sản xuất nông nghiệp bền vững. Từ những vườn cà phê truyền thống, họ đã tiên phong áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao giá trị nông sản, tạo sinh kế ổn định cho cộng đồng.

Sản phẩm nho NH01-16 có giá dao động từ 120.000 - 150.000 đồng/kg. Ảnh: Nguyễn Thành - TTXVN

Hiệu quả kinh tế cao từ giống nho mới ở Ninh Thuận

Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố (thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) cho biết đơn vị đã tuyển chọn thành công giống nho đỏ ăn tươi mới NH01-16. Giống nho này có nhiều ưu điểm vượt trội về năng suất, chất lượng quả và mẫu mã đẹp, phù hợp với điều kiện sản xuất tại khu vực Nam Trung Bộ.

Nhờ năng động, mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, chị Nguyễn Thị Nhi ở thôn Ra Pân, xã Sơn Long (Sơn Tây, Quảng Ngãi) có nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Ảnh: baoquangngai.vn

Thiết thực giúp nông dân thoát nghèo

Hội Nông dân tỉnh Quảng Ngãi đã xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình hay, thiết thực giúp hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

Anh Nguyễn Văn Luân làm giàu từ cây lúa

Anh Nguyễn Văn Luân làm giàu từ cây lúa

Thay vì tìm những công việc bớt “chân lấm, tay bùn”, anh Nguyễn Văn Luân (sinh năm 1988, xã Trang Bảo Xá, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) lại lựa chọn khởi nghiệp từ nông nghiệp vốn nhiều khó khăn. Với khát vọng vươn lên, làm giàu từ những cánh đồng lúa quê hương, anh Luân đã bước đầu thành công trên hành trình đưa thương hiệu gạo Thái Bình vươn xa. Năm 2024, anh là một trong hai đại diện tiêu biểu của tỉnh nhận giải thưởng toàn quốc tôn vinh nhà nông trẻ xuất sắc - Giải thưởng Lương Định Của lần thứ XIX.

Chuyển đổi mô hình sản xuất, tiêu thụ lúa hàng hóa cho nông dân Tiền Giang

Chuyển đổi mô hình sản xuất, tiêu thụ lúa hàng hóa cho nông dân Tiền Giang

Chi cục Trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tỉnh Tiền Giang Võ Văn Men cho biết: Đến ngày 14/2, nông dân trong tỉnh đã thu hoạch đầu vụ được gần 10.000 ha lúa vụ Đông Xuân với năng suất đạt khá, bình quân 63 tạ/ha, sản lượng trên 63.000 tấn lúa hàng hóa.

Triển khai phòng chống hạn cao điểm mùa khô năm 2025

Triển khai phòng chống hạn cao điểm mùa khô năm 2025

Trong các tháng cao điểm mùa khô năm 2025, nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh An Giang được dự báo sẽ bị hạn hán, thiếu nước cục, bộ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân. Tỉnh An Giang đang tập trung triển khai các giải pháp phòng, chống khô hạn, bảo vệ nền sản xuất nông nghiệp.

Giải pháp sử dụng đế đông trùng hạ thảo thay thế kháng sinh trong chăn nuôi

Giải pháp sử dụng đế đông trùng hạ thảo thay thế kháng sinh trong chăn nuôi

Áp dụng sáng kiến “Sử dụng đế đông trùng hạ thảo, dược liệu bổ sung dinh dưỡng và tăng sức đề kháng trong khẩu phần ăn nuôi gà an toàn sinh học”, nhiều hộ dân ở Nam Định đã tìm ra giải pháp hạn chế sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Quy hoạch đất lâm nghiệp: Động lực phát triển kinh tế rừng bền vững ở Nghệ An

Quy hoạch đất lâm nghiệp: Động lực phát triển kinh tế rừng bền vững ở Nghệ An

Theo quy hoạch đến năm 2030, tỉnh Nghệ An sẽ có 1.148.476 ha đất lâm nghiệp (gồm: 171.062 ha rừng đặc dụng; 370.405 ha rừng phòng hộ; 607.009 ha rừng sản xuất). Qua đó, đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Phụ nữ Khmer vùng biên giới Tây Nam siêng năng, nhạy bén vươn lên thoát nghèo

Phụ nữ Khmer vùng biên giới Tây Nam siêng năng, nhạy bén vươn lên thoát nghèo

Xác định việc chăm lo, hỗ trợ cho hội viên phụ nữ hộ nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh khó khăn là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thời gian qua, các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Kiên Giang hướng về cơ sở và triển khai nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả. Từ đây, hàng nghìn hộ gia đình có điều kiện tham gia lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo có cuộc sống ấm no, tiến bộ hơn.

