Tô Lan Anh - Giảng viên trẻ người Tày năng động, sáng tạo trong dạy và học

Tô Lan Anh - Giảng viên trẻ người Tày năng động, sáng tạo trong dạy và học

Với những thành tích nổi bật trong công tác và hoạt động Đoàn, Hội, giảng viên Tô Lan Anh (dân tộc Tày, sinh năm 1990), Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn đã được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tuyên dương là một trong 99 "Nhà giáo trẻ tiêu biểu" cấp Trung ương lần thứ IV năm 2024.

Đồng bào dân tộc thiểu số giữ gìn tục nổ gạo đón Tết

Đồng bào dân tộc thiểu số giữ gìn tục nổ gạo đón Tết

Cốm gạo (còn gọi là bỏng gạo) là một thứ quà bình dị, không mẫu mã bắt bắt và cũng đắt tiền như nhiều loại bánh thời nay. Nhưng mỗi dịp Tết đến, Xuân về, cốm gạo luôn là một trong những món ăn truyền thống, gắn liền với làng mạc, quê hương được nhiều người yêu thích.

Bắc Giang bảo lưu, trao truyền, nuôi dưỡng di sản Then

Bắc Giang bảo lưu, trao truyền, nuôi dưỡng di sản Then

Bắc Giang là vùng đất gắn với nhiều di sản. Đặc biệt năm 2019, tỉnh là một trong 11 địa phương sở hữu di sản Thực hành Then được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Những năm qua, công tác bảo tồn, phát huy giá trị Then của người Tày, Nùng đã được các cấp chính quyền và nhân dân trong tỉnh quan tâm, chú trọng thực hiện với nhiều giải pháp và hoạt động thiết thực.

Say đắm điệu múa bát của người Tày

Say đắm điệu múa bát của người Tày

Múa bát là điệu múa cổ của người Tày tỉnh Bắc Kạn. Đây là nghệ thuật trình diễn dân gian quan trọng trong dịp Tết, lễ hội truyền thống hằng năm. Múa bát không chỉ mang tính giải trí mà còn cổ vũ, động viên tinh thần đồng bào hăng say lao động, sản xuất.

Gần 800 người tham gia màn đại Dậm thuông tại Lễ hội cầu mùa của dân tộc Tày

Gần 800 người tham gia màn đại Dậm thuông tại Lễ hội cầu mùa của dân tộc Tày

Ngày 18/2 (tức mồng 9 tháng Giêng Giáp Thìn), tại Sân vận động trung tâm xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn (Yên Bái) diễn ra Lễ hội cầu mùa năm 2024 với sự tham gia của hàng nghìn người dân và du khách. Đặc biệt, màn đại Dậm thuông với 6 điệu dậm cổ của dân tộc Tày có sự tham gia của gần 800 nghệ nhân, diễn viên của các thôn trên địa bàn xã.

Để di sản Khắp Nôm vang mãi

Để di sản Khắp Nôm vang mãi

Chẳng ai biết những làn điệu dân ca Khắp Nôm đầy mê hoặc của người Tày huyện Văn Bàn, Lào Cai có từ bao giờ. Chỉ biết rằng nó luôn gắn bó và hiện hữu trong đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất, lễ hội của thôn bản, quan trọng như cơm ăn, nước uống hằng ngày.

Với đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, khi cộng đồng hay gia đình có cuộc vui thì không thể thiếu "Lày cỏ" nhằm tạo không khí sôi động. Ảnh: Vũ Tiệp

“Lày cỏ" - nét văn hóa dân gian của người Tày, Nùng

Đồng bào các dân tộc Tày, Nùng ở tỉnh Cao Bằng có nhiều phong tục, tập quán, trong đó có trò chơi “Lày cỏ” được đông đảo bà con, nhất là thế hệ trẻ yêu thích. "Lày cỏ" là một hoạt động giao lưu, thường được tổ chức trong các dịp lễ, Tết, ngày vui, mang nét văn hóa dân gian đặc sắc.
Sản phẩm của dệt thổ cẩm truyền thống ở xóm Luống Nọi (xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng). Ảnh: Chu Hiệu-TTXVN

Cao Bằng gìn giữ, phát huy nghề dệt thổ cẩm của người Tày

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công bố danh mục 12 Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia, trong đó có nghề thủ công truyền thống dệt thổ cẩm của người Tày xã Ngọc Đào (huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng). Để gìn giữ và lưu truyền nghề truyền thống này, ngành chức năng của tỉnh đang đề ra nhiều giải pháp.
Kỹ sư Hoàng Xuân Hải sáng kiến góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ di động

Kỹ sư Hoàng Xuân Hải sáng kiến góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ di động

Cao Bằng là tỉnh miền núi, có địa hình phức tạp nên việc xác định vùng phủ sóng di động, phương án xử lý khi khách hàng phản ánh liên quan vùng phủ sóng, sóng kém gặp nhiều khó khăn. Xuất phát từ thực tế đó, kỹ sư Hoàng Xuân Hải (Trung tâm Điều hành thông tin, Viễn thông Cao Bằng) đã có sáng kiến "Mô phỏng chất lượng vùng phủ sóng di động qua bản đồ nhiệt trên Google Earth". Với sáng kiến này, anh Hoàng Xuân Hải được vinh danh Người thợ trẻ giỏi toàn quốc lần thứ 14, năm 2023.
Cô giáo Nông Thị Việt Nhung vượt nghịch cảnh, tận tâm với sự nghiệp “trồng người”

Cô giáo Nông Thị Việt Nhung vượt nghịch cảnh, tận tâm với sự nghiệp “trồng người”

Thân hình nhỏ bé, lại chỉ còn một chân, song với quan điểm sống tích cực và nghị lực kiên cường, cô giáo người Tày Nông Thị Việt Nhung (chủ nhiệm lớp 4C, Trường Tiểu học Trần Phú, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) đã mạnh mẽ vượt lên nghịch cảnh, không ngừng nỗ lực, phấn đấu để trở thành một nhà giáo tận tâm với sự nghiệp "trồng người”.
Rộn ràng Lễ hội Lồng Tồng ở chiến khu Việt Bắc

Rộn ràng Lễ hội Lồng Tồng ở chiến khu Việt Bắc

Ngày 31/1, tại xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, UBND huyện đã khai mạc lễ hội Lồng Tồng ATK Định Hóa - Xuân Quý Mão. Đây là lễ hội truyền thống có từ ngàn đời của người Tày ở vùng Việt Bắc đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2017.
 Phụ nữ dân tộc thiểu số Lào Cai gìn giữ nét văn hóa truyền thống

Phụ nữ dân tộc thiểu số Lào Cai gìn giữ nét văn hóa truyền thống

Với bản sắc văn hóa độc đáo, nhiều nghề truyền thống của đồng bào các dân tộc ở Lào Cai đã và đang tiếp tục được bảo tồn, phát huy dưới bàn tay khéo léo, tảo tần cùng tư duy đổi mới của những người phụ nữ. Dù ở địa phương vùng thấp hay vùng cao và ở lứa tuổi nào, những phụ nữ này đều đóng góp không nhỏ trong việc quảng bá các sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa của từng dân tộc, giúp nâng cao thu nhập cho gia đình, cộng đồng từ chính các sản phẩm truyền thống.
Ông Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao Bằng ghi danh "Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam" vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cho lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Thống Nhất - TTXVN

Lễ đón Bằng ghi danh Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái

Tối 3/9, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ đón Bằng ghi danh “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu tại buổi lễ...
Thầy cúng thực hiện nghi lễ cầu an, cầu phúc. Ảnh: Hải Quỳnh

Lễ Cầu an, Cầu phúc của dân tộc Tày

Lễ cầu an, cầu phúc là một sinh hoạt dân gian gắn bó mật thiết với cộng đồng người Tày, thể hiện sự thành kính với thần linh, tổ tiên, ước vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Thí sinh Nông Thúy Hằng, dân tộc Tày đăng quang Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam 2022 . Ảnh: An Hiếu

Người đẹp Nông Thúy Hằng đăng quang Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam 2022

Tối 16-7, tại thành phố Thủ Đức, TP.HCM, diễn ra đêm Chung kết cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm 2022. Đêm thi quy tụ 30 thí sinh đại diện cho nhiều dân tộc anh em ở Việt Nam với vẻ đẹp đa dạng, trang phục tôn vinh vẻ đẹp của các dân tộc. Danh hiệu Hoa hậu thuộc về thí sinh Nông Thúy Hằng (dân tộc Tày, tỉnh Hà Giang); Danh hiệu Á hậu 1 thuộc về thí sinh Lương Thị Hoa Đan (dân tộc Kinh, tỉnh Hải Dương); Danh hiệu Á hậu 2 thuộc về thí sinh Thạch Thu Thảo (dân tộc Khmer, tỉnh Trà Vinh).
Lễ đón nhận Bằng ghi danh "Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam" và Lễ hội Thành Tuyên 2022 sẽ diễn ra từ ngày 8-10/9

Lễ đón nhận Bằng ghi danh "Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam" và Lễ hội Thành Tuyên 2022 sẽ diễn ra từ ngày 8-10/9

Nhằm tăng cường giới thiệu với nhân dân cả nước và quốc tế về hình ảnh miền đất, con người và các giá trị di sản văn hóa của các địa phương, tỉnh Tuyên Quang đang tích cực chuẩn bị tổ chức Lễ đón nhận Bằng ghi danh "Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam" vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Lễ hội Thành Tuyên năm 2022.
Đóng gói và dán tem bún khô. Ảnh: Nam Sương

