Ngày 12/12/2019, tại Phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 14 của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra tại Bogotá, Colombia, di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, góp phần khẳng định bản sắc văn hóa phong phú của dân tộc Việt Nam.
Tỉnh Thừa Thiên - Huế triển khai chương trình đưa Ca Huế vào trường học nhằm khơi dậy niềm đam mê và nâng cao ý thức, trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản này. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng hướng đến xây dựng hồ sơ nghệ thuật Ca Huế trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại mà tỉnh đang thực hiện.
Tại Hội nghị lần thứ 13 của Ủy ban liên Chính phủ bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO ở Portlouis (Cộng hòa Mauritius) ngày 28/11/2018, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận loại hình nghệ thuật múa Lakhon Khoal của Campuchia là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Để kỷ niệm sự kiện này, Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Sen đã gửi thư chúc mừng và yêu cầu người dân, các bộ, ngành trong cả nước tổ chức lễ gióng hồi trống vào lúc 10 giờ tối ngày 30/11/2018 ở bất kỳ địa điểm công cộng quan trọng và đền chùa nào.