Theo UBND tỉnh Cà Mau, giá tôm thẻ chân trắng nguyên liệu trong tháng 4/2024 tăng so với tháng trước đó. Đây là dấu hiệu đáng mừng, tạo sự phấn khởi cho nhiều người nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn tỉnh này.
Ngày 14/2, tại thành phố Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển tôm nước lợ năm 2025. Chủ trì hội nghị có Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cùng Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Ngô Vũ Thăng.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, đến cuối tháng 5/2024, nông dân vùng ven biển đã thả nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng thâm canh mật độ cao ứng dụng công nghệ cao hơn 1.362 ha, với lượng con giống trên 1,36 tỷ con giống, tăng 2,27 lần so cùng kỳ mùa vụ năm 2023.
Theo khảo sát của Chi cục Thủy sản Trà Vinh, do gặp thời tiết, môi trường nước không tốt, tôm nuôi trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện các bệnh đốm trắng, đỏ thân, bệnh đường ruột trong giai đoạn 25 - 55 ngày tuổi. Trong vòng hơn mười ngày qua, tôm nuôi tiếp tục bị thiệt hại hơn 1,3 triệu con, nâng diện tích tôm nuôi bị thiệt hại từ đầu năm đến nay gần 1.396 ha, với tổng số khoảng 625 triệu con tôm sú, tôm thẻ chân trắng.
Từ đầu tháng 3 năm nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Trà Vinh xuất hiện đợt không khí lạnh và kéo dài cho đến nay đã gây bất lợi đối với tôm nuôi vùng nước mặn và lợ ở tỉnh Trà Vinh. Do sự chênh lệch cao về nhiệt độ giữa ngày và đêm đã làm thiệt hại gần 43 triệu con tôm sú, tôm thẻ chân trắng, với diện tích hơn 152 ha.
Cũng như nuôi tôm sú, nuôi tôm thẻ chân trắng cần áp dụng các giải pháp phòng bệnh là chính. Phòng bệnh đúng cách sẽ giúp vụ nuôi thành công và giảm nguy cơ lây dịch bệnh ra cộng đồng.
Nông dân ven biển xã Bình Giang và Bình Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang đã mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng công nghiệp đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Qua đó, không chỉ góp phần phát triển kinh tế từng hộ gia đình, mà còn giữ được diện tích rừng phòng hộ, chống sạt lở đê biển.
Xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh) có hơn 3.300 hộ dân, cư trú tập trung tại 3 ấp: An Hòa, An Bình và An Nghĩa. Nhờ khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, người dân nơi đây đã chuyển từ mô hình trồng lúa nước một vụ sang mô hình lúa - tôm theo phương pháp quảng canh cải tiến, lấy con tôm sú và tôm thẻ chân trắng làm chủ lực.