Bún khô Đà Vị

Từ lâu, bún khô Đà Vị của người Tày ở huyện Na Hang (Tuyên Quang) đã được người tiêu dùng ưa chuộng bởi sợi bún giòn dai, hương thơm đặc trưng trong từng sợi bún.
Tình cảm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với người anh em dân tộc Tày ở Cao Bằng

Tình cảm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với người anh em dân tộc Tày ở Cao Bằng

Những ngày cuối tháng Tám, nhân dịp Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 – 25/8/2021), phóng viên TTXVN có dịp gặp ông Dương Mạc Thăng (nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng) để nghe ông kể về thời kỳ Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên ở với gia đình ông Xích Thắng ở xã Gia Bằng (nay là xã Minh Tâm, huyện Nguyên Bình) để hoạt động, phát triển cách mạng trong vùng đồng bào dân tộc ở châu Lam Sơn (nay là huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng).
Tinh dầu đài bi có với nhiều công dụng y học mà chưa có cơ sở tinh dầu nào của Việt Nam chưng cất..Ảnh : Hương Thu

Anh thanh niên người Tày An Văn Tuấn làm giàu từ cây cỏ dân dã vườn nhà

Từ cây đài bi, màng tang mọc hoang dại đến cây sả, tía tô... bình dị, dân dã trong vườn nhà, chàng thanh niên người Tày An Văn Tuấn (30 tuổi), thôn Ken 2, xã Chiềng Ken, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, đã tạo ra những sản phẩm thiên nhiên tốt cho sức khỏe, mang lại giá trị kinh tế cao. Anh là tấm gương thanh niên nông thôn khởi nghiệp điển hình tại Lào Cai.
Các đại biểu cắt băng khánh thành công trình cấp điện cho 7 thôn cuối cùng tỉnh Lâm Đồng. Nguồn: evn.com.vn

Lâm Đồng: Khởi sắc ở những buôn làng nhờ điện về

Đồng bào người K’Ho, người Tày ở xã Phúc Thọ, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng vừa có niềm vui mới khi điện lưới quốc gia được kéo về từng ngôi nhà, thắp sáng từng thôn bản. Những ngày đầu năm học 2020 -2021, cô trò tại điểm Trường Phúc Thọ II cũng đón nhận niềm vui mới khi có điện. Điện về đã tạo thuận lợi hơn cho người dân vươn tới cuộc sống ấm no, ổn định hơn.
Nghi lễ Lẩu Then chứa đựng giá trị văn hóa truyền thống, góp phần gắn kết tình làng, nghĩa xóm của người Tày. Ảnh: Hoàng Hải

Nghi lễ Lẩu Then của Người Tày

Lẩu Then (lễ lên Trời) là một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Tày ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Được nuôi dưỡng và phát triển trong dân gian, Lẩu Then phản ánh tâm tư, nguyện vọng của người Tày qua nhiều thế hệ. Đó là những mong muốn rất bình dị như người nông dân có thóc gạo, trâu bò, gà vịt đầy nhà; cha mẹ sống lâu, gia đình hòa thuận yên vui, con cái hiếu thảo trưởng thành…
Bún vịt của người Tày ở Hà Giang

Bún vịt của người Tày ở Hà Giang

Bún vịt nghe thì có vẻ không có gì đặc sắc, vì phổ biến cả nước nhưng với những người đến với Hà Giang, được ăn bát bún vịt làng của người Tày nơi đây, lại cho ta cảm giác đặc biệt, thú vị.
Hà Thị Mỵ - Người phụ nữ Tày 25 năm hết mình với công tác y tế và dân số thôn bản

Hà Thị Mỵ - Người phụ nữ Tày 25 năm hết mình với công tác y tế và dân số thôn bản

“Luôn nhiệt tình, tận tụy, trách nhiệm với công việc, gương mẫu trong phát triển kinh tế…” là những cảm nhận của người dân thôn 5, xã Trung Trực, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang về bà Hà Thị Mỵ, dân tộc Tày, nhân viên y tế, cộng tác viên dân số thôn 5, xã Trung Trực. 25 năm làm công tác y tế thôn bản, với nhiều cách làm hay, sáng tạo trong việc tuyên truyền, vận động… bà Mỵ đã giúp người dân trong thôn nâng cao kiến thức về y tế, kế hoạch hóa gia đình. Góp phần chăm sóc sức khỏe cho người dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em ở xã 135 Trung Trực.
Thực hành Then được vinh danh Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại

Thực hành Then được vinh danh Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại

Ngày 12/12/2019, tại Phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 14 của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra tại Bogotá, Colombia, di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, góp phần khẳng định bản sắc văn hóa phong phú của dân tộc Việt Nam.