An Giang ứng dụng công nghệ, chuyển sản xuất nông nghiệp theo hướng “thuận thiên”

An Giang ứng dụng công nghệ, chuyển sản xuất nông nghiệp theo hướng “thuận thiên”

Là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, đất đai phù sa, màu mỡ, An Giang có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đã và đang là thách thức lớn đã, ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài đến một trong những vựa lúa lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Trong bối cảnh đó, An Giang đang từng bước thay đổi tư duy sản xuất, mạnh dạn ứng dụng các giải pháp về công nghệ, sinh thái để nâng cao giá trị sản xuất, góp phần tăng thu nhập, giảm tác động đến môi trường, hướng đến một nền sản xuất xanh và bền vững.

"Biến hóa" hợp lý, nâng tầm giá trị nông sản Đà Lạt

"Biến hóa" hợp lý, nâng tầm giá trị nông sản Đà Lạt

Bằng công nghệ hiện đại, ngay từ khi còn trên ghế giảng đường, các sinh viên Trường Đại học Đà Lạt (thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng) đã nâng tầm cho nông sản địa phương, góp phần mở ra cơ hội nâng cao giá trị cho sản phẩm đặc sản của thành phố ngàn hoa.

Trà Vinh phát triển hợp tác xã nông nghiệp đa ngành nghề gắn với các vùng nguyên liệu

Trà Vinh phát triển hợp tác xã nông nghiệp đa ngành nghề gắn với các vùng nguyên liệu

Năm 2025, tỉnh Trà Vinh tập trung đổi mới toàn diện vể tổ chức và hoạt động của hợp tác xã, khắc phục những hạn chế, yếu kém, đảm bảo các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh hoạt động đúng Luật Hợp tác xã năm 2023. Tỉnh đặt mục tiêu thành lập mới 10 hợp tác xã; thành viên hợp tác xã tăng từ 15% trở lên; xây dựng từ 1- 2 mô hình hợp tác xã sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ tiên tiến.

Liên kết "4 nhà" trồng cây khoai tây Atlantic cho thu nhập cao ở Quảng Ninh

Liên kết "4 nhà" trồng cây khoai tây Atlantic cho thu nhập cao ở Quảng Ninh

Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán 2025, nông dân thành phố Đông Triều (Quảng Ninh) đã tập trung thu hoạch khoai tây Atlantic vụ Đông để sớm giải phóng đất chuẩn bị gieo cấy vụ lúa Xuân năm 2025 kịp thời vụ. So với các loại cây trồng vụ Đông, khoai tây Atlantic có giá trị kinh tế cao, do năng suất và chất lượng khoai có ưu thế vượt trội.

Trồng sả thích ứng hạn mặn lãi gấp ba lần lúa ở Tân Phú Đông

Trồng sả thích ứng hạn mặn lãi gấp ba lần lúa ở Tân Phú Đông

Ông Bùi Thái Sơn, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang cho biết, nhằm ứng phó hạn mặn, nông dân địa phương chuyển đổi 3.780 ha đất trồng lúa một vụ bấp bênh sang trồng sả, hình thành vùng chuyên canh sả lớn nhất tỉnh Tiền Giang với sản lượng thu hoạch đạt trên 60.000 tấn sả thương phẩm mỗi năm.

