Xâm nhập mặn xu hướng tăng: Các địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chủ động ứng phó

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mùa khô năm 2024 – 2025, xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long ở mức cao hơn trung bình nhiều năm và tập trung từ tháng 2 - 4/2025. Các đợt xâm nhập mặn khả năng đi sâu vào các cửa sông Cửu Long và tăng cao gây ảnh hưởng đến dân sinh, nông nghiệp, tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại nhiều địa phương như Tiền Giang, Sóc Trăng, Cà Mau…

potal-hau-giang-chu-dong-nhieu-giai-phap-ung-pho-xam-nhap-man-7863167.jpg
Nhân viên kiểm tra hệ thống cống, đảm bảo vận hành trong mùa khô. Ảnh: Hồng Thái - TTXVN

*Xâm nhập mặn có xu hướng tăng

Tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, địa phương nằm tiếp giáp với sông Hậu, cách cửa biển Trần Đề hơn 30km, cuối tháng 12/2024 xuất hiện đợt mặn (độ mặn cao nhất đo được là 4,1‰ tại trung tâm huyện). Ngành chuyên môn đã kịp thời kiểm tra, thông tin để người dân chủ động lấy nước bơm tưới; đồng thời, vận hành các cống, điều tiết nước phục vụ tốt nhu cầu sản xuất.

Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Sóc Trăng, từ tháng 1-4/2025 là giai đoạn cao điểm của mùa khô. Dự báo độ mặn cao nhất trên sông Hậu tại: huyện Trần Đề từ 23,8 - 25,8‰; trung tâm huyện Long Phú từ 19,7 - 21,7‰; Đại Ngãi (huyện Long Phú) từ 9,9 -11,9‰; An Lạc Tây (huyện Kế Sách) từ 5,2- 7,2‰. Trên sông Mỹ Thanh tại: Thạnh Thới Thuận (huyện Trần Đề) từ 20,6 - 22,6‰; Thạnh Phú (huyện Mỹ Xuyên) từ 7,7 - 9,7‰... Độ mặn cao nhất tại các trạm trên sông Hậu có khả năng xuất hiện từ tháng 2 - 3/2025, duy trì dài ngày do thiếu hụt nước ngọt từ thượng nguồn (sông Mê Công). Các trạm trên sông Mỹ Thanh và trên kênh Quản Lộ Phụng Hiệp có khả năng xuất hiện muộn hơn hằng năm khoảng 30 ngày và độ mặn ở mức cao hơn so trung bình nhiều năm.

Tại tỉnh Tiền Giang, hiện xâm nhập mặn theo các tuyến sông Tiền, sông Vàm Cỏ và kênh Chợ Gạo đang có hướng xâm nhập sâu vào phía thượng lưu tỉnh Tiền Giang với chiều sâu từ 40 - 48 km. Theo dự báo của cơ quan chuyên môn, trong những ngày tới, do tác động của triều cường nên độ mặn tại hầu hết trạm đo trên sông Tiền, hệ sông Soài Rạp và kênh Chợ Gạo có xu hướng tăng dần.

potal-hau-giang-chu-dong-nhieu-giai-phap-ung-pho-xam-nhap-man-7863173.jpg
Hệ thống cống ngăn mặn trên địa bàn xã Lương Nghĩa (Long Mỹ, Hậu Giang) đảm bảo phòng, chống mặn. Ảnh: Hồng Thái - TTXVN

Nhận định về xu thế xâm nhập mặn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong những ngày tới, Trưởng phòng Dự báo thủy văn, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Phùng Tiến Dũng cho biết, xu thế xâm nhập mặn ở khu vực trên từ ngày 21-28/2 sẽ tiếp tục giảm trong 2-3 ngày đầu tuần sau đó tăng lại đến ngày cuối tuần. Độ mặn cao nhất tại các trạm ở mức xấp xỉ và thấp hơn độ mặn cao nhất tháng 2/2024.

Chiều sâu ranh mặn 4‰ trong thời kỳ này có khả năng như sau: Phạm vi xâm nhập mặn trên các sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây là 40-52km; sông Cửa Tiểu, Cửa Đại là 35-42km; sông Hàm Luông là 40-50km; sông Cổ Chiên là 35-42km; sông Hậu là 35-42km; sông Cái Lớn là 30-37km.

Xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2024 - 2025 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không gay gắt như mùa khô năm 2015 - 2016 và năm 2019 - 2020. Các đợt xâm nhập mặn tăng cao ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung trong tháng 2-3/2025 (từ ngày 27/2-4/3; 10-15/3; 29/3-3/4); các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn vào tháng 3-4/2025 (từ ngày 10-15/3; 29/3-3/4; 27/4-1/5).

Tình hình xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Công, triều cường và còn biến động trong thời gian tới. Các địa phương ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có các biện pháp chủ động phòng, chống xâm nhập mặn. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long cấp 2.

Chủ động ứng phó hiệu quả

Huyện Long Phú (tỉnh Sóc Trăng) có trên 30 cống ngăn mặn; trong đó, 14 cống cỡ lớn và 16 cống cỡ nhỏ. Năm 2025, để ứng phó mặn xâm nhập, địa phương đã xây dựng các kịch bản; theo dõi sát tình hình mặn xâm nhập, xác định cường độ mặn, khu vực bị ảnh hưởng, từ đó có giải pháp ứng phó hiệu quả đảm bảo sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt cho người dân. Ngành chuyên môn khuyến cáo, đối với những khu vực hằng năm bị ảnh hưởng nước mặn xâm nhập không có nước ngọt sản xuất, nông dân không nên sản xuất vụ lúa Đông Xuân muộn (vụ 3) mà nên chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhằm tránh thiệt hại trong sản xuất, thích ứng tốt với mặn xâm nhập vào mùa khô năm 2025.

Trước tình hình diễn biến mặn xâm nhập trong mùa khô năm 2025, tỉnh Sóc Trăng đã chỉ đạo ngành chuyên môn rà soát các hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn để kịp thời duy tu, sửa chữa, gia cố các công trình bị hư hỏng, xuống cấp; nạo vét hệ thống kênh mương... để bảo vệ tối đa nguồn nước, giảm thất thoát, lãng phí. Tỉnh đẩy nhanh tiến độ thi công, sửa chữa các hạng mục công trình thủy lợi theo kế hoạch năm 2025 và những năm tiếp theo để đưa vào vận hành khai thác kịp thời ngăn mặn trữ ngọt.

potal-hau-giang-chu-dong-nhieu-giai-phap-ung-pho-xam-nhap-man-7863178.jpg
Nồng độ mặn ở Hậu Giang được quan trắc và cập nhật hàng ngày nhằm thông tin kịp thời đến bà con. Ảnh: Hồng Thái - TTXVN

Ngành chuyên môn có kế hoạch điều hòa, phân phối nguồn nước ngọt hợp lý để đảm bảo cung cấp đầy đủ cho nhu cầu thiết yếu (sinh hoạt, chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp, công nghiệp) vào mùa khô năm 2025, đồng thời chủ động, sẵn sàng, chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện để ứng phó khi có hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn xảy ra.

Trước dự báo tình hình xâm nhập mặn trong mùa khô 2024 - 2025, tỉnh Tiền Giang đang khẩn trương triển khai các biện pháp chủ động phòng, chống phù hợp, hiệu quả, bảo vệ sản xuất và đời sống người dân.

Trong vụ Đông Xuân 2024 - 2025, vùng dự án ngọt hóa Gò Công xuống giống được 20.675 ha, đạt 105,3% kế hoạch đề ra. Nhờ chủ động phân bố lịch thời vụ hợp lý theo hướng gieo sạ đồng loạt, né rầy, né hạn mặn gây hại, trà lúa chủ yếu qua giai đoạn dùng nước, đang làm đòng, trổ hoặc chín tới, khả năng không bị ảnh hưởng.

Đối với vùng chuyên canh cây ăn quả đặc sản phía Tây, vùng kiểm soát lũ, vùng Đồng Tháp Mười vốn mẫn cảm với độ mặn trong nước, ngành chức năng đưa ra giải pháp theo dõi sát, liên tục cập nhật diễn biến xâm nhập mặn và độ mặn trong nước để kịp thời đóng các cống ngăn mặn triệt để, không cho xâm nhập vào nội đồng.

Rút kinh nghiệm phòng, chống hạn mặn những năm trước, trước mùa khô 2024 - 2025, các địa phương: Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành, Tân Phước, thị xã Cai Lậy đã xây dựng phương án ứng phó phù hợp kết hợp ra quân làm thủy lợi nội đồng, nạo vét kênh mương trữ ngọt phục vụ tưới tiêu, khuyến cáo nông dân áp dụng các giải pháp chăm sóc phục hồi vườn cây một cách phù hợp, không để suy kiệt hoặc bị thiệt hại do thiên tai.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia thủy văn, các địa phương cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp phục vụ nông nghiệp và dân sinh, hạn chế tưới nhằm giảm thiểu thiệt hại sản xuất. Bên cạnh việc lưu trữ và tiết kiệm nước, người dân cần lắp đặt các hệ thống lọc nước mặn để đảm bảo tốt nhất lượng nước sử dụng cho sinh hoạt và tưới tiêu... Đối với các hộ nuôi trồng thủy sản, phải thực hiện quan trắc theo dõi độ mặn môi trường nuôi; từ đó xác định khoảng thời gian bắt đầu nuôi và thời điểm kết thúc phù hợp với hiện trạng xâm nhập mặn.

Người dân nên trồng các loại cây mang tính thời vụ có thể chịu được mức độ mặn cao; chuyển đổi cơ cấu con giống phù hợp, có những biện pháp chăm sóc chu đáo để hạn chế thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra...

Thắng Trung

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả các mô hình giảm nghèo ở Phú Bình

Hiệu quả các mô hình giảm nghèo ở Phú Bình

Tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, các dự án, mô hình hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đang phát huy hiệu quả tích cực, trao cơ hội thoát nghèo bền vững cho người dân, góp phần đưa huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Liên kết làm nông nghiệp xanh ở An Giang

Liên kết làm nông nghiệp xanh ở An Giang

Nông nghiệp An Giang với tư duy phát triển xanh được biết đến với những cánh đồng lúa đạt chuẩn SRP (tiêu chuẩn sản xuất lúa gạo bền vững) xuất khẩu đi châu Âu ở Thoại Sơn, Châu Thành hay lúa hữu cơ ở Tri Tôn, An Phú, Tân Châu, Long Xuyên… đã mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nông dân. Chuyển đổi tư duy "sản xuất nông nghiệp" sang "kinh tế nông nghiệp" thích ứng với biến đổi khí hậu và xu thế thị trường là tiền đề giúp An Giang hướng tới nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

Tại thực địa, 12 đội thi đã mang đến phần trình diễn lái máy cấy đẹp mắt và tạo bất ngờ cho bà con nông dân. Ảnh: Long Nguyễn

Sôi nổi hội thi cấy mạ khay và vận hành máy cấy giỏi

Ngày 18/2/2025, tại xã Nam Phong, huyện Phú Xuyên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên tổ chức Hội thi “Cơ sở sản xuất mạ khay và người vận hành máy cấy giỏi thành phố Hà Nội năm 2025”.

Đồng bào Jrai thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp bền vững

Đồng bào Jrai thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp bền vững

Hành trình của vợ chồng chị Rơ Châm Awưnh và anh Siu Sắt tại Gia Lai không chỉ là câu chuyện về một thương hiệu cà phê sạch, mà còn là sự đổi thay trong nhận thức của đồng bào Jrai về phương thức sản xuất nông nghiệp bền vững. Từ những vườn cà phê truyền thống, họ đã tiên phong áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao giá trị nông sản, tạo sinh kế ổn định cho cộng đồng.

Sản phẩm nho NH01-16 có giá dao động từ 120.000 - 150.000 đồng/kg. Ảnh: Nguyễn Thành - TTXVN

Hiệu quả kinh tế cao từ giống nho mới ở Ninh Thuận

Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố (thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) cho biết đơn vị đã tuyển chọn thành công giống nho đỏ ăn tươi mới NH01-16. Giống nho này có nhiều ưu điểm vượt trội về năng suất, chất lượng quả và mẫu mã đẹp, phù hợp với điều kiện sản xuất tại khu vực Nam Trung Bộ.

Nhờ năng động, mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, chị Nguyễn Thị Nhi ở thôn Ra Pân, xã Sơn Long (Sơn Tây, Quảng Ngãi) có nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Ảnh: baoquangngai.vn

Thiết thực giúp nông dân thoát nghèo

Hội Nông dân tỉnh Quảng Ngãi đã xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình hay, thiết thực giúp hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

Triển khai thực hiện các giải pháp phát triển tôm nước lợ năm 2025

Triển khai thực hiện các giải pháp phát triển tôm nước lợ năm 2025

Ngày 14/2, tại thành phố Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển tôm nước lợ năm 2025. Chủ trì hội nghị có Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cùng Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Ngô Vũ Thăng.

Anh Nguyễn Văn Luân làm giàu từ cây lúa

Anh Nguyễn Văn Luân làm giàu từ cây lúa

Thay vì tìm những công việc bớt “chân lấm, tay bùn”, anh Nguyễn Văn Luân (sinh năm 1988, xã Trang Bảo Xá, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) lại lựa chọn khởi nghiệp từ nông nghiệp vốn nhiều khó khăn. Với khát vọng vươn lên, làm giàu từ những cánh đồng lúa quê hương, anh Luân đã bước đầu thành công trên hành trình đưa thương hiệu gạo Thái Bình vươn xa. Năm 2024, anh là một trong hai đại diện tiêu biểu của tỉnh nhận giải thưởng toàn quốc tôn vinh nhà nông trẻ xuất sắc - Giải thưởng Lương Định Của lần thứ XIX.

Chuyển đổi mô hình sản xuất, tiêu thụ lúa hàng hóa cho nông dân Tiền Giang

Chuyển đổi mô hình sản xuất, tiêu thụ lúa hàng hóa cho nông dân Tiền Giang

Chi cục Trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tỉnh Tiền Giang Võ Văn Men cho biết: Đến ngày 14/2, nông dân trong tỉnh đã thu hoạch đầu vụ được gần 10.000 ha lúa vụ Đông Xuân với năng suất đạt khá, bình quân 63 tạ/ha, sản lượng trên 63.000 tấn lúa hàng hóa.

Triển khai phòng chống hạn cao điểm mùa khô năm 2025

Triển khai phòng chống hạn cao điểm mùa khô năm 2025

Trong các tháng cao điểm mùa khô năm 2025, nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh An Giang được dự báo sẽ bị hạn hán, thiếu nước cục, bộ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân. Tỉnh An Giang đang tập trung triển khai các giải pháp phòng, chống khô hạn, bảo vệ nền sản xuất nông nghiệp.

Giải pháp sử dụng đế đông trùng hạ thảo thay thế kháng sinh trong chăn nuôi

Giải pháp sử dụng đế đông trùng hạ thảo thay thế kháng sinh trong chăn nuôi

Áp dụng sáng kiến “Sử dụng đế đông trùng hạ thảo, dược liệu bổ sung dinh dưỡng và tăng sức đề kháng trong khẩu phần ăn nuôi gà an toàn sinh học”, nhiều hộ dân ở Nam Định đã tìm ra giải pháp hạn chế sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Quy hoạch đất lâm nghiệp: Động lực phát triển kinh tế rừng bền vững ở Nghệ An

Quy hoạch đất lâm nghiệp: Động lực phát triển kinh tế rừng bền vững ở Nghệ An

Theo quy hoạch đến năm 2030, tỉnh Nghệ An sẽ có 1.148.476 ha đất lâm nghiệp (gồm: 171.062 ha rừng đặc dụng; 370.405 ha rừng phòng hộ; 607.009 ha rừng sản xuất). Qua đó, đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Phụ nữ Khmer vùng biên giới Tây Nam siêng năng, nhạy bén vươn lên thoát nghèo

Phụ nữ Khmer vùng biên giới Tây Nam siêng năng, nhạy bén vươn lên thoát nghèo

Xác định việc chăm lo, hỗ trợ cho hội viên phụ nữ hộ nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh khó khăn là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thời gian qua, các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Kiên Giang hướng về cơ sở và triển khai nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả. Từ đây, hàng nghìn hộ gia đình có điều kiện tham gia lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo có cuộc sống ấm no, tiến bộ hơn.

An Giang ứng dụng công nghệ, chuyển sản xuất nông nghiệp theo hướng “thuận thiên”

An Giang ứng dụng công nghệ, chuyển sản xuất nông nghiệp theo hướng “thuận thiên”

Là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, đất đai phù sa, màu mỡ, An Giang có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đã và đang là thách thức lớn đã, ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài đến một trong những vựa lúa lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Trong bối cảnh đó, An Giang đang từng bước thay đổi tư duy sản xuất, mạnh dạn ứng dụng các giải pháp về công nghệ, sinh thái để nâng cao giá trị sản xuất, góp phần tăng thu nhập, giảm tác động đến môi trường, hướng đến một nền sản xuất xanh và bền vững.

"Biến hóa" hợp lý, nâng tầm giá trị nông sản Đà Lạt

"Biến hóa" hợp lý, nâng tầm giá trị nông sản Đà Lạt

Bằng công nghệ hiện đại, ngay từ khi còn trên ghế giảng đường, các sinh viên Trường Đại học Đà Lạt (thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng) đã nâng tầm cho nông sản địa phương, góp phần mở ra cơ hội nâng cao giá trị cho sản phẩm đặc sản của thành phố ngàn hoa.

Trà Vinh phát triển hợp tác xã nông nghiệp đa ngành nghề gắn với các vùng nguyên liệu

Trà Vinh phát triển hợp tác xã nông nghiệp đa ngành nghề gắn với các vùng nguyên liệu

Năm 2025, tỉnh Trà Vinh tập trung đổi mới toàn diện vể tổ chức và hoạt động của hợp tác xã, khắc phục những hạn chế, yếu kém, đảm bảo các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh hoạt động đúng Luật Hợp tác xã năm 2023. Tỉnh đặt mục tiêu thành lập mới 10 hợp tác xã; thành viên hợp tác xã tăng từ 15% trở lên; xây dựng từ 1- 2 mô hình hợp tác xã sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ tiên tiến.

Liên kết "4 nhà" trồng cây khoai tây Atlantic cho thu nhập cao ở Quảng Ninh

Liên kết "4 nhà" trồng cây khoai tây Atlantic cho thu nhập cao ở Quảng Ninh

Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán 2025, nông dân thành phố Đông Triều (Quảng Ninh) đã tập trung thu hoạch khoai tây Atlantic vụ Đông để sớm giải phóng đất chuẩn bị gieo cấy vụ lúa Xuân năm 2025 kịp thời vụ. So với các loại cây trồng vụ Đông, khoai tây Atlantic có giá trị kinh tế cao, do năng suất và chất lượng khoai có ưu thế vượt trội.

Trồng sả thích ứng hạn mặn lãi gấp ba lần lúa ở Tân Phú Đông

Trồng sả thích ứng hạn mặn lãi gấp ba lần lúa ở Tân Phú Đông

Ông Bùi Thái Sơn, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang cho biết, nhằm ứng phó hạn mặn, nông dân địa phương chuyển đổi 3.780 ha đất trồng lúa một vụ bấp bênh sang trồng sả, hình thành vùng chuyên canh sả lớn nhất tỉnh Tiền Giang với sản lượng thu hoạch đạt trên 60.000 tấn sả thương phẩm mỗi năm.

Trà Vinh khuyến cáo nông dân không mở rộng diện tích trồng cam sành

Trà Vinh khuyến cáo nông dân không mở rộng diện tích trồng cam sành

Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đang khuyến cáo nhà vườn trồng cam sành tuyệt đối không tự ý mở rộng thêm diện tích, đồng thời chuyển đổi sang cây trồng khác để nâng cao hiệu quả sản xuất. Nguyên nhân là nhiều năm trở lại đây, người trồng cam liên tục bị thua lỗ do giá cam thường xuyên đứng ở mức thấp.

Xây dựng nền tảng kinh tế vững chắc giúp người dân phát triển bền vững

Xây dựng nền tảng kinh tế vững chắc giúp người dân phát triển bền vững

Trong hành trình giảm nghèo bền vững, các địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã không ngừng triển khai những chương trình hỗ trợ sinh kế, giúp người dân nghèo, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên cải thiện cuộc sống. Với sự hỗ trợ đồng bộ từ cấp ủy, chính quyền và sự nỗ lực của chính người dân, các chương trình này đang mang lại những thay đổi tích cực, góp phần xóa đói giảm nghèo và xây dựng một tương lai tươi sáng cho các hộ gia đình.

Tết ấm của người trồng mía ở Hbông

Tết ấm của người trồng mía ở Hbông

Những ruộng mía “thắng cánh cò bay” đang từng bước làm thay đổi diện mạo vùng đất khó Hbông (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai). Từ nơi đầy sỏi đá, cây mía đã dần biến vùng đất “kén cây trồng” trở nên trù phú, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nơi đây.