Giao duyên |
Không biết từ bao giờ, vải chàm đã tạo nên nét duyên dáng trong trang phục của người con gái Nùng.
Khi tiết trời đã sang xuân, các mẹ, các chị rủ nhau lên nương gieo hạt. Hạt bông được trồng đầu tháng 2 âm lịch và phải đến khoảng tháng 7, tháng 8 mới được thu hoạch. Khi ấy, những vạt nương trắng xóa hoa bông, nằm lưng chừng sườn núi, xen lẫn màu xám của đá và màu xanh của núi rừng tạo nên một bức tranh phong cảnh thiên nhiên đặc sắc. Sau khi thu hoạch bông, bà con sẽ đem phơi nắng cho thật khô rồi mới quay tơ, se sợi. Dưới đôi bàn tay kỳ diệu của người phụ nữ đã biến những sợi bông trắng, mảnh thành những tấm vải vuông vức. Vải sau khi dệt xong sẽ được ngâm, nhuộm với lá cây chàm. Vải chàm của bà con dân tộc không mượt mà, nhưng lại phục vụ hữu hiệu trong cuộc sống và lao động sản xuất. Mùa đông, người lao động được sắc chàm che chở. Khi những cơn gió mùa thổi xuyên qua kẽ lá, cái rét sương núi tê buốt, lạnh cóng đôi tay, một chiếc áo khoác bông làm từ vải chàm sẽ giúp bớt giá lạnh. Mùa hè, khi mọi người rủ nhau lên nương, lên rẫy tra ngô, gieo hạt, cái nắng, cái gió làm gương mặt ai cũng bỏng rát, chiếc áo chàm lại như tấm khăn mát lạnh, thấm từng giọt mồ hôi chát mặn, xua đi cái nóng nực, oi bức ngày hè.
Mỗi nhóm người Nùng như: Nùng Giang, Nùng An, Nùng Inh, Nùng Lòi... có điểm trang trí trên trang phục khác nhau, nhưng đặc điểm chung là các trang phục đều khá đơn giản, ít thêu thùa trang trí.
Tổng thể, trang phục của dân tộc Nùng hoa văn không cầu kỳ mà thiên về tạo dáng. Màu sắc trên trang phục dân tộc Nùng cũng khá đa dạng, từ màu xanh nhạt đến xanh thẫm, tím than, xanh đen, nhưng phổ biến nhất vẫn là màu chàm.
Khi tiết trời đã sang xuân, các mẹ, các chị rủ nhau lên nương gieo hạt. Hạt bông được trồng đầu tháng 2 âm lịch và phải đến khoảng tháng 7, tháng 8 mới được thu hoạch. Khi ấy, những vạt nương trắng xóa hoa bông, nằm lưng chừng sườn núi, xen lẫn màu xám của đá và màu xanh của núi rừng tạo nên một bức tranh phong cảnh thiên nhiên đặc sắc. Sau khi thu hoạch bông, bà con sẽ đem phơi nắng cho thật khô rồi mới quay tơ, se sợi. Dưới đôi bàn tay kỳ diệu của người phụ nữ đã biến những sợi bông trắng, mảnh thành những tấm vải vuông vức. Vải sau khi dệt xong sẽ được ngâm, nhuộm với lá cây chàm. Vải chàm của bà con dân tộc không mượt mà, nhưng lại phục vụ hữu hiệu trong cuộc sống và lao động sản xuất. Mùa đông, người lao động được sắc chàm che chở. Khi những cơn gió mùa thổi xuyên qua kẽ lá, cái rét sương núi tê buốt, lạnh cóng đôi tay, một chiếc áo khoác bông làm từ vải chàm sẽ giúp bớt giá lạnh. Mùa hè, khi mọi người rủ nhau lên nương, lên rẫy tra ngô, gieo hạt, cái nắng, cái gió làm gương mặt ai cũng bỏng rát, chiếc áo chàm lại như tấm khăn mát lạnh, thấm từng giọt mồ hôi chát mặn, xua đi cái nóng nực, oi bức ngày hè.
Mỗi nhóm người Nùng như: Nùng Giang, Nùng An, Nùng Inh, Nùng Lòi... có điểm trang trí trên trang phục khác nhau, nhưng đặc điểm chung là các trang phục đều khá đơn giản, ít thêu thùa trang trí.
Tổng thể, trang phục của dân tộc Nùng hoa văn không cầu kỳ mà thiên về tạo dáng. Màu sắc trên trang phục dân tộc Nùng cũng khá đa dạng, từ màu xanh nhạt đến xanh thẫm, tím than, xanh đen, nhưng phổ biến nhất vẫn là màu chàm.
Nét duyên phụ nữ dân tộc Nùng |
Vì tồn tại nhiều nhóm, nhánh khác nhau vừa mang tính thống nhất, vừa mang tính đa dạng nên trang phục của người Nùng có những chi tiết khác biệt, nhưng có một điểm chung nhất là đều cắt may bằng vải tự dệt, nhuộm chàm. Theo phong tục truyền thống của dân tộc Nùng, con gái lớn mà không biết dệt vải, khâu áo thì khó lấy được chồng. Phong tục này ngày nay vẫn được đồng bào dân tộc Nùng nhiều nơi duy trì nhằm gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc mình.
Bước vào xuân, màu chàm như được tỏa hương khoe sắc. Họ xuống chợ, đến lễ hội xuân, từ già đến trẻ đều khoác trên mình màu áo bình dị. Những em bé cũng được các mẹ, các bà chuẩn bị những bộ chàm nhỏ xinh. Trong ngày cưới, cô dâu trong trang phục truyền thống của dân tộc.
Mầm chàm ngày xuân |
Phụ nữ Nùng thường mặc loại áo 5 thân và 4 thân. Áo ngắn 4 thân có cổ tròn, xẻ ngực, nẹp và gấu áo rộng, hai túi nhỏ ở vạt trước, cài 9 hàng cúc vải ở nẹp áo. Trong khi loại áo 5 thân ngắn, được may rất rộng cả phần thân và tay, giúp cho người mặc cử động thoải mái.
Với cái nắng, với hương gió, mỗi du khách đến với những bản làng dân tộc Nùng, thế nào tâm hồn cũng bị lôi cuốn bởi những vạt vải chàm. Nhất là đầu năm mới, lòng người lại thấy sắc chàm thơm nắng xuân sang.
Theo baocaobang.vn