Trà Vinh khuyến cáo nông dân không mở rộng diện tích trồng cam sành

Trà Vinh khuyến cáo nông dân không mở rộng diện tích trồng cam sành

Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đang khuyến cáo nhà vườn trồng cam sành tuyệt đối không tự ý mở rộng thêm diện tích, đồng thời chuyển đổi sang cây trồng khác để nâng cao hiệu quả sản xuất. Nguyên nhân là nhiều năm trở lại đây, người trồng cam liên tục bị thua lỗ do giá cam thường xuyên đứng ở mức thấp.

Xây dựng nền tảng kinh tế vững chắc giúp người dân phát triển bền vững

Xây dựng nền tảng kinh tế vững chắc giúp người dân phát triển bền vững

Trong hành trình giảm nghèo bền vững, các địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã không ngừng triển khai những chương trình hỗ trợ sinh kế, giúp người dân nghèo, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên cải thiện cuộc sống. Với sự hỗ trợ đồng bộ từ cấp ủy, chính quyền và sự nỗ lực của chính người dân, các chương trình này đang mang lại những thay đổi tích cực, góp phần xóa đói giảm nghèo và xây dựng một tương lai tươi sáng cho các hộ gia đình.

Tết ấm của người trồng mía ở Hbông

Tết ấm của người trồng mía ở Hbông

Những ruộng mía “thắng cánh cò bay” đang từng bước làm thay đổi diện mạo vùng đất khó Hbông (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai). Từ nơi đầy sỏi đá, cây mía đã dần biến vùng đất “kén cây trồng” trở nên trù phú, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nơi đây.

Hiệu quả từ các dự án đầu tư ở Kon Plông

Hiệu quả từ các dự án đầu tư ở Kon Plông

Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, tích cực hỗ trợ doanh nghiệp đến khảo sát, tìm hiểu cơ hội là những việc làm luôn được lãnh đạo huyện Kon Plông (Kon Tum) quan tâm. Qua đó tạo niềm tin cho các nhà đầu tư đến với Kon Plông...

Đổi thay ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tuyên Quang

Đổi thay ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tuyên Quang

Tết năm nay, đồng bào các dân tộc ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Tuyên Quang chào đón năm mới trong niềm vui, sự phấn khởi trước những đổi thay của quê hương. Cuộc sống người dân vùng khó khăn đang dần "thay da, đổi thịt", ấm no, đủ đầy hơn...

“Cú hích” giúp huyện vùng cao biên giới Mường Lát vươn lên thoát nghèo

“Cú hích” giúp huyện vùng cao biên giới Mường Lát vươn lên thoát nghèo

Với quyết tâm từng bước kéo Mường Lát gần hơn với miền xuôi, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết 11 đặc thù về "Xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045". Qua 2 năm triển khai Nghị quyết, đến nay Mường Lát đã chuyển mình mạnh mẽ, đạt được những thành quả nhất định, nhiều mục tiêu đề ra đã đạt và vượt kế hoạch.

Viên Anh Minh - Chàng trai Tày thành công với mô hình trồng dâu tây hữu cơ gắn với du lịch

Viên Anh Minh - Chàng trai Tày thành công với mô hình trồng dâu tây hữu cơ gắn với du lịch

Hà Giang không chỉ nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, cao nguyên đá Đồng Văn hay mùa hoa tam giác mạch, mà còn ghi dấu ấn với những mô hình nông nghiệp sáng tạo và bền vững. Tuy nhiên Hà Giang vốn không phải nơi có nhiều vườn dâu tây nên từ khi vườn dâu tây hữu cơ Viên Minh tại Quản Bạ ra đời đã trở thành một điểm sáng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và du lịch địa phương.

Người trồng đào ở Nam Dịnh thắng lớn vụ Tết

Người trồng đào ở Nam Dịnh thắng lớn vụ Tết

Mặc dù cơn bão số 3 (Yayi) đã làm cho nhiều diện tích đào tại tỉnh Nam Định bị ảnh hưởng, song nhờ chăm sóc đúng quy trình cùng với thời tiết ủng hộ, cây đào phát triển khỏe, đâm chồi, nảy lộc, hoa nở đúng vào dịp Tết Nguyên đán. Hiện lượng cây tiêu thụ rất nhanh, giá cũng tăng cao, người trồng đào "thắng" lớn.