Hỗ trợ nông dân chăm sóc tôm nuôi trong thời tiết bất lợi

Hỗ trợ nông dân chăm sóc tôm nuôi trong thời tiết bất lợi

Thời tiết ở tỉnh Trà Vinh đang vào cao điểm của mùa khô, ngày nắng nóng gay gắt. Nhiệt độ tại các vùng biển từ 28 – 30 độ C, nhưng về đêm xuống thấp, tạo sự chênh lệch lớn giữa ngày và đêm làm biến động xấu môi trường nước trong ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng lớn sức khỏe tôm nuôi ở các huyện vùng biển Duyên Hải, Cầu Ngang, Châu Thành, thị xã Duyên Hải.

Triển khai thực hiện các giải pháp phát triển tôm nước lợ năm 2025

Triển khai thực hiện các giải pháp phát triển tôm nước lợ năm 2025

Ngày 14/2, tại thành phố Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển tôm nước lợ năm 2025. Chủ trì hội nghị có Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cùng Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Ngô Vũ Thăng.

Trà Vinh thiệt hại khoảng 625 triệu con tôm nuôi

Trà Vinh thiệt hại khoảng 625 triệu con tôm nuôi

Theo khảo sát của Chi cục Thủy sản Trà Vinh, do gặp thời tiết, môi trường nước không tốt, tôm nuôi trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện các bệnh đốm trắng, đỏ thân, bệnh đường ruột trong giai đoạn 25 - 55 ngày tuổi. Trong vòng hơn mười ngày qua, tôm nuôi tiếp tục bị thiệt hại hơn 1,3 triệu con, nâng diện tích tôm nuôi bị thiệt hại từ đầu năm đến nay gần 1.396 ha, với tổng số khoảng 625 triệu con tôm sú, tôm thẻ chân trắng.
Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh mật độ cao của người dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Ảnh: Thanh Hòa -TTXVN

Trà Vinh có hơn 150 ha tôm nuôi bị thiệt hại do thời tiết bất lợi

Từ đầu tháng 3 năm nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Trà Vinh xuất hiện đợt không khí lạnh và kéo dài cho đến nay đã gây bất lợi đối với tôm nuôi vùng nước mặn và lợ ở tỉnh Trà Vinh. Do sự chênh lệch cao về nhiệt độ giữa ngày và đêm đã làm thiệt hại gần 43 triệu con tôm sú, tôm thẻ chân trắng, với diện tích hơn 152 ha.
Trà Vinh đẩy mạnh nuôi tôm công nghệ cao do hiệu quả vượt mong đợi

Trà Vinh đẩy mạnh nuôi tôm công nghệ cao do hiệu quả vượt mong đợi

Qua 3 năm, tỉnh Trà Vinh đưa mô hình nuôi tôm thẻ, tôm sú siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất đã đem lại kết quả vượt ngoài mong đợi. Vì thế, tỉnh xác định để đưa nghề nuôi trồng thủy sản trở thành lĩnh vực kinh tế quan trọng giải pháp không gì hơn là tập trung đầu tư hạ tầng kỹ thuật phát triển mô hình nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao theo qui hoạch.
Bệnh thiếu dinh dưỡng trên tôm sú

Bệnh thiếu dinh dưỡng trên tôm sú

Hiện nay, thức ăn công nghiệp quan tâm nhiều đến lợi nhuận tối đa với chi phí tối thiểu, không chú trọng để đảm bảo có đầy đủ các chất dinh dưỡng vi lượng. Vì vậy, đó là nguyên nhân xuất hiện một số loại bệnh làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm.
Cách lựa chọn tôm sú giống tốt nhất

Cách lựa chọn tôm sú giống tốt nhất

Có ao nuôi thiết kế tốt, nguồn nước ao nuôi đạt chất lượng nhưng nếu con tôm sú giống không đảm bảo thì vụ nuôi tôm sẽ gặp nhiều khó khăn. Có thể sử dụng một số kinh nghiệm chọn tôm giống sau:Chọn tôm từ những tôm bố mẹ đẻ lứa đầu hoặc lứa thứ hai, tôm con ở cùng một lứa, có kích cỡ tương đương nhau, có biểu hiện bơi khoẻ mạnh trong ao nuôi. Hiện tượng đóng rong, bị bám dính bởi các động vật nguyên sinh protozoa hoặc các vi khuẩn cho thấy lượng tôm giống không tốt. Nếu số lượng lớn tôm giống bị đóng rong bên ngoài là dấu hiệu của chất lượng nguồn nước không tốt và tôm giống không thể lột xác ổn định.
Kiên Giang: Nhiều giải pháp nuôi tôm an toàn và hiệu quả

Kiên Giang: Nhiều giải pháp nuôi tôm an toàn và hiệu quả

Ông Quảng Trọng Thao, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang cho biết, năm 2018 cơ cấu mùa vụ nuôi tôm phù hợp với hệ sinh thái từng vùng, khu vực sản xuất gắn với lịch thời vụ thả giống hợp lý; chuẩn bị nguồn giống tốt đáp ứng nhu cầu nuôi tôm và liên kết bao tiêu sản phẩm; thực hiện quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh và tăng cường công tác khuyến ngư, hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm cho nông dân.
Nét mới ở An Thới Đông

Nét mới ở An Thới Đông

Xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh) có hơn 3.300 hộ dân, cư trú tập trung tại 3 ấp: An Hòa, An Bình và An Nghĩa. Nhờ khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, người dân nơi đây đã chuyển từ mô hình trồng lúa nước một vụ sang mô hình lúa - tôm theo phương pháp quảng canh cải tiến, lấy con tôm sú và tôm thẻ chân trắng làm chủ lực.