Ngày 17/8, Ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La tổ chức Lễ đón Chứng nhận Nghi lễ Tết Xíp xí của người Thái trắng là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Tối 13/3, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa và Thông tin du lịch Điện Biên Phủ, UBND tỉnh Điện Biên tổ chức lễ khai mạc Không gian văn hóa vùng cao; hoạt động trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa, du lịch tại Lễ hội Hoa Ban năm 2025 và Ngày hội Văn hóa, thể thao, du lịch các dân tộc tỉnh Điện Biên lần thứ VIII.
Trong tâm thức người Thái ở miền Tây xứ Nghệ, cồng chiêng là báu vật, gia bảo, biểu tượng cho quyền lực linh thiêng. Cồng chiêng hiện diện, gắn bó mật thiết với đồng bào Thái tại những sự kiện trọng đại như Tết Nguyên đán của dân tộc, lễ đặt tên, lễ mừng lúa mới, lễ cầu mưa, lễ cưới, lễ mừng nhà mới, làm vía...
Lễ hội Lùng Tùng còn được gọi là Lễ hội xuống đồng, đây là hoạt động tín ngưỡng mang tính chất nghi lễ nông nghiệp cổ xưa, mở đầu cho một mùa sản xuất mới của người Thái ở huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu. Lễ hội nhằm cầu cho một năm sản xuất mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, người dân khỏe mạnh.
Dù không sinh ra và lớn lên ở bản Ta Cơn - bản người Thái nằm ở phía Tây đèo Ta Cơn (thuộc xã Chiềng Sinh, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên), nhưng từ lâu người dân nơi đây đã xem anh Nguyễn Khang Dũng là người con của bản. Nhiều năm qua, anh Dũng luôn gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào ở địa phương, không chỉ làm tròn trách nhiệm của đảng viên mà còn lan tỏa những hành động đẹp, nhân văn.
Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu, còn gọi là Lễ hội Cốm mới của đồng bào Thái trắng ở Lai Châu, diễn ra hàng năm vào cuối Thu trên cánh đồng Mường So, huyện Phong Thổ. Đây là dịp để đồng bào thể hiện lòng biết ơn trời đất, thần linh đã ban cho người dân mùa màng bội thu và nhiều điều tốt đẹp.
Sở hữu giọng hát cao, trong trẻo, ngọt ngào, truyền cảm cùng với gương mặt rạng rỡ trên sân khấu, Hà Thơm là nữ ca sỹ dân tộc Thái tài năng của Nhà hát Ca múa nhạc tỉnh Sơn La. Chị đã và đang khẳng định được bản thân trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, được nhiều khán giả yêu mến.
Lễ hội Nàng Han được tổ chức từ ngày 5 - 6/3 (tức ngày 14 - 15 tháng 2 âm lịch) tại bản Tây An, xã Mường So, huyện Phong Thổ (Lai Châu). Lễ hội nhằm tri ân nữ anh hùng Nàng Han, có công đánh đuổi giặc ngoại xâm và mong cầu sự no ấm, cuộc sống an lành, người yên, vật thịnh, mùa màng tươi tốt...
Ngày 29/1, đông đảo người dân và du khách đã tập trung về cánh đồng ở xã Mường Cang, huyện Than Uyên (Lai Châu) tham gia Lễ hội Lùng Tùng (Lễ hội xuống đồng) của người Thái.
Trong tiết trời se lạnh những ngày cuối năm, ngược lên các huyện miền núi xứ Thanh, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, chúng tôi mới cảm nhận rõ không khí đón Tết Nguyên đán Quý Mão đã đến trong từng nếp nhà, con ngõ.
Tối 3/9, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ đón Bằng ghi danh “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu tại buổi lễ...
Tân Uyên là huyện miền núi tỉnh Lai Châu với 10 dân tộc sinh sống; trong đó, đồng bào dân tộc Thái chiếm đa số, hơn 49%. Cùng với ẩm thực, trang phục độc đáo hay những điệu xòe xao xuyến lòng người thì nghề đan lát truyền thống của người Thái nơi đây cũng tạo nên những nét văn hóa đặc sắc riêng biệt và được lưu giữ cho đến ngày nay.
Trong Lễ hội Then Kin Pang, nghi thức Lễ cúng Then rất đặc sắc, thể hiện đời sống tâm linh của đồng bào Thái trắng ở khu vực Mường So, Khổng Lào, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu với đất trời.Theo truyền thuyết của người Thái trắng ở Lai Châu, vua trời đã phái các thần Then xuống hạ giới đầu thai thành người trần để cứu nhân độ thế. Then cũng là người đại diện cho người dân giao tiếp với các vị thần linh cầu phúc cho dân, ban cho bản Mường một năm mưa thuận gió hoà, vạn vật bình yên.
Lễ hội Then Kin Pang ở xã Khổng Lào, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu diễn ra từ ngày 8/4-10/4/2022 với rất nhiều các hoạt động phong phú, mang đậm nét văn hóa truyền thống. Đặc biệt, tại lễ hội đã tái hiện lại Lễ hội Áp Hô Chiêng (Lễ hội gội đầu) của đồng bào Thái trắng khu vực xã Mường So, Khổng Lào.
Đông đảo người dân và du khách đã đổ về dòng suối Nậm Lùm, xã Khổng Lào, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu tham gia Lễ hội té nước cầu mưa của dân tộc Thái.
Lai Châu là tỉnh vùng cao biên giới với 20 dân tộc sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc Thái chiếm khoảng 32%. Trải qua thời gian, người Thái Lai Châu hiện còn giữ được nhiều phong tục tập quán đặc sắc, độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, nổi bật phải kể đến phong tục đón Tết cổ truyền.
Nghệ thuật xòe Thái là loại hình múa truyền thống đặc sắc gắn liền với đời sống của đồng bào Thái vùng Tây Bắc nói chung, tỉnh Sơn La nói riêng. Xòe Thái ra đời đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần và là phương tiện giao tiếp, kết nối cộng đồng.
Trong khuôn khổ kỳ họp lần thứ 16 của Ủy ban liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, diễn ra từ ngày 13 đến 18/12/2021 tại Paris (Pháp), hồ sơ Nghệ thuật Xòe Thái đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại cùng với 48 hồ sơ khác.
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An và xã Na Loi, huyện Kỳ Sơn đang triển khai nhiều giải pháp bảo tồn và phát triển giống lúa tẻ thơm Na Loi, đồng thời xây dựng thương hiệu, gắn sao OCOP vào năm 2022.
Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân huyện Bắc Yên (Sơn La), đã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên tham gia xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế gia đình bằng những việc làm thiết thực, cụ thể, tạo ra nhiều phong trào thi đua sôi nổi, thu hút đông đảo hội viên hưởng ứng. Một trong số đó là chị Hà Thị Nguyễn, sinh năm 1984, dân tộc Thái ở bản Cao Đa, xã Phiêng Ban.
Với mong muốn thoát nghèo trên mảnh đất quê hương, anh Lương Ngọc Lai (người dân tộc Thái, sinh năm 1989) ở xã Luận Thành, huyện miền núi Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện thành công mô hình trang trại xanh ba sạch.
Anh Lò Văn Thơm, sinh năm 1983, dân tộc Thái, ở bản Nà Mòn, xã Mường Và, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, là Chủ tịch Hội Nông dân xã có trách nhiệm, nhiệt tình trong công việc Hội, gương mẫu đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu tại địa phương.
Nằm trong khuôn khổ Lễ hội Tuần Văn hóa - Du lịch Mường Lò năm 2020, trong 3 ngày từ 16 - 18/10, tại Trung tâm Truyền thông và Văn hóa Nghĩa Lộ của thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái), Ban tổ chức Lễ Hội thị xã Nghĩa Lộ đã tổ chức không gian trải nghiệm văn hóa Mường Lò.
Bà Nguyễn Thị Mai Hương - Giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Để tiếp tục bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc Thái trên địa bàn huyện Thường Xuân nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung, Trung tâm Văn hóa tỉnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thường Xuân mở lớp tập huấn “Phục dựng, truyền dạy cách thức khặp giao duyên, khua luống, khèn bè, sáo ôi dân tộc Thái” cho các học viên là những hạt nhân văn nghệ tiêu biểu được tuyển chọn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Từ trong dòng chảy tộc người, người Thái Tây Bắc đã sản sinh ra một loại hình văn hóa dân gian xuất sắc dân ca tình yêu tiếng lòng của người xứ mây, xứ núi.
Nằm giữa 3 ngọn núi cao là Khau Phạ, Khau Thán và Khau Song, xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn (Yên Bái) từ lâu đã nổi tiếng với loại nếp Tú Lệ có hạt to tròn, trắng trong, khi đồ lên thành xôi sẽ dẻo, rời từng hạt và có vị thơm đặc biệt.
Ngày 12/12/2019, tại Phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 14 của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra tại Bogotá, Colombia, di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, góp phần khẳng định bản sắc văn hóa phong phú của dân tộc Việt Nam.
Múa xòe có từ bao giờ không ai nhớ nổi. Chỉ biết rằng, từ rất xa xưa, người Thái vùng Tây Bắc đã truyền nhau câu hát: “Không xòe không vui/ Không xòe cây ngô không ra bắp/ Không xòe cây lúa không trổ bông/ Không xòe trai gái không thành đôi”. Vì thế, chẳng cuộc vui, ngày hội nào của người Thái có thể vắng bóng những điệu xòe, dù là ngày vui nhỏ của mỗi gia đình hay lễ lớn của cả bản làng, bởi "Anh không xòe thì hoa héo đi/ Em không xòe trời xuân qua đi...". Với người Thái vùng Tây Bắc, múa xòe như một phần cuộc sống, như cơm ăn, nước uống hằng ngày của họ. Nhân dịp đầu Xuân năm mới, TTXVN giới thiệu cùng độc giả loạt 3 bài chủ đề “Nghệ thuật múa xòe trong văn hóa Thái”