Thực hành Then được vinh danh Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại

Thực hành Then được vinh danh Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại
Ngày 12/12/2019, tại Phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 14 của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra tại Bogotá, Colombia, di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, góp phần khẳng định bản sắc văn hóa phong phú của dân tộc Việt Nam.
Trình diễn một làn điệu Then tại Liên hoan hát Then đàn tính tỉnh Cao Bằng lần thứ Nhất. Ảnh: Hoàng Hà
Trình diễn một làn điệu Then tại Liên hoan hát Then đàn tính tỉnh Cao Bằng lần thứ Nhất. Ảnh: Hoàng Hà

Theo Cục Di sản Văn hóa Việt Nam, Then là thực hành nghi lễ không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, phản ánh các quan niệm về con người, thế giới tự nhiên và vũ trụ. Các lễ Then diễn tả hành trình thầy Then (là các Ông Then, Bà Then) đi từ Mường Đất lên Mường Trời, đại diện cho cộng đồng giao tiếp với thần linh, cầu cho mùa màng tươi tốt, đời sống ấm no, hạnh phúc.

Toàn cảnh phiên họp, nơi "Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam" chính thức được ghi danh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh: TTXVN
Toàn cảnh phiên họp, nơi "Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam" chính thức được ghi danh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh: TTXVN

Đến nay, nguồn gốc của Then vẫn là một ẩn số. Tuy nhiên, căn cứ vào dấu vết của Then, có thể thấy đây là loại hình thực hành tín ngưỡng đã có từ lâu đời. Trong quan niệm dân gian, "Then" có nghĩa là "Thiên", tức là “Trời”, vì thế "Then" được coi là điệu hát của thần tiên truyền lại. Ở mỗi địa phương, mỗi vùng quê đều có những làn điệu hát Then khác nhau nhưng nhìn một cách tổng thể, Then có một số loại hình thể hiện với những chức năng chính sau: Then cầu an, cầu hoa, cầu may, cầu mùa, chúc tụng ca ngợi, cấp sắc...

Để bảo tồn và phát triển nghệ thuật hát Then, nghệ nhân Hoàng Đức Thăng (bên trái) ở bản Dâng, xã Cao Bồ, huyện Vị Xuyên (Hà Giang) thường xuyên tổ chức truyền dạy cách sử dụng đàn tính cho thế hệ trẻ. Ảnh: Minh Đức Thông thường, cây đàn tính chỉ có 2 - 3 dây nhưng nghệ nhân Dương Văn Thục ở thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) đã sáng tạo ra cây đàn tính 12 dây, có thể chơi được nhiều làn điệu Then. Ảnh: Hoàng Nguyên
Để bảo tồn và phát triển nghệ thuật hát Then, nghệ nhân Hoàng Đức Thăng (bên trái) ở bản Dâng, xã Cao Bồ, huyện Vị Xuyên (Hà Giang) thường xuyên tổ chức truyền dạy cách sử dụng đàn tính cho thế hệ trẻ. Ảnh: Minh Đức
 
Để bảo tồn và phát triển nghệ thuật hát Then, nghệ nhân Hoàng Đức Thăng (bên trái) ở bản Dâng, xã Cao Bồ, huyện Vị Xuyên (Hà Giang) thường xuyên tổ chức truyền dạy cách sử dụng đàn tính cho thế hệ trẻ. Ảnh: Minh Đức Thông thường, cây đàn tính chỉ có 2 - 3 dây nhưng nghệ nhân Dương Văn Thục ở thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) đã sáng tạo ra cây đàn tính 12 dây, có thể chơi được nhiều làn điệu Then. Ảnh: Hoàng Nguyên
Thông thường, cây đàn tính chỉ có 2 - 3 dây nhưng nghệ nhân Dương Văn Thục ở thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) đã sáng tạo ra cây đàn tính 12 dây, có thể chơi được nhiều làn điệu Then. Ảnh: Hoàng Nguyên

Những làn điệu Then khi thủ thỉ, gần gũi, lúc sôi động, dồn dập, lúc trầm buồn, ngẫm ngợi, lúc hồ hởi, vui tươi… tạo sức truyền cảm lớn cho cộng đồng tham dự nghi lễ Then. Then luôn được trao truyền bằng truyền khẩu, thể hiện sự kế tục giữa các thế hệ. Các thầy Then đóng vai trò chính yếu trong việc chuyển giao các kỹ năng và bí quyết liên quan, một số thầy Then thực hiện khoảng 200 nghi lễ Then/năm.

Nghệ nhân Lưu Xuân Lai ở thôn Đồng Uẩn, xã Phúc Chu, huyện Định Hóa là một trong ba nghệ nhân hát Then đàn tính của tỉnh Thái Nguyên được Nhà nước tặng thưởng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”. Ông là người có công truyền dạy hát Then đàn tính cho hàng trăm học viên ở 24 xã thuộc huyện Định Hóa. Ảnh: Hoàng Nguyên
Nghệ nhân Lưu Xuân Lai ở thôn Đồng Uẩn, xã Phúc Chu, huyện Định Hóa là một trong ba nghệ nhân hát Then đàn tính của tỉnh Thái Nguyên được Nhà nước tặng thưởng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”. Ông là người có công truyền dạy hát Then đàn tính cho hàng trăm học viên ở 24 xã thuộc huyện Định Hóa. Ảnh: Hoàng Nguyên

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, trong Then không chỉ có các thể thơ dân tộc mà còn có các biện pháp thi pháp, tu từ, ẩn dụ... của nghệ thuật ngôn từ; những làn điệu dân ca, dân nhạc cổ xưa nhất; những điệu múa đã song hành với hát Then không biết bao năm tháng… Có thể nói, Then là một kho tàng quý báu, chứa đựng trong đó những giá trị văn học nghệ thuật ngàn đời của ông cha.
 
Phương Lan
(DTMN)

Có thể bạn quan tâm