Ủy ban Di sản Thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ngày 17/9 đã công nhận quần thể gồm một số vị trí ở thành phố Erfurt, phía Đông nước Đức là Di sản Thế giới.
Các nhà khảo cổ đang khai quật Pompeii, thành phố bị chôn vùi trong một vụ phun trào núi lửa vào năm 79 sau Công nguyên, đã phát hiện một cửa hàng chuyên phục vụ các món ăn đường phố cho thực khách trong thời La Mã cổ đại.
Nằm cách thành phố Đà Nẵng gần 70 km, thuộc địa phận xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam), Khu di tích Mỹ Sơn là một quần thể kiến trúc gồm nhiều đền đài Chăm Pa. Năm 1999, nơi này đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) lựa chọn là di sản văn hóa thế giới.
Ngày 12/12/2019, tại Phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 14 của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra tại Bogotá, Colombia, di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, góp phần khẳng định bản sắc văn hóa phong phú của dân tộc Việt Nam.
Tỉnh Thừa Thiên - Huế triển khai chương trình đưa Ca Huế vào trường học nhằm khơi dậy niềm đam mê và nâng cao ý thức, trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản này. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng hướng đến xây dựng hồ sơ nghệ thuật Ca Huế trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại mà tỉnh đang thực hiện.
Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ lâu đời và nổi tiếng ở Nam Bộ Việt Nam, gắn liền với lịch sử của vương quốc Phù Nam - một bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc Việt Nam. Giá trị của văn hóa Óc Eo đã được các chuyên gia trong nước, quốc tế ghi nhận. Các cơ quan chức năng đang khẩn trương xây dựng hồ sơ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.
Di sản văn hóa luôn là nguồn tài nguyên quý báu, góp phần làm nên thương hiệu, hình ảnh của mỗi quốc gia, dân tộc. Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước, qua nhiều thời kỳ lịch sử, cùng với đó là lớp lớp di sản của các nền văn hóa được hình thành, phát triển. Đất nước ta cũng được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng nhiều cảnh quan, di sản có giá trị. Chính những di sản văn hóa, thiên nhiên đã góp phần đưa hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, thu hút đông đảo khách du lịch đến nước ta.
Ngày 16/7, Google đã vinh danh Hội An (với hình ảnh chùa Cầu trong lễ hội Đèn lồng) trên trang chủ - đây là lần đầu tiên đô thị cổ này xuất hiện trên Google Doodle, đồng thời cũng là lần đầu tiên trong lịch sử Doodle, một địa danh cụ thể của Việt Nam được chọn để vinh danh.
Theo phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc, tại phiên họp của Ủy ban Di sản thế giới ở thủ đô Baku, Azerbaijan, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) vừa qua đã quyết định công nhận 9 thư viện cổ “Seowon” của Hàn Quốc từ triều đại Joseon (thế kỉ XIV đến XIX) là di sản thế giới.
Ngày 5/7, Tổ chức Giáo dục, khoa học, văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã bỏ phiếu thông qua việc đưa thành phố Babylon của Iraq vào danh sách di sản thế giới.
Tại Hội nghị lần thứ 13 của Ủy ban liên Chính phủ bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO ở Portlouis (Cộng hòa Mauritius) ngày 28/11/2018, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận loại hình nghệ thuật múa Lakhon Khoal của Campuchia là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Để kỷ niệm sự kiện này, Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Sen đã gửi thư chúc mừng và yêu cầu người dân, các bộ, ngành trong cả nước tổ chức lễ gióng hồi trống vào lúc 10 giờ tối ngày 30/11/2018 ở bất kỳ địa điểm công cộng quan trọng và đền chùa nào.
Đài phát thanh và truyền hình Hàn Quốc ngày 29/10/2018 dẫn nguồn từ Cục Di sản văn hóa quốc gia Hàn Quốc cho biết Ủy ban di sản phi vật thể thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã khuyến nghị công nhận đấu vật truyền thống Hàn Quốc Ssireum là di sản phi văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Kho tàng văn hóa đồ sộ, độc đáo qua 4.000 năm lịch sử đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia du lịch nổi tiếng thế giới với 10 di sản văn hóa phi vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) vinh danh.