Ông Hà Quốc Vượng thu hoạch chuối. Ảnh: Hoàng Nguyên |
Từng trải qua nhiều nghề nhưng đến năm 2017, ông Vượng mới tập trung vào việc trồng chuối, trồng rừng và cây dược liệu quy mô lớn. Ông mạnh dạn vay hơn 1 tỷ đồng từ các nguồn vốn khác nhau để làm đường vào khu vực sản xuất, xây dựng hệ thống vườn ươm, mua giống cây ban đầu.
Ông tự mình tìm hiểu và đi học tập tại tỉnh Hưng Yên mô hình trồng chuối tây giống Thái Lan để xuất khẩu. Ông cũng về tận Quảng Ninh học cách trồng cây chè hoa vàng, chế biến hoa chè thành đồ uống có gía trị kinh tế cao. Đến nay, ông Vượng đã có 10 ha trồng chuối, 60 ha rừng keo, 10 ha trồng các loại cây dược liệu giá trị cao như: ba kích, chè hoa vàng, sâm châu…
Để xây dựng vùng sản xuất tập trung, ông đã thành lập Hợp tác xã Thịnh Vượng do ông làm giám đốc với 7 xã viên, tổ chức liên kết với người dân các xã lân cận trồng chuối và cây dược liệu, mở rộng diện tích trồng cây ăn quả, nuôi chim trĩ sinh sản… Hiện nay, dù đa phần diện tích rừng chưa đến tuổi thu hoạch nhưng mô hình kinh tế của ông đã đem lại thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm.
Để xây dựng vùng sản xuất tập trung, ông đã thành lập Hợp tác xã Thịnh Vượng do ông làm giám đốc với 7 xã viên, tổ chức liên kết với người dân các xã lân cận trồng chuối và cây dược liệu, mở rộng diện tích trồng cây ăn quả, nuôi chim trĩ sinh sản… Hiện nay, dù đa phần diện tích rừng chưa đến tuổi thu hoạch nhưng mô hình kinh tế của ông đã đem lại thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm.
Ông Hà Quốc Vượng kiểm tra sâu bệnh vườn quýt sắp cho thu hoạch. Ảnh: Hoàng Nguyên |
Ông Hà Quốc Vượng kiểm tra sâu bệnh vườn quýt sắp cho thu hoạch. Ảnh: Hoàng Nguyên |
Ông Hà Quốc Vượng hướng dẫn người dân địa phương cách chăm sóc cây đinh lăng. Ảnh: Hoàng Nguyên |
Với mô hình kinh tế phát triển hiệu quả của mình, ông Vượng đã giúp các xã viên trong Hợp tác xã có cuộc sống, thu nhập ổn định. Ông Hà Quốc Vượng còn tích cực hỗ trợ, giúp bà con trong vùng cùng phát triển kinh tế bằng việc cho bà con mua giống cây, con trả chậm, bao tiêu sản phẩm đầu ra...
Hoàng Nguyên