Lễ Cầu an, Cầu phúc của dân tộc Tày

Lễ cầu an, cầu phúc là một sinh hoạt dân gian gắn bó mật thiết với cộng đồng người Tày, thể hiện sự thành kính với thần linh, tổ tiên, ước vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Le Cau an, Cau phuc cua dan toc Tay hinh anh 1Thầy cúng thực hiện nghi lễ cầu an, cầu phúc. Ảnh: Hải Quỳnh

Từ sáng sớm, các thành viên trong gia đình đã phân công nhau mỗi người một việc để cùng chuẩn bị vật phẩm dâng lễ. Lễ gồm 3 loại: tam sinh có gà, lợn quay, vịt; lễ chay có bánh giầy, bánh dợm, bánh ngải, bánh chè lam; thanh bông hoa quả có hoa, chuối… Nghi thức lễ cầu an, cầu phúc khá cầu kỳ phải là thầy cao tay mới có thể thực hiện được đủ các phần Pựt, Then, Mo. Khi xem các thầy thực hiện lễ cầu an, cầu phúc, người xem cảm nhận trong không gian nhà sàn vừa là không gian của văn hóa tâm linh, vừa là không gian nghệ thuật của một tộc người với đầy đủ các quan niệm về vũ trụ, nhân sinh.

Le Cau an, Cau phuc cua dan toc Tay hinh anh 2Lễ vật gồm 3 loại: tam sinh có gà, lợn quay, vịt; lễ chay có bánh giầy, bánh dợm, bánh ngải, bánh chè lam; thanh bông hoa quả có hoa, chuối…. Ảnh: Tuấn Đức
Le Cau an, Cau phuc cua dan toc Tay hinh anh 3Thầy cúng thực hiện nghi thức buộc chỉ cổ tay cầu may mắn cho chủ nhà. Ảnh: Tuấn Đức

Lễ cầu an, cầu phúc là phong tục đặc sắc của người Tày. Đó cũng là lý do để dịp cuối tháng Giêng, đầu tháng 2 âm lịch hằng năm, người Tày lại nô nức chuẩn bị và tổ chức lễ cầu an, cầu phúc, cùng thành kính hướng về tổ tiên và cầu mong một năm mới an bình, no ấm.

Hải Quỳnh

Tin liên quan

Lễ cúng Cây Nêu cầu an của người Ê - Đê

Đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung, đồng bào Ê-đê nói riêng, cây nêu là biểu tượng của tâm linh, là cây vũ trụ, trục nối giữa đất với trời, là vật không thể thiếu trong các nghi lễ, lễ hội truyền thống. Chính vì vậy, lễ cúng cây nêu cầu an luôn được đồng bào Ê-đê trân trọng, gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ.



Đề xuất