Đặc sắc nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải lanh của đồng bào Mông

Đặc sắc nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải lanh của đồng bào Mông

Đối với phụ nữ dân tộc Mông ở Yên Bái, vẽ hoa văn trên vải lanh bằng sáp ong là một nghề thủ công truyền thống từ lâu đời và được giữ gìn, phát huy qua nhiều thế hệ như một “báu vật” để tạo dấu ấn, sự khác biệt cũng như nhận dạng văn hóa truyền thống của đồng bào Mông nơi đây.

Đồng bào Mông quan niệm, phụ nữ Mông là phải biết se lanh, dệt vải, in sáp vẽ hoa văn trên vải… để may trang phục.

Đặc sắc nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải lanh của đồng bào Mông ảnh 1Đồng bào Mông quan niệm, phụ nữ Mông đều biết se lanh, dệt vải và vẽ sáp ong lên vải. Ảnh: Hoàng Tâm

Một tấm vải lanh vẽ họa tiết sáp ong hoàn thiện cần trải qua 2 giai đoạn: vẽ họa tiết và nhuộm chàm. Công cụ gồm: chảo sắt nhỏ, bút vẽ, vải lanh, sáp ong, nước chàm.

Đặc sắc nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải lanh của đồng bào Mông ảnh 2
Đặc sắc nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải lanh của đồng bào Mông ảnh 3Trước khi vẽ sáp phải tạo hình lên vải. Đây là khâu quan trọng và mất nhiều thời gian. Ảnh: Hoàng Tâm

Đầu tiên là khâu chọn sáp ong, với 2 loại: màu vàng là sáp non, màu đen là sáp già; sau khi lấy hết mật, sáp được nấu cho đến khi nóng chảy rồi đem 2 loại trộn lẫn với nhau. Khi bắt đầu vẽ sáp lên vải, sáp ong luôn phải đun ở nhiệt độ cao từ 70-80 độ C để sáp không bị khô. Bút để vẽ là một thanh tre hoặc gỗ dài từ 7-10cm, đầu ngòi bút được nẹp vào thanh tre được làm từ 3 lá đồng hình tam giác, ngòi bút càng mỏng thì hoa văn càng đẹp và dễ vẽ.

Đặc sắc nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải lanh của đồng bào Mông ảnh 4Bút để vẽ sáp ong. Ảnh: Hoàng Tâm
Đặc sắc nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải lanh của đồng bào Mông ảnh 5Sáp ong được đun nóng chảy để tạo nguyên liệu vẽ. Ảnh: Hoàng Tâm
Đặc sắc nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải lanh của đồng bào Mông ảnh 6Khi vẽ nhúng bút vào sáp ong đã được đun chảy. Ảnh: Hoàng Tâm
Đặc sắc nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải lanh của đồng bào Mông ảnh 7Người vẽ phải tập trung cao độ để kéo nét bút cho chuẩn xác. Ảnh: Hoàng Tâm

Khi vẽ, người phụ nữ Mông đặt vải lên một tấm ván bằng phẳng và nhẵn, một đầu để phần đã vẽ xong, một đầu cuộn vải để tiếp tục vẽ, vẽ đến đâu quấn đến đấy. Khi vẽ luôn phải ngồi bên bếp lửa, chấm bút vào chảo sáp ong nóng đặt trên than hồng rồi từ sự sáng tạo của mỗi người mà trên vải hiện lên những hoa văn với các họa tiết phù hợp, thể hiện ước muốn ấm no, hạnh phúc.

Đặc sắc nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải lanh của đồng bào Mông ảnh 8
Đặc sắc nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải lanh của đồng bào Mông ảnh 9Nhiều loại hoa văn được tạo nên từ những " nghệ sĩ bản làng". Ảnh: Hoàng Tâm

Vẽ xong hoa văn, miếng vải được cho vào nồi nước đun sôi, đảo đều tay để sáp ong bong hết ra, chỉ để lại những nét hoa văn đẹp trên nền vải. Sau đó, vải được nhuộm chàm và đem phơi khô để tiếp tục các công đoạn khác hoàn thành sản phẩm.

Đặc sắc nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải lanh của đồng bào Mông ảnh 10
Đặc sắc nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải lanh của đồng bào Mông ảnh 11Nhiều phụ nữ Mông còn rất trẻ đã biết vẽ sáp ong lên vải. Ảnh: Hoàng Tâm

Chị Thào Thị Lâu ở huyện Mù Cang Chải cho biết: Chị bắt đầu học vẽ sáp ong của bà và mẹ từ khi mới 10 tuổi nên giờ chị rất thành thạo các công đoạn vẽ sáp ong. Tự tay vẽ hoa văn lên vải để may trang phục thể hiện sự khéo léo của người con gái Mông và sẽ giúp họ giao tiếp với thần linh, mong thần linh phù hộ cho một cuộc sống tốt lành. Các họa tiết hoa văn trên vải đều có ý nghĩa thể hiện mong muốn tốt đẹp của con người, phán ánh cuộc sống vốn có và đang ngày càng đi lên của đồng bào Mông. đều thể hiện những khát vọng cao đẹp của con người. 

Đặc sắc nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải lanh của đồng bào Mông ảnh 12Khi vẽ sáp ong buộc phải ngồi bên cạnh chậu than nóng và có độ kiên trì cao. Ảnh: Hoàng Tâm

Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông ở tỉnh Yên Bái toát lên tính nhân văn sâu sắc, triết lý sâu xa, thể hiện nguyện vọng chân chính của cộng đồng tộc người luôn mong muốn vươn tới chân - thiện - mỹ. Di sản hội tụ những giá trị đặc sắc như giá trị lịch sử, giá trị văn hóa - xã hội, giá trị khoa học, giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ.

Đặc sắc nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải lanh của đồng bào Mông ảnh 13
Đặc sắc nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải lanh của đồng bào Mông ảnh 14
Đặc sắc nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải lanh của đồng bào Mông ảnh 15Các đường nét vẽ phải chuẩn xác so với khung kẻ mẫu. Ảnh: Hoàng Tâm
Đặc sắc nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải lanh của đồng bào Mông ảnh 16
Đặc sắc nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải lanh của đồng bào Mông ảnh 17Sản phẩm được nhuộm chàm và may trang phục. Ảnh: Hoàng Tâm
Đặc sắc nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải lanh của đồng bào Mông ảnh 18Các thế hệ đồng bào Mông đều sử dụng vải in sáp ong như một di sản trao truyền và cần được giữ gìn, bảo tồn và phát huy. Ảnh: Hoàng Tâm

Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, tỉnh Yên Bái được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ làm phong phú thêm bản sắc văn hóa truyền thống, mà còn giúp các địa phương có thêm động lực để quảng bá, giới thiệu với du khách về di sản của mình, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch. Đây cũng là một trong những đề án quan trọng trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Hoàng Tâm

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm