9 thư viện cổ của Hàn Quốc trở thành di sản thế giới

9 thư viện cổ của Hàn Quốc trở thành di sản thế giới
Theo phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc, tại phiên họp của Ủy ban Di sản thế giới ở thủ đô Baku, Azerbaijan, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) vừa qua đã quyết định công nhận 9 thư viện cổ “Seowon” của Hàn Quốc từ triều đại Joseon (thế kỉ XIV đến XIX) là di sản thế giới.
Seowon (Thư viện) là thư phòng lớn dành cho việc học tập và nghiên cứu Lý học Nho giáo
Seowon (Thư viện) là thư phòng lớn dành cho việc học tập và nghiên cứu Lý học Nho giáo

Seowon (Thư viện) là thư phòng lớn dành cho việc học tập và nghiên cứu Lý học Nho giáo. Các thư viện cổ này nằm rải rác ở các tỉnh Bắc và Nam Gyeongsang, thành phố Daegu, tỉnh Bắc và Nam Jeolla, tỉnh Nam Chungcheong. UNESCO đánh giá Seowon là bằng chứng về truyền thống văn hóa Tân Nho giáo (Tống nho) được phổ biến rộng rãi trong các tập tục giáo dục, xã hội của triều đại Joseon, đồng thời cho thấy quá trình khái niệm Tân Nho giáo thay đổi một cách phù hợp với điều kiện của Hàn Quốc.

Trước đó, Hàn Quốc từng lần đầu đề nghị UNESCO xét công nhận Seowon vào năm 2015 nhưng không thành công. Tính đến thời điểm này, Hàn Quốc đã sở hữu tổng cộng 14 di sản thế giới, bên cạnh các di sản như động Seokgul (Thạch Quật) và chùa Bulguk (Phật Quốc), Jongmyo (Tông miếu), cung điện Changdeok (Xương Đức).

Dự kiến Cục Di sản văn hóa quốc gia Hàn Quốc sẽ đệ trình 4 vùng đất ngập nước, trong đó có vịnh Suncheon, trở thành di sản thứ 15 tại phiên họp của Ủy ban di sản thế giới UNESCO vào năm sau.
Hữu Tuyên
(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm