Bắc Kạn vài nét tổng quan

Hồ Ba Bể nằm ở trung tâm Vườn Quốc gia Ba Bể, thuộc xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể. Ảnh: backan.gov.vn
Hồ Ba Bể nằm ở trung tâm Vườn Quốc gia Ba Bể, thuộc xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể. Ảnh: backan.gov.vn
1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Bắc Kạn nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bắc Bộ Việt Nam; có địa giới tiếp giáp với 4 tỉnh trong khu vực, cụ thể:

Phía Bắc giáp các huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, tỉnh Cao Bằng;

Phía Đông giáp các huyện Tràng Định, Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn;

Phía Tây giáp các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang;

Phía Nam giáp các huyện Võ Nhai, Phú Lương, Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.


Thành phố Bắc Kạn là trung tâm chính trị - kinh tế của tỉnh, cách Thủ đô Hà Nội 170 km theo đường Quốc lộ 3. Khoảng cách từ tỉnh Bắc Kạn đến cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh - tỉnh Lạng Sơn khoảng 200 km; từ Bắc Kạn đến sân bay Nội Bài (Hà Nội) và cảng Hải Phòng chỉ trên 200 km. Do đó việc giao thông, trao đổi hàng hóa từ Bắc Kạn đến các tỉnh lân cận là khá thuận tiện. Quốc lộ 3 nối từ Hà Nội đến cửa khẩu Tà Lùng (Cao Bằng) hiện đã được cải tạo, nâng cấp. Đặc biệt, tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới chuẩn bị đưa vào sử dụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông và thông thương hàng hóa.Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bắc Bộ; phía Bắc giáp các huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, tỉnh Cao Bằng; phía Đông giáp các huyện Tràng Định, Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn; phía Nam giáp các huyện Võ Nhai, Phú Lương, Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên; phía Tây giáp các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Kạn
Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Kạn


Địa hình

Địa hình Bắc Kạn bị chi phối bởi những dãy núi cánh cung lồi về phía Đông, bao gồm những “nếp lồi” và “nếp lõm” xen kẽ nhau.

Bắc Kạn có địa hình núi cao, cao hơn các tỉnh xung quanh và bị chi phối bởi các mạch núi cánh cung kéo dài từ Bắc đến Nam ở hai phía Tây và Đông của tỉnh.

Trong đó, cánh cung Ngân Sơn nối liền 1 dải chạy suốt từ Nặm Quét (Cao Bằng) dich theo phía Đông tỉnh Bắc Kạn đến Lang Hít (phía Bắc tỉnh Thái Nguyên) uốn thành hình cánh cung rõ rệt. Đây là cánh cung đóng vai trò quan trọng trong địa hình của tỉnh, đồng thời là ranh giới khí hậu quan trọng. Dãy núi này có nhiều đỉnh núi cao như đỉnh Cốc Xô cao 1.131m, đỉnh Phia Khau cao 1.061m…

Cánh cung sông Gâm kéo dài dọc theo phía Tây của tỉnh. Cấu tạo chủ yếu là đá phiến thạch anh, đá vôi, có lớp dài là đá kết tinh rất cổ. Khu vực này có nhiều đỉnh núi cao thấp khác nhau, trong đó có đỉnh Phja Boóc cao 1.502m và nhiều đỉnh cao trên 1.000m

Xen giữa hai cánh cung là nếp lõm thuộc hệ thống thung lũng các con sông.

Khí hậu

Bắc Kạn nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới khu vực gió mùa Đông Nam Á. Ở vị trí này, Bắc Kạn có sự phân hóa khí hậu theo mùa rõ rệt.

Mùa mưa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 70 - 80% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 20 - 25% tổng lượng mưa trong năm.

Do nằm giữa hai hệ thống núi cánh cung miền Đông Bắc nên Bắc Kạn chịu ảnh hưởng mạnh của khí hậu lục địa châu Á, thời tiết lạnh về mùa đông, đồng thời hạn chế ảnh hưởng mưa bão về mùa hạ.

Sông ngòi

Mạng lưới sông ngòi Bắc Kạn tương đối phong phú nhưng đa số là các nhánh thượng nguồn với đặc điểm chung là ngắn, dốc, thủy chế thất thường. Bắc Kạn là đầu nguồn của 5 con sông lớn của vùng Đông Bắc là sông Lô, sông Gâm, sông Kỳ Cùng, sông Bằng, sông Cầu. Sông ngòi có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất và đời sống của nhân dân địa phương.

Ngoài hệ thống sông ngòi, Bắc Kạn còn nổi tiếng với hồ Ba Bể. Đây là một trong những hồ kiến tạo đẹp và lớn nhất nước ta, được hình thành từ một vùng đá vôi bị sụt xuống do nước chảy ngầm đã đục rỗng lòng khối núi. Diện tích mặt hồ khoảng 500ha, là nơi hợp lưu của ba con sông Ta Han, Nam Cương và Cho Leng. Hồ có ba nhánh thông nhau nên gọi là Ba Bể. Hồ Ba Bể đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia (năm 1996); xếp hạng là di tích danh thắng Quốc gia đặc biệt (năm 2012).
Bắc Kạn vài nét tổng quan ảnh 2Hồ Ba Bể nằm ở trung tâm Vườn Quốc gia Ba Bể, thuộc xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể. Ảnh: backan.gov.vn
Tài nguyên đất Diện tích đất tự nhiên của Bắc Kạn là 485.941ha, trong đó: Đất nông nghiệp (bao gồm cả đất lâm nghiệp) là 413.044ha, chiếm 85%; đất phi nông nghiệp là 21.159ha, chiếm 4,35%; đất chưa sử dụng là 51.738ha, chiếm 10,65%. Đất đai tương đối màu mỡ, nhiều nơi tầng đất dày, đất đồi núi có lượng mùn cao, thích hợp cho sản xuất nông lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và phục hồi rừng.Tài nguyên rừng Diện tích rừng tự nhiên của Bắc Kạn vào loại lớn nhất trong các tỉnh vùng Đông Bắc (95,3% diện tích). Tài nguyên rừng của tỉnh khá đa dạng, phong phú. Ngoài khả năng cung cấp gỗ, tre, nứa còn nhiều loại động vật, thực vật quý hiếm, có giá trị và được coi là một trung tâm bảo tồn nguồn gen thực vật của vùng Đông Bắc. Về động vật, hiện nay tập trung ở khu vực Kim Hỷ thuộc huyện Na Rì, Cao Sơn thuộc huyện Bạch Thông, Bản Thi thuộc huyện Chợ Đồn và hồ Ba Bể. Hệ động vật của tỉnh Bắc Kạn có giá trị tự bảo tồn nguồn gen cao với nhiều loại đặc hữu và quý hiếm. Về thực vật, qua điều tra cho thấy tỉnh Bắc Kạn có 280 loài thực vật, trong đó có 300 loài gỗ, 300 loài cây thuốc, 52 loài đã đưa vào sách đỏ Việt Nam. Bên cạnh đó, Bắc Kạn có khí hậu thuận lợi để phát triển một tập đoàn cây trồng, vật nuôi đa dạng, đặc biệt là cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc. Đây là lợi thế để phát triển một nền nông nghiệp sinh thái, tạo ra các sản phẩm tập trung phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.2. Dân cư  Dân số Bắc Kạn hiện có trên 308.300 người, gồm 7 dân tộc: Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông, Hoa, Sán Chay; trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 80%. Mật độ dân số trung bình 63,45 người/km2. Cộng đồng dân cư tỉnh Bắc Kạn có 24 dân tộc trong đó các dân tộc có số người đông nhất là: TàyDaoNùng, MôngKinh.3. Lịch sử hình thành và phát triển Vào thời đại các vua Hùng dựng nước, Bắc Kạn thuộc bộ Vũ Định (một trong 15 bộ của Văn Lang). Dưới thời thuộc Đường nơi đây là đất châu Võ Nga. Từ thời Lý, khi ông cha ta bắt đầu đầu xây dựng và phát triển nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền, Bắc Kạn thuộc châu Thái Nguyên đời Trần. Trong buổi đầu thời Lê, đây là vùng đất thuộc Bắc đạo. Năm Quang Thuận thứ 7 (1466) đất Bắc Kạn thuộc Thái Nguyên Thừa tuyên, rồi Ninh Sóc Thừa tuyên năm Quang Thuận thứ 10 (1469). Năm Hồng Đức thứ 21 (1490) phủ Thông Hóa (gồm huyện Cảm Hóa và châu Bạch Thông) thuộc xứ Thái Nguyên đất Bắc Kạn. Dưới thời Nguyễn, năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), trấn Thái Nguyên đổi thành tỉnh, Bắc Kạn cơ bản vẫn là đất phủ Thông Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Sau khi đánh chiếm và áp đặt bộ máy cai trị trên địa phận Thái Nguyên, thực dân Pháp đã nhiều lần thay đổi đơn vị hành chính. Theo Nghị định ngày 20/8/1891 và Nghị định ngày 9/9/1891 của Toàn quyền Đông Dương, địa bàn Bắc Kạn thuộc hai đạo quan binh: Phần phía Đông và Nam thuộc Tiểu quân khu Thái Nguyên, Đạo quan binh 1 và phần phía Bắc thuộc Tiểu quân khu Lạng Sơn, Đạo quan binh 2. Ngày 11/4/1900, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định lấy phần đất thuộc phủ Thông Hóa thành lập tỉnh Bắc Kạn gồm các châu Bạch Thông, Chợ Rã, Thông Hóa (sau đổi thành Na Rỳ), Cảm Hóa (sau đổi thành Ngân Sơn). Tiếp theo đó, ngày 25/6/1901, Toàn quyền Đông Dương lại ra Nghị định tách tổng Yên Đĩnh thuộc huyện Phú Lương (Thái Nguyên) nhập vào châu Bạch Thông (Bắc Kạn). Năm 1916, theo Nghị định của Thống sứ Bắc Kỳ, một tổng của châu Bạch Thông, Chợ Rã và tổng An Biện Thượng thuộc Định Hóa (Thái Nguyên) tách ra lập thành châu Chợ Đồn. Thời gian đó, Bắc Kạn có 5 châu (Bạch Thông, Na Rỳ, Ngân Sơn, Chợ Rã và Chợ Đồn) với 20 tổng và 103 xã. Ngày 21/4/1965, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) ra Quyết định số 103-NQ-TVQH thành lập tỉnh Bắc Thái trên cơ sở hợp nhất 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. Ngày 14/4/1967, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 50-CP đặt thị xã Bắc Kạn thành thị trấn Bắc Kạn trực thuộc huyện Bạch Thông. Tiếp theo đó, 29/12/1978, kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa VI nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyết nghị phân định địa giới giữa Bắc Thái và Cao Bằng, tách 2 huyện Ngân Sơn và Chợ Rã thuộc tỉnh Bắc Thái nhập vào tỉnh Cao Bằng. Để đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân các dân tộc và yêu cầu sự nghiệp cách mạng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngày 6/11/1996, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 10 đã phê chuẩn việc chia tỉnh Bắc Thái thành 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. Tỉnh Bắc Kạn được tái lập. Các huyện Ngân Sơn, Ba Bể (Chợ Rã) được tái nhập lại tỉnh Bắc Kạn. Tháng 8/1998, thành lập thêm huyện Chợ Mới. Mặc dù có không ít những thay đổi về dư hành chính nhưng Bắc Kạn vẫn là một địa bàn được gắn kết bởi quá trình lịch sử văn hóa trên nền tảng cảnh quan địa lý với các sắc thái độc đáo và đa dạng.4. Tiềm năng văn hóa - du lịch Tỉnh Bắc Kạn được thiên nhiên ban tặng cho nhiều danh lam thắng cảnh, là điều kiện phát triển du lịch.

Hồ Ba Bể là một trong 20 hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất thế giới. Hồ có diện tích rộng 500ha, nằm trong khu vực Vườn Quốc gia Ba Bể, có hệ thống rừng nguyên sinh trên núi đá vôi với 417 loài thực vật, 299 loài động vật có xương sống, trong hồ có 49 loài cá nước ngọt. Hồ Ba Bể đã được công nhận là di tích danh thắng Quốc gia đặc biệt. Năm 2003, Vườn quốc gia Ba Bể được công nhận là vườn di sản ASEAN, năm 2011 được công nhận là khu RAMSAR thứ 3 của Việt Nam. Hiện nay đang lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Đến với Bắc Kạn, du khách sẽ được thăm các căn cứ địa cách mạng, nổi bật nhất là ATK Chợ Đồn - đây là một trong những khu căn cứ mà Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Chính phủ đã sống, hoạt động, lãnh đạo dân tộc ta trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hiện nay, ATK Chợ Đồn đang được phục dựng theo quy hoạch tổng thể “Chiến khu Việt Bắc” của Chính phủ.

Bắc Kạn là xứ sở của các dạng địa hình Caxtơ điển hình, tiêu biểu là các hang động kỳ vĩ như: Động Puông, động Hua Mạ, động Nàng Tiên, động Thạch Long… Diện tích hang động có nơi rộng từ hàng trăm đến hàng nghìn mét vuông, với các nhũ đá, cột đá hình thù sinh động, độc đáo.

Đến Bắc Kạn, du khách còn được tham quan các điểm du lịch khác như: Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, Đền Thắm, chùa Thạch Long, du ngoạn trên sông Cầu, sông Năng… Đặc biệt, du khách còn được đến thăm các bản làng dân tộc với những nét văn hoá truyền thống đặc sắc, được thưởng thức hương vị ngọt ngào của hồng không hạt, lê, cam quýt....với hương vị đặc biệt của núi rừng Việt Bắc.
Theo backan.gov.vn

Có thể bạn quan tâm