Kết nối làng nghề truyền thống thúc đẩy phát triển du lịch tại Phú Yên

Du lịch nông thôn, du lịch làng nghề đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho du khách khi muốn tìm hiểu văn hóa, con người và cuộc sống ở vùng thôn quê. Nhận thấy có nhiều tiềm năng, tỉnh Phú Yên đã triển khai các giải pháp nhằm thúc đẩy lĩnh vực du lịch làng nghề, du lịch nông thôn phát triển. Tỉnh cũng chú trọng xây dựng các sản phẩm OCOP thành các sản phẩm du lịch đặc trưng vùng nông thôn, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách.

potal-phu-yen-ra-mat-to-quan-ly-mo-hinh-du-lich-cong-dong-thon-xi-thoai-7487548.jpg
Phụ nữ Ba Na ở Phú Yên tham gia dệt thổ cẩm truyền thống. Ảnh: Tường Quân - TTXVN

Phát triển làng nghề gắn kết du lịch

Tỉnh Phú Yên có hơn 20 làng nghề được công nhận theo Nghị định 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ Về phát triển ngành nghề nông thôn. Các địa phương chú trọng bảo tồn, phát triển làng nghề, từng bước khôi phục và xây dựng thương hiệu để trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn. Trong đó, có các làng nghề truyền thống nổi tiếng như: Nước mắm Gành Đỏ (thị xã Sông Cầu); bánh tráng Hòa Đa, dệt chiếu cói Phú Tân (huyện Tuy An); đan lát Vinh Ba (huyện Tây Hòa); dệt thổ cẩm Xí Thoại (huyện Đồng Xuân)…

Chị Nguyễn Thị Ri (xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân) cho biết đã tham gia dệt thổ cẩm từ hơn 10 năm nay. Với mong muốn bản sắc dân tộc không bị mai một trong xã hội hiện đại, chị cố gắng tìm tòi, học tập để dệt nên những sản phẩm đẹp mắt, mới mẻ từ chất liệu thổ cẩm. Sau khi làm ra các sản phẩm mới, khách du lịch rất thích thú; từ đó giúp cho nhiều chị em trong làng có thêm thu nhập.

Nắm bắt nhu cầu của khách du lịch về trải nghiệm đời sống vùng nông thôn, một số doanh nghiệp tại Phú Yên đã chủ động liên kết với người dân xây dựng nhiều sản phẩm du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn và làng nghề. Một số làng nghề truyền thống hoạt động sản xuất kinh doanh gắn với phát triển du lịch cộng đồng bước đầu đã đem lại hiệu quả, thành công nhất định. Khu du lịch Stelia Beach Resort (thành phố Tuy Hòa) kết nối với Hợp tác xã Sản xuất - Dịch vụ - Du lịch chiếu cói An Cư (huyện Tuy An) cho ra mắt tour du lịch tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm dệt chiếu cói ở làng Phú Tân. Làng nghề này có diện tích trồng cói hơn 25 ha và gần 600 lao động trực tiếp tham gia dệt chiếu. Qua các chuyến tham quan, du khách ngày càng biết đến làng nghề truyền thống hơn 100 năm tuổi này với những trải nghiệm mới mẻ, thú vị.

Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vừa qua, chị Nguyễn Thị Lan Hương (du khách đến từ Thành phố Hồ Chí Minh) có dịp cùng bạn bè và người thân tham gia tour trải nghiệm làng nghề chiếu cói Phú Tân. Chị Hương chia sẻ cảm nhận thích thú khi được ngắm cảnh đẹp bình yên ở vùng nông thôn; ngồi trên xuồng khám phá cánh đồng cói. Chị và người thân, bạn bè được cùng trải nghiệm việc thu hoạch cói, tự tay kết các bó cói thành bè để kéo về trên lạch nước... Mỗi thành viên trong đoàn tham quan còn dệt chiếu, đan các sản phẩm mỹ nghệ từ sợi cói để tạo ra sản phẩm kỷ niệm cho riêng mình...

potal-nang-tam-gia-tri-va-mo-rong-thi-truong-tieu-thu-san-pham-ocop-phu-yen-7748411.jpg
Làng nghề chiếu cói Phú Tân (huyện Tuy An) xây dựng mô hình du lịch nông thôn gắn với sản phẩm OCOP. Ảnh: Tường Quân - TTXVN

Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy An Nguyễn Văn Hoàng cho biết: Huyện đã ban hành đề án bảo tồn và phát triển làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân gắn với phát triển du lịch. Theo đó, huyện bố trí 2,8 tỷ đồng để hỗ trợ cho các hộ dân sản xuất phát triển và mở rộng vùng trồng nguyên liệu lên 50 ha. Địa phương tăng cường thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất theo chuỗi giá trị đối với cây cói và sản phẩm từ cói cũng như xây dựng điểm trưng bày, giới thiệu, trao đổi, mua bán các sản phẩm làng nghề chiếu cói gắn với điểm du lịch tại Danh thắng cấp quốc gia đầm Ô Loan.

Xây dựng nhiều sản phẩm du lịch mới

Sự phát triển của các làng nghề truyền thống góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, tạo việc làm và thu nhập cho nhiều lao động ở địa phương. Do vậy, tỉnh Phú Yên chú trọng thực hiện "Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nhiều làng nghề truyền thống được kết nối để hình thành nên tour, tuyến phục vụ du lịch trải nghiệm có chất lượng cao. Tuy nhiên hiện nay, mô hình phát triển du lịch làng nghề gắn với du lịch nông nghiệp, nông thôn còn những khó khăn nhất định. Trong đó, các văn bản quy phạm pháp luật, hành lang pháp lý cho mô hình du lịch này vẫn chưa hoàn thiện.

Ông Nguyễn Đức Thắng, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh) cho rằng, để phát triển làng nghề gắn với du lịch, phải thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông thôn một cách đồng bộ. Bên cạnh đó, người dân phải được bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ cơ bản, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Cơ quan chức năng của tỉnh nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng.

Gần đây ở Phú Yên, du lịch nông nghiệp nông thôn gắn với sản phẩm OCOP mang lại trải nghiệm thú vị cho du khách. UBND tỉnh Phú Yên đã triển khai Đề án thí điểm xây dựng các mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2024 - 2025. Theo đó, 100% điểm du lịch nông thôn sẽ được hỗ trợ ứng dụng các giao dịch điện tử trong hoạt động du lịch và được giới thiệu, quảng bá qua các kênh truyền thông trên internet; 70% chủ cơ sở kinh doanh, dịch vụ du lịch nông thôn được đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ quản lý du lịch...

Tại đề án thí điểm này, có 9 mô hình du lịch cộng đồng và 1 mô hình du lịch nông nghiệp được thực hiện, gồm: Du lịch cộng đồng tại thôn Long Thủy; Du lịch cộng đồng Xí Thoại; Điểm Du lịch văn hóa cộng đồng buôn Lê Diêm; Du lịch cộng đồng Vườn đỏ Sơn Xuân; Du lịch cộng đồng trong sản xuất muối thôn Tuyết Diêm; Du lịch sinh thái Đồng Sen kết hợp tham quan trải nghiệm làng nghề truyền thống đan đát; Du lịch cộng đồng Hòn Yến; Du lịch cộng đồng làng nghề Chiếu cói Phú Tân; Du lịch ngành nghề đan thúng chai và sản xuất Bún bắp; Du lịch trải nghiệm nông nghiệp công nghệ cao.

Theo ông Cao Hoàng Nguyên, Trưởng Phòng Quản lý du lịch tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh đang đầu tư để phát triển một số làng nghề truyền thống có thế mạnh gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn. Thời gian tới, sẽ có ít nhất 10 sản phẩm làng nghề tham gia chương trình OCOP và được gắn sao để phục vụ khách du lịch. Ngành du lịch tỉnh đang xây dựng thêm cơ chế ưu đãi, thu hút các chủ thể sản phẩm OCOP tham gia trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm. Một số sản phẩm đang dần khẳng định vị thế trên thị trường và được nhiều du khách lựa chọn mua sắm. Qua đây, du lịch nông thôn, du lịch làng nghề được thúc đẩy phát triển, góp phần tạo việc làm và thu nhập cho lao động địa phương.

Tường Quân

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Tài nguyên biển, đảo là “chìa khóa” mở cửa du lịch Khánh Hòa​

Tài nguyên biển, đảo là “chìa khóa” mở cửa du lịch Khánh Hòa​

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính định hướng tài nguyên rõ rệt. Hiệu quả hoạt động của ngành du lịch cũng phụ thuộc nhiều vào chất lượng tài nguyên, môi trường du lịch. Đối với tỉnh Khánh Hòa, tài nguyên biển, đảo và nền văn hóa biển, đảo được tích lũy lâu đời đã trở thành “chìa khóa” để khai mở, tạo dựng được vị thế là một trong những trung tâm du lịch biển, đảo của cả nước và cũng là điểm đến yêu thích của du khách quốc tế lâu nay.

Sức hút từ sản phẩm du lịch nông nghiệp tại Bình Thuận

Sức hút từ sản phẩm du lịch nông nghiệp tại Bình Thuận

Với lợi thế về quỹ đất lớn kết hợp ưu điểm về hệ thống sông ngòi, kênh rạch, rừng núi cùng sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện, Bình Thuận có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng. Bước đầu các tour trải nghiệm miệt vườn đã mang lại hiệu quả không chỉ làm phong phú sản phẩm du lịch Bình Thuận mà còn góp phần tạo ra giá trị tổng hợp cho ngành nông nghiệp địa phương.

Du khách đổ về làng chài Nhơn Hải "check in" mùa rêu xanh mướt

Du khách đổ về làng chài Nhơn Hải "check in" mùa rêu xanh mướt

Những ngày này, có khá đông du khách đổ về làng chài xã Nhơn Hải, nằm trên bán đảo Phương Mai, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn (Bình Định) khoảng 10km về phía Bắc để tham quan, "check-in" cạnh bãi đá phủ đầy rêu xanh mướt dọc bờ biển khi thủy triều rút xuống.

Khai hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2025

Khai hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2025

Sáng 13/2, tại sân đá chùa Côn Sơn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hải Dương đã phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam long trọng tổ chức lễ khai hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc; Tưởng niệm 691 năm ngày viên tịch của Đệ tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả (1334 - 2025); Kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Hải Dương, Côn Sơn (15/2/1965 – 15/2/2025) và phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác.

Mộc Châu níu chân du khách trong rừng hoa mận trắng

Mộc Châu níu chân du khách trong rừng hoa mận trắng

Mùa Xuân về, cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La như khoác lên mình tấm áo trắng muốt khi những vườn mận đồng loạt bung nở, tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp của núi rừng Tây Bắc, thu hút rất đông du khách đến tham quan, du lịch, trải nghiệm.

Giữ đặc trưng sinh thái Măng Đen khi du lịch "bùng nổ"

Giữ đặc trưng sinh thái Măng Đen khi du lịch "bùng nổ"

Theo thống kê của UBND huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, những năm gần đây, lượng khách đến với Khu du lịch sinh thái Măng Đen tăng nhanh chóng, từ 600 ngàn lượt khách năm 2022 lên 1 triệu lượt năm 2023 và lên 1,2 triệu lượt năm 2024. Mức tăng trưởng “nóng” này đòi hỏi địa phương phải nâng cao chất lượng phục vụ, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng để đảm bảo phục vụ tốt nhất nhu cầu của du khách.

Lào Cai khai hội Đền Thượng Xuân Ất Tỵ

Lào Cai khai hội Đền Thượng Xuân Ất Tỵ

Ngày 12/2, hàng ngàn người dân và du khách tập trung dưới gốc cây đa hơn 300 năm tuổi tại phường Lào Cai (thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai) tham dự khai mạc Lễ hội đền Thượng Xuân Ất Tỵ 2025.

Độc đáo phiên chợ người mua, người bán giao dịch bằng lá cây ở Tây Ninh

Độc đáo phiên chợ người mua, người bán giao dịch bằng lá cây ở Tây Ninh

Ngày 12/2, tại khu vực thuộc ấp Long Hải, xã Trường Tây, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, nhiều người dân đã tổ chức phiên chợ lá độc đáo, với hàng chục gian hàng ẩm thực chay phục vụ miễn phí. Phiên chợ diễn ra mỗi năm một lần vào dịp rằm tháng Giêng. Người dân và du khách tham gia phiên chợ chỉ cần sử dụng lá cây để mua hàng thay cho tiền.

Đa dạng các sản phẩm du lịch hút khách đầu Xuân

Đa dạng các sản phẩm du lịch hút khách đầu Xuân

Chiều 11/2, tại Văn Miếu Bắc Ninh, Trung tâm Bảo tồn di tích và Xúc tiến du lịch tỉnh tổ chức Khai mạc trưng bày sản phẩm làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Ninh; ra mắt Câu lạc bộ Thư pháp Bắc Ninh.

Phát huy tiềm năng du lịch cửa ngõ Đồng bằng sông Cửu Long

Phát huy tiềm năng du lịch cửa ngõ Đồng bằng sông Cửu Long

Là địa phương nằm trong khu vực sông Tiền, cửa ngõ Đồng bằng sông Cửu Long, Tiền Giang đang phát huy tiềm năng du lịch, giải quyết công ăn việc làm và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - văn hóa chung của tỉnh. Nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới của ngành Du lịch tỉnh là nâng cao hiệu quả điều hành, đa dạng hóa các loại hình, liên kết phát triển du lịch nông nghiệp gắn với Chương trình OCOP và xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tại các địa phương.

Lễ hội Hương sắc trà xuân - Vùng chè đặc sản Tân Cương

Lễ hội Hương sắc trà xuân - Vùng chè đặc sản Tân Cương

Tối 8/2, tại Không gian văn hóa trà Tân Cương (xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) diễn ra lễ khai mạc Lễ hội “Hương sắc Trà xuân - Vùng chè đặc sản Tân Cương”. Hoạt động nhằm tôn vinh nghề trồng và chế biến chè, kết tinh những giá trị văn hóa truyền thống, hiện đại, đồng thời là sản phẩm du lịch góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và thành phố Thái Nguyên.

Khai hội Xuân Lồng tồng Ba Bể năm 2025

Khai hội Xuân Lồng tồng Ba Bể năm 2025

Lễ hội Lồng tồng Ba Bể năm 2025 diễn ra tại thôn Bó Lù (xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, Bắc Kạn). Đây là lễ hội xuống đồng lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn vào dịp đầu năm, được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Lễ hội 598 năm Chiến thắng Xương Giang

Lễ hội 598 năm Chiến thắng Xương Giang

Tối 2/2 (tức mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Địa điểm Chiến thắng Xương Giang, UBND thành phố Bắc Giang tổ chức khai mạc Lễ hội 598 năm Chiến thắng Xương Giang (1427-2025). Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, thành phố Bắc Giang và đông đảo nhân dân, du khách thập phương tham dự.

Đón khách du lịch về Vĩnh Long vui Tết cổ truyền

Đón khách du lịch về Vĩnh Long vui Tết cổ truyền

Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đến tỉnh Vĩnh Long, bên cạnh việc tham quan ở những điểm, khu du lịch, du khách đã được trải nghiệm nhiều hoạt động đón Tết phong phú, đa dạng. Du khách vừa du Xuân vừa vui đón ngày Tết cổ truyền đậm đà bản sắc, phong vị quê hương của người dân miền Tây Nam Bộ.

Đắk Lắk: Đa dạng các loại hình dịch vụ du lịch dịp Tết

Đắk Lắk: Đa dạng các loại hình dịch vụ du lịch dịp Tết

Thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn tỉnh đón tiếp ước đạt 180.000 lượt khách, tổng thu từ du lịch ước đạt 60 tỷ đồng, tăng 33% so với dịp nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024; trong đó, khách nội địa ước đón 177.000 lượt khách, khách quốc tế ước đón 3.000 lượt